Phần mềm hỗ trợ Nhân sự/ Employment: Difference between revisions

From EXPART HR
Jump to navigation Jump to search
No edit summary
No edit summary
Line 53: Line 53:
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f">'''Học thuyết thay đổi RULER'''==
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f">'''Học thuyết thay đổi RULER'''==
Việc đánh giá học sinh trong chương trình CLISE dựa trên học thuyết thay đổi RULER. Cụ thể, các hình thức đánh giá học sinh sẽ phản ánh '''kết quả ngắn hạn''' (kĩ năng và phẩm chất) và '''kết quả dài hạn''' (kết quả học tập, chất lượng các mối quan hệ, sự thành công) của học sinh. Trong phạm vi triển khai chương trình CLISE trong năm học 2021-2022, các bài đánh giá chỉ dừng lại ở mức phản ánh kết quả ngắn hạn của học sinh.  
Việc đánh giá học sinh trong chương trình CLISE dựa trên học thuyết thay đổi RULER. Cụ thể, các hình thức đánh giá học sinh sẽ phản ánh '''kết quả ngắn hạn''' (kĩ năng và phẩm chất) và '''kết quả dài hạn''' (kết quả học tập, chất lượng các mối quan hệ, sự thành công) của học sinh. Trong phạm vi triển khai chương trình CLISE trong năm học 2021-2022, các bài đánh giá chỉ dừng lại ở mức phản ánh kết quả ngắn hạn của học sinh.  
[[File:Screen Shot 2021-08-13 at 4.03.16 PM.png|center|thumb|600x600px|''Biểu đồ 4. Học thuyết thay đổi RULER.'']]  
[[File:Screen Shot 2021-08-13 at 4.03.16 PM.png|center|thumb|600x600px|''Biểu đồ Học thuyết thay đổi RULER.'']]  


<br />
<br />

Revision as of 08:48, 13 September 2021

29.png

Những điều cần lưu ý trong đánh giá học sinh

  • Chương trình CLISE không khuyến khích việc sử dụng phương pháp đánh giá chú trọng vào phát hiện khuyết điểm của học sinh (như các vấn đề về hành vi hay cảm xúc). Thay vào đó, các phương pháp đánh giá cần tập trung vào điểm mạnh và giá trị tốt đẹp của học sinh để phát triển chúng một cách phù hợp và ngăn ngừa các tác nhân làm chậm hay gián đoạn sự phát triển những điểm mạnh và giá trị này. Đối với các vấn đề về hành vi và cảm xúc cần sự hỗ trợ đặc biệt để can thiệp, giáo viên cần sử dụng các phương pháp đánh giá đặc thù khác.
  • Nội dung của bài đánh giá luôn phải đảm bảo tính trung lập về văn hóa, tôn giáo, và hoàn cảnh xã hội. Nếu bài đánh giá có nội dung chịu nhiều sự chi phối hay phụ thuộc vào những giá trị riêng của một nền văn hóa nào đó thì kết quả của bài đánh giá không phản ánh được điểm mạnh và quan điểm của học sinh từ nhiều vùng miền, văn hóa, tôn giáo và hoàn cảnh xã hội khác nhau.
  • Đặc thù của việc phát triển kĩ năng và phẩm chất phụ thuộc rất nhiều vào lứa tuổi và giai đoạn giáo dục. Vì thế, hình thức đánh giá cũng cần phải phù hợp với quá trình phát triển theo thời gian của học sinh.

Ví dụ: độ tuổi và mức độ phát triển của trẻ có thể ảnh hưởng đến tính chính xác và đáng tin cậy của một bản tự báo cáo để đánh giá năng lực của chúng. Khả năng tự đánh giá bản thân của học sinh tiểu học thường sẽ không cao bằng học sinh trung học. Do vậy, nhiều hình thức đánh giá học sinh tiểu học phụ thuộc vào sự quan sát của giáo viên.

  • Mối liên hệ giữa hình thức đánh giá và sự phát triển theo lứa tuổi của học sinh còn thể hiện thông qua loại năng lực đặc thù của mỗi giai đoạn giáo dục.

Ví dụ: Năng lực “tư duy phát triển” thường xuất hiện rõ ở độ tuổi vị thành niên. Do tư duy là những quy trình và đặc điểm nội tại bên trong của mỗi cá nhân, không có biểu hiện rõ ràng về mặt hành vi, nên sự đo lường sẽ thường thông qua các bản tự báo cáo.

  • Mối liên hệ giữa hình thức đánh giá và sự phát triển năng lực của học sinh qua từng giai đoạn giáo dục được cụ thể hóa như sau:
Cấp lớp Sự phát triển về năng lực Hình thức đánh giá
Lớp 1-5
  • Phát triển khả năng tự suy ngẫm và tự điều chỉnh, bao gồm khả năng quản lý
  • cảm xúc
  • Bắt đầu xuất hiện khả năng suy ngẫm về quá trình tư duy của bản thân (metacognition)
  • Có cảm xúc thấu cảm và khả năng tiếp nhận ý kiến của người khác, là cơ sở cho kĩ năng liên thân và các mối quan hệ xã hội
  • Chủ yếu thông qua đánh giá và quan sát của giáo viên đối với học sinh từ lớp 1-lớp 3, học sinh lớp 4-lớp 5 bắt đầu có khả năng tự báo cáo khá chính xác
Lớp 6-8
  • Tiếp tục phát triển về khả năng tự điều chỉnh, kiến thức và kĩ năng liên thân, siêu nhận thức (metacognition)
  • Xuất hiện nhận thức về bản sắc nhóm thông qua phát triển các mối quan hệ bạn bè mạnh mẽ hơn
  • Bắt đầu xuất hiện nhiều loại tư duy khác nhau (như tuy duy phát triển)
  • Tự báo cáo thường được sử dụng
  • Phỏng vấn để đánh giá các thông tin chuyên sâu, phản ánh quá trình suy nghĩ ngày càng phát triển của học sinh
  • Hình thức đánh giá khả năng áp dụng các năng lực trong những hoàn cảnh cụ thể như quan sát hoặc rubrics đánh giá dự án nhóm
Lớp 9-10
  • Tiếp tục phát triển tư duy và hiểu biết về bản thân
  • Xuất hiện nhận thức về các giá trị, được biểu hiện thành các kĩ năng như kĩ năng đưa ra quyết định có trách nhiệm
  • Tự báo cáo thường được sử dụng
  • Phỏng vấn để đánh giá độ rộng và độ sâu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, và tư duy của học sinh
  • Hình thức đánh giá khả năng áp dụng các năng lực cụ thể bên ngoài nhà trường

Học thuyết thay đổi RULER

Việc đánh giá học sinh trong chương trình CLISE dựa trên học thuyết thay đổi RULER. Cụ thể, các hình thức