File:20dc.png: Difference between revisions

From EXPART HR
Jump to navigation Jump to search
(Created page with "<div style="text-align: center; font-size: 24px; color:#472c8f"> '''QUẢN LÝ CẢM XÚC''' </div> ==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''Tầm quan trọng của...")
 
No edit summary
Line 5: Line 5:


'''Học sinh có kỹ năng quản lý hiệu quả các cảm xúc mạnh như giận dữ, lo lắng, bất mãn và ghen tị có xu hướng: '''
'''Học sinh có kỹ năng quản lý hiệu quả các cảm xúc mạnh như giận dữ, lo lắng, bất mãn và ghen tị có xu hướng: '''
*Hòa đồng với các bạn và đưa ra các sự lựa chọn đúng đắn
*Hòa đồng với các bạn và đưa ra các sự lựa chọn đúng đắn
*Ứng phó với các cảm xúc mạnh và thể hiện chúng theo những cách có thể chấp nhận được
*Ứng phó với các cảm xúc mạnh và thể hiện chúng theo những cách có thể chấp nhận được
Line 10: Line 11:


'''Học sinh có kỹ năng quản lý cảm xúc kém hiệu quả có xu hướng:'''
'''Học sinh có kỹ năng quản lý cảm xúc kém hiệu quả có xu hướng:'''
*Nóng nảy
*Nóng nảy
*Lạm dụng chất kích thích
*Lạm dụng chất kích thích
Line 39: Line 41:


===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Dự đoán tình huống''' ===
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Dự đoán tình huống''' ===
At the beginning of the day, or before activities or situations that might provoke strong feelings, have students ANTICIPATE when they might experience strong feelings. Then have them anticipate what they might do to calm down. Before an oral reading activity, say: '''Today we are going to practice reading out loud to our partners. If you start to feel frustrated while sounding out new words, what are some steps you can take to calm down?''' Refer to the How to Calm Down Poster (Stop-use your signal. Name your feeling. Calm down: breathe, count, use positive self-talk.) '''Let's practice each of the steps before we start.'''  
Vào đầu ngày hoặc trước khi bắt đầu các hoạt động hay tình huống có thể kích thích cảm xúc mạnh, thầy/cô cho học sinh DỰ ĐOÁN khi nào các con có thể trải qua các cảm xúc mạnh. Sau đó, cho học sinh chuẩn bị trước những điều các con có thể làm để trấn tĩnh. Trước khi triển khai hoạt động Tập đọc, thầy/cô có thể nói: '''Hôm nay, chúng ta sẽ tập đọc to cho bạn mình nghe. Nếu các con bắt đầu cảm thấy khó chịu khi phát âm lớn tiếng các từ mới, các con có thể thực hiện những bước nào để giữ bình tĩnh?''' Tham khảo poster Làm Sao Để Trấn Tĩnh (How to Calm Down Poster) (Dừng lại - quan sát dấu hiệu của bản thân. Gọi tên cảm xúc. Trấn Tĩnh: hít thở, đếm số, tự đối thoại tích cực.) '''Nào, chúng ta hãy cùng luyện tập từng bước đó trước khi bắt đầu bài học nhé.'''  
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Củng cố kỹ năng''' ===
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Củng cố kỹ năng''' ===
Notice when students use the Calming-Down Steps, and REINFORCE the behaviors with specific feedback: '''I notice that you are calming down by belly breathing. What did you say to yourself when you noticed you were having strong feelings?'''  
Thầy/cô cần để ý xem khi nào học sinh áp dụng Các Bước Trấn Tĩnh, và CỦNG CỐ những hành động đó bằng cách đưa ra phản hồi cụ thể, ví dụ như: '''Thầy/cô nhận thấy con đang cố trấn tĩnh bằng phương pháp thở bụng. Con đã tự nói gì với bản thân khi phát hiện ra mình đang có cảm xúc mạnh?'''


Model out loud for students how you use the Calming-Down Steps when you're experiencing strong feelings: '''I'm feeling frustrated that not everyone is listening to me with attention. I'm going to count to 10 so I can calm down.'''  
Thầy/cô làm mẫu cụ thể để học sinh biết cách áp dụng Các Bước Trấn Tĩnh khi có cảm xúc mạnh: '''Thầy/cô đang cảm thấy không vui vì không ai trong số các con chú ý lắng nghe cả. Bây giờ thầy/cô sẽ đếm tới 10 để có thể trấn tĩnh lại.'''


Remind students to use the Calming-Down Steps. When you notice students having trouble managing their strong feelings, read and practice each step of the How to Calm Down Poster out loud with them: '''Ryan, I notice that you are feeling frustrated trying to read that sentence. Let's take a break and look at the How to Calm Down Poster. We can read and practice the Calming-Down Steps together.'''  
Thầy/cô cần nhắc nhở học sinh áp dụng Các Bước Trấn Tĩnh. Khi để ý thấy học sinh đang gặp rắc rối trong việc quản lý cảm xúc mạnh, thầy/cô hãy cùng các con đọc lớn và luyện tập từng bước trong poster Làm Sao Để Trấn Tĩnh: '''Sơn à, thầy/cô để ý thấy rằng con đang cảm  thấy khó chịu khi phải cố gắng đọc trôi chảy câu đó. Thầy/cô trò mình cùng nghỉ một chút và nhìn vào poster Làm Sao Để Trấn Tĩnh nhé. Thầy/cô trò mình sẽ cùng nhau đọc to và luyện tập Các Bước Trấn Tĩnh.'''


===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Suy ngẫm''' ===
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Suy ngẫm''' ===
Have students REFLECT on when they used the Calming-Down Steps they learned in this unit and how the steps helped them complete the activity: '''Before this activity, we talked about the Calming-Down Steps you could use to calm down if you felt frustrated. Which steps did you use?''' Read each step of the How to Calm Down Poster out loud, and after each step, ask students for a thumbs up for yes if they used that step during the activity. '''How did calming down help you complete this activity?'''   
Thầy/cô yêu cầu học sinh SUY NGẪM về thời điểm các con áp dụng Các Bước Trấn Tĩnh đã được học trong chương này và xem xem những bước đó đã giúp các con hoàn thành hoạt động như thế nào: '''Trước khi bắt đầu hoạt động, chúng ta đã trao đổi với nhau về Các Bước Trấn Tĩnh mà các con có thể áp dụng để lấy lại bình tĩnh khi bản thân cảm thấy khó chịu. Vậy các con đã áp dụng những bước nào?''' Đọc thật to từng bước trong poster Làm Sao Để Trấn Tĩnh, và sau mỗi bước, thầy/cô hãy yêu cầu học sinh giơ ngón tay cái lên nếu các con có áp dụng bước đó trong hoạt động. '''Vậy việc giữ bình tĩnh đã giúp các con hoàn thành hoạt động này như thế nào?'''   


==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''Hoạt động tích hợp với các môn học khác''' ==
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''Hoạt động tích hợp với các môn học khác''' ==
Line 55: Line 57:
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 100%" |
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 100%" |
<div style="font-size: 14px; color:#472c8f  ">'''Dự đoán tình huống và tóm tắt''' </div>
<div style="font-size: 14px; color:#472c8f  ">'''Dự đoán tình huống và tóm tắt''' </div>
<div style="font-size: 14px;"> Thầy/cô hãy lựa chọn cuốn sách mà ít nhất có một nhân vật trong đó trải qua cảm xúc mạnh và cần phải trấn tĩnh. Ví dụ như cuốn “Where the Wild Things Are” của Maurice Sendak, “When Sophie Gets Angry-Really, Really Angry” của tác giả Molly Bang hoặc cuốn sách “Lilly’s Purple Plastic Purse” của tác giả Kevin Henkes. Học sinh sẽ được nhìn và nghe thầy/cô đọc bìa trước và sau của cuốn sách. Sau đó thầy/cô đọc một đến hai đoạn đầu tiên và yêu cầu học sinh dự đoán diễn biến tiếp theo. Tiếp tục đọc cho đến khi một hoặc vài nhân vật xuất hiện cảm xúc mạnh. Dừng lại và hỏi học sinh: '''Các con thử dự đoán xem nhân vật đó sẽ làm gì với cảm xúc này? Các con đã bao giờ trải qua những cảm xúc tương tự như vậy chưa? Nếu có, các con sẽ làm gì?''' Sau khi đọc xong cuốn sách, thầy/cô yêu cầu học sinh tóm tắt lại những diễn biến chính. Thầy/cô sẽ đặt ra các câu hỏi, ví dụ như: '''(Các) Nhân vật trong câu chuyện có áp dụng bước nào trong số Các Bước Trấn Tĩnh mà chúng ta đã được học không? Nếu có thì đó là bước nào? ''''
<div style="font-size: 14px;"> Thầy/cô hãy lựa chọn cuốn sách mà ít nhất có một nhân vật trong đó trải qua cảm xúc mạnh và cần phải trấn tĩnh. Ví dụ như cuốn “Where the Wild Things Are” của Maurice Sendak, “When Sophie Gets Angry-Really, Really Angry” của tác giả Molly Bang hoặc cuốn sách “Lilly’s Purple Plastic Purse” của tác giả Kevin Henkes. Học sinh sẽ được nhìn và nghe thầy/cô đọc bìa trước và sau của cuốn sách. Sau đó thầy/cô đọc một đến hai đoạn đầu tiên và yêu cầu học sinh dự đoán diễn biến tiếp theo. Tiếp tục đọc cho đến khi một hoặc vài nhân vật xuất hiện cảm xúc mạnh. Dừng lại và hỏi học sinh: '''Các con thử dự đoán xem nhân vật đó sẽ làm gì với cảm xúc này? Các con đã bao giờ trải qua những cảm xúc tương tự như vậy chưa? Nếu có, các con sẽ làm gì?''' Sau khi đọc xong cuốn sách, thầy/cô yêu cầu học sinh tóm tắt lại những diễn biến chính. Thầy/cô sẽ đặt ra các câu hỏi, ví dụ như: '''(Các) Nhân vật trong câu chuyện có áp dụng bước nào trong số Các Bước Trấn Tĩnh mà chúng ta đã được học không? Nếu có thì đó là bước nào? '<nowiki/>'''
|}</div></div>
|}</div></div>


Line 65: Line 67:
<div style="font-size: 14px;"> Thầy/cô cho học sinh so sánh các đặc tính của sinh vật và vật vô tri vô giác, bao gồm khả năng có cảm xúc mạnh. Lựa chọn một vài sinh vật và các vật vô tri vô giác khác nhau để học sinh có thể so sánh như: con người, chú chó, cái cây, hòn đá, viên phấn hay cái ghế. Thầy/cô có thể tổ chức hoạt động này theo nhóm nhỏ hoặc cho cả lớp cùng tham gia. Nhắc nhở học sinh cần phải tập trung tới từng đối tượng khi các con quan sát hoặc suy nghĩ về các đặc tính của đối tượng. Các con có thể viết tên của từng đối tượng lên giấy và để chừa chỗ trống để có thể liệt kê các đặc tính của chúng, hoặc thầy/cô cũng có thể giúp học sinh viết tên và các đặc tính của đối tượng đó lên bảng. Gợi mở cho học sinh bằng những câu hỏi kiểu như: '''Nó có thể hít thở không? Có thể di chuyển không? Nó có cứng không? Nó màu gì? Nó có biết tức giận không? Có biết buồn không? Làm sao mà con biết? Con người thường làm gì để trấn tĩnh bản thân? Con thường làm gì để trấn tĩnh bản thân? '''
<div style="font-size: 14px;"> Thầy/cô cho học sinh so sánh các đặc tính của sinh vật và vật vô tri vô giác, bao gồm khả năng có cảm xúc mạnh. Lựa chọn một vài sinh vật và các vật vô tri vô giác khác nhau để học sinh có thể so sánh như: con người, chú chó, cái cây, hòn đá, viên phấn hay cái ghế. Thầy/cô có thể tổ chức hoạt động này theo nhóm nhỏ hoặc cho cả lớp cùng tham gia. Nhắc nhở học sinh cần phải tập trung tới từng đối tượng khi các con quan sát hoặc suy nghĩ về các đặc tính của đối tượng. Các con có thể viết tên của từng đối tượng lên giấy và để chừa chỗ trống để có thể liệt kê các đặc tính của chúng, hoặc thầy/cô cũng có thể giúp học sinh viết tên và các đặc tính của đối tượng đó lên bảng. Gợi mở cho học sinh bằng những câu hỏi kiểu như: '''Nó có thể hít thở không? Có thể di chuyển không? Nó có cứng không? Nó màu gì? Nó có biết tức giận không? Có biết buồn không? Làm sao mà con biết? Con người thường làm gì để trấn tĩnh bản thân? Con thường làm gì để trấn tĩnh bản thân? '''
Tham khảo poster Làm Sao Để Trấn Tĩnh.  
Tham khảo poster Làm Sao Để Trấn Tĩnh.  
|}</div></div>
|}</div></div>



Revision as of 02:49, 16 August 2021

QUẢN LÝ CẢM XÚC

Tầm quan trọng của chương học

Hướng dẫn học sinh cách nhận diện cảm xúc mạnh và vận dụng Các Bước Trấn Tĩnh để kiểm soát tốt bản thân là những cách thức hữu hiệu để tăng khả năng đối phó và giảm bớt sự nóng nảy cũng như các hành vi tiêu cực khác. Trong chương này, học sinh sẽ được trang bị những biện pháp giúp chủ động ngăn chặn cảm xúc mạnh trở thành hành vi tiêu cực. Khi cảm xúc mạnh leo thang, các phản ứng sinh lý mạnh mẽ của cơ thể sẽ làm giảm khả năng suy luận của học sinh, khiến các con khó có thể bình tĩnh giải quyết các vấn đề liên quan đến tương tác cũng như các vấn đề khác. Khả năng giữ bình tĩnh, không cho cảm xúc mạnh leo thang và làm sai lệch hành vi giúp học sinh có thể áp dụng nhiều kỹ năng khác được giảng dạy trong chương trình, chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng mạnh dạn, thương lượng - thỏa hiệp và giải quyết vấn đề.

Học sinh có kỹ năng quản lý hiệu quả các cảm xúc mạnh như giận dữ, lo lắng, bất mãn và ghen tị có xu hướng:

  • Hòa đồng với các bạn và đưa ra các sự lựa chọn đúng đắn
  • Ứng phó với các cảm xúc mạnh và thể hiện chúng theo những cách có thể chấp nhận được
  • Thành công trong học tập

Học sinh có kỹ năng quản lý cảm xúc kém hiệu quả có xu hướng:

  • Nóng nảy
  • Lạm dụng chất kích thích
  • Giảm năng lực cảm xúc - xã hội
  • Gặp khó khăn trong việc ứng xử theo chuẩn mực xã hội
  • Hành động theo cảm tính

Tổng quan bài học

Bài 22: Nhận diện cảm xúc bản thân

Trong bài học này, học sinh sẽ được học cách nhận diện cảm xúc của bản thân bằng việc chú ý tới những dấu hiệu trên cơ thể. Bài học nhấn mạnh rằng mỗi người đôi lúc sẽ có những cảm xúc mạnh, đồng thời đề cập tới cảm xúc thất vọng.

Bài 23: Cảm xúc mạnh

Bài học này giới thiệu tới học sinh rằng cảm xúc có các mức độ khác nhau. Học sinh biết được rằng các cảm xúc mạnh cần được quản lý. Bài học giới thiệu 2 bước đầu tiên trong Các Bước Trấn Tĩnh, đó là Nói “Dừng lại” và Gọi tên cảm xúc - những bước đầu giúp học sinh lấy lại bình tĩnh. Bài học cũng đề cập tới cảm xúc bất mãn.

Bài 24: Kiềm chế sự giận dữ

Bài học này dạy học sinh cách kiềm chế cảm xúc mạnh bằng việc thực hành kỹ thuật thở bụng (thở bằng cơ hoành). Bài học tập trung vào cảm xúc giận dữ.

Bài 25: Tự đối thoại để giữ bình tĩnh

Bài học này dạy học sinh cách luyện tập và áp dụng phương pháp tự đối thoại tích cực như một công cụ để giữ bình tĩnh. Bài học đề cập tới cảm xúc ghen tị.

Bài 26: Quản lý sự lo lắng

Bài học này giới thiệu phương pháp đếm số để giữ bình tĩnh. Trong bài học này, học sinh áp dụng Các Bước Trấn Tĩnh để kiểm soát cảm xúc lo lắng.


Vận dụng kỹ năng hàng ngày

Để có được hiệu quả lâu dài, các kỹ năng và khái niệm được giới thiệu trong chương trình cần được áp dụng vào hoạt động thường ngày. Việc lặp đi lặp lại các kỹ năng, khái niệm này giúp học sinh có thể vận dụng chúng một cách tự động khi cần thiết. Để đưa những kỹ năng, khái niệm đã học trong môn CLISE vào cuộc sống, cần áp dụng quy trình 3 bước: 1) Dự đoán tình huống. 2) Củng cố kỹ năng. 3) Suy ngẫm.

Dự đoán tình huống

Vào đầu ngày hoặc trước khi bắt đầu các hoạt động hay tình huống có thể kích thích cảm xúc mạnh, thầy/cô cho học sinh DỰ ĐOÁN khi nào các con có thể trải qua các cảm xúc mạnh. Sau đó, cho học sinh chuẩn bị trước những điều các con có thể làm để trấn tĩnh. Trước khi triển khai hoạt động Tập đọc, thầy/cô có thể nói: Hôm nay, chúng ta sẽ tập đọc to cho bạn mình nghe. Nếu các con bắt đầu cảm thấy khó chịu khi phát âm lớn tiếng các từ mới, các con có thể thực hiện những bước nào để giữ bình tĩnh? Tham khảo poster Làm Sao Để Trấn Tĩnh (How to Calm Down Poster) (Dừng lại - quan sát dấu hiệu của bản thân. Gọi tên cảm xúc. Trấn Tĩnh: hít thở, đếm số, tự đối thoại tích cực.) Nào, chúng ta hãy cùng luyện tập từng bước đó trước khi bắt đầu bài học nhé.

Củng cố kỹ năng

Thầy/cô cần để ý xem khi nào học sinh áp dụng Các Bước Trấn Tĩnh, và CỦNG CỐ những hành động đó bằng cách đưa ra phản hồi cụ thể, ví dụ như: Thầy/cô nhận thấy con đang cố trấn tĩnh bằng phương pháp thở bụng. Con đã tự nói gì với bản thân khi phát hiện ra mình đang có cảm xúc mạnh?

Thầy/cô làm mẫu cụ thể để học sinh biết cách áp dụng Các Bước Trấn Tĩnh khi có cảm xúc mạnh: Thầy/cô đang cảm thấy không vui vì không ai trong số các con chú ý lắng nghe cả. Bây giờ thầy/cô sẽ đếm tới 10 để có thể trấn tĩnh lại.

Thầy/cô cần nhắc nhở học sinh áp dụng Các Bước Trấn Tĩnh. Khi để ý thấy học sinh đang gặp rắc rối trong việc quản lý cảm xúc mạnh, thầy/cô hãy cùng các con đọc lớn và luyện tập từng bước trong poster Làm Sao Để Trấn Tĩnh: Sơn à, thầy/cô để ý thấy rằng con đang cảm  thấy khó chịu khi phải cố gắng đọc trôi chảy câu đó. Thầy/cô trò mình cùng nghỉ một chút và nhìn vào poster Làm Sao Để Trấn Tĩnh nhé. Thầy/cô trò mình sẽ cùng nhau đọc to và luyện tập Các Bước Trấn Tĩnh.

Suy ngẫm

Thầy/cô yêu cầu học sinh SUY NGẪM về thời điểm các con áp dụng Các Bước Trấn Tĩnh đã được học trong chương này và xem xem những bước đó đã giúp các con hoàn thành hoạt động như thế nào: Trước khi bắt đầu hoạt động, chúng ta đã trao đổi với nhau về Các Bước Trấn Tĩnh mà các con có thể áp dụng để lấy lại bình tĩnh khi bản thân cảm thấy khó chịu. Vậy các con đã áp dụng những bước nào? Đọc thật to từng bước trong poster Làm Sao Để Trấn Tĩnh, và sau mỗi bước, thầy/cô hãy yêu cầu học sinh giơ ngón tay cái lên nếu các con có áp dụng bước đó trong hoạt động. Vậy việc giữ bình tĩnh đã giúp các con hoàn thành hoạt động này như thế nào?

Hoạt động tích hợp với các môn học khác

Agenda.png Ngôn ngữ
Dự đoán tình huống và tóm tắt
Thầy/cô hãy lựa chọn cuốn sách mà ít nhất có một nhân vật trong đó trải qua cảm xúc mạnh và cần phải trấn tĩnh. Ví dụ như cuốn “Where the Wild Things Are” của Maurice Sendak, “When Sophie Gets Angry-Really, Really Angry” của tác giả Molly Bang hoặc cuốn sách “Lilly’s Purple Plastic Purse” của tác giả Kevin Henkes. Học sinh sẽ được nhìn và nghe thầy/cô đọc bìa trước và sau của cuốn sách. Sau đó thầy/cô đọc một đến hai đoạn đầu tiên và yêu cầu học sinh dự đoán diễn biến tiếp theo. Tiếp tục đọc cho đến khi một hoặc vài nhân vật xuất hiện cảm xúc mạnh. Dừng lại và hỏi học sinh: Các con thử dự đoán xem nhân vật đó sẽ làm gì với cảm xúc này? Các con đã bao giờ trải qua những cảm xúc tương tự như vậy chưa? Nếu có, các con sẽ làm gì? Sau khi đọc xong cuốn sách, thầy/cô yêu cầu học sinh tóm tắt lại những diễn biến chính. Thầy/cô sẽ đặt ra các câu hỏi, ví dụ như: (Các) Nhân vật trong câu chuyện có áp dụng bước nào trong số Các Bước Trấn Tĩnh mà chúng ta đã được học không? Nếu có thì đó là bước nào? '
Micro1.png Khoa Học
Các đặc tính của Sinh vật và Vật vô tri vô giác
Thầy/cô cho học sinh so sánh các đặc tính của sinh vật và vật vô tri vô giác, bao gồm khả năng có cảm xúc mạnh. Lựa chọn một vài sinh vật và các vật vô tri vô giác khác nhau để học sinh có thể so sánh như: con người, chú chó, cái cây, hòn đá, viên phấn hay cái ghế. Thầy/cô có thể tổ chức hoạt động này theo nhóm nhỏ hoặc cho cả lớp cùng tham gia. Nhắc nhở học sinh cần phải tập trung tới từng đối tượng khi các con quan sát hoặc suy nghĩ về các đặc tính của đối tượng. Các con có thể viết tên của từng đối tượng lên giấy và để chừa chỗ trống để có thể liệt kê các đặc tính của chúng, hoặc thầy/cô cũng có thể giúp học sinh viết tên và các đặc tính của đối tượng đó lên bảng. Gợi mở cho học sinh bằng những câu hỏi kiểu như: Nó có thể hít thở không? Có thể di chuyển không? Nó có cứng không? Nó màu gì? Nó có biết tức giận không? Có biết buồn không? Làm sao mà con biết? Con người thường làm gì để trấn tĩnh bản thân? Con thường làm gì để trấn tĩnh bản thân?

Tham khảo poster Làm Sao Để Trấn Tĩnh.

Plane.png Khoa học xã hội
Tự đối thoại để giúp đỡ tập thể
Thầy/cô hãy hỏi học sinh: Tập thể là gì?, sau đó đưa ra các ví dụ như: một đất nước, một thành phố, trường của chúng ta hay chính lớp học này. Trao đổi với học sinh rằng các thành viên trong một tập thể, như các con trong lớp, cùng nhau chia sẻ không gian chung, nhu cầu chung và có những mục tiêu chung. Các thành viên trong một tập thể cần hợp tác dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau. Sau đó thầy/cô hỏi học sinh: Điều gì sẽ xảy ra nếu như có cá nhân trong tập thể lớp bỗng nhiên cảm thấy giận dữ, bất mãn, buồn bã hoặc có những cảm xúc mạnh khác? Và khi đó tập thể lớp sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? (Điều đó gây mất tập trung. Thật khó để học tập. Chúng ta không thể hợp tác với nhau.) Vậy thì các con - các thành viên trong tập thể lớp mình có thể làm gì để trấn tĩnh khi trải qua những cảm xúc như vậy? Thầy/cô có thể tham khảo poster Làm Sao Để Trấn Tĩnh, sau đó cho học sinh hoạt động theo nhóm nhỏ hoặc yêu cầu cả lớp cùng suy nghĩ và đưa ra những từ hay cụm từ tự đối thoại tích cực mà mọi thành viên trong lớp đều có thể áp dụng để trấn tĩnh bản thân. Cuối cùng, các nhóm sẽ tạo ra các poster từ chính những từ hoặc cụm từ tự đối thoại này và trưng bày chúng xung quanh lớp như những lời nhắc nhở.
Easel1.png Mỹ Thuật
Âm nhạc làm dịu cảm xúc
Thầy/cô giúp học sinh tìm những bản nhạc có thể giúp các con bình tĩnh hơn. Hãy lựa chọn những bản nhạc thuộc nhiều thể loại, có tiết tấu nhanh chậm khác nhau, ví dụ như nhạc cổ điển, nhạc dân gian, nhạc rock, nhạc quốc tế và cả những bài hát từ chính các tiết học môn CLISE. Thầy/cô cho học sinh nghe từng thể loại nhạc, mỗi loại một chút. Sau mỗi thể loại, thầy/cô hãy hỏi học sinh: Loại nhạc này khiến con cảm thấy như thế nào? Các con thấy bình tĩnh hay kích động khi nghe những bản nhạc ồn ào? Các con cảm thấy bình tĩnh hãy kích động khi nghe những bản nhạc nhẹ? Lời bài hát có giúp các con lấy lại bình tĩnh không? Hoặc nhạc không lời có giúp các con trấn tĩnh không? Mỗi em sẽ có những câu trả lời khác nhau.
Compass.png Toán học
Trò chơi Sợi Mì trong môn Toán
Rất nhiều học sinh cảm thấy lo lắng khi làm bài kiểm tra môn Toán hoặc giải các bài tập Toán nói chung. Trước khi yêu cầu học sinh giải toán, thầy/cô hãy cho các con chơi Trò chơi Sợi mì để các con cảm thấy thư giãn và có thể tập trung tốt hơn. Đầu tiên, học sinh sẽ thực hiện căng cơ giống như những sợi mì chưa nấu. Sau đó, thầy/cô yêu cầu các con thử tưởng tượng bản thân mình như sợi mì đang được nấu lên và trở nên mềm hơn, mềm đến mức các con không thể ngồi thẳng được nữa. Tiếp theo, cho học sinh thở bụng ba lần để thư giãn rồi yêu cầu các con quay trở lại ngồi với tư thế thoải mái và bắt đầu giải toán. Nếu như thầy/cô nhận thấy học sinh cảm thấy khó chịu hay căng thẳng khi đang làm bài, hãy khuyến khích các con dừng lại hoặc tạm nghỉ. Giúp học sinh gọi tên cảm xúc mà các con đang trải qua, sau đó yêu cầu các con thực hành kỹ thuật thở bụng cho đến khi các con lấy lại được bình tĩnh và tiếp tục với bài tập được giao.


File history

Click on a date/time to view the file as it appeared at that time.

Date/TimeThumbnailDimensionsUserComment
current12:59, 5 December 2022Thumbnail for version as of 12:59, 5 December 20221,872 × 400 (112 KB)Admin (talk | contribs)

There are no pages that use this file.

Metadata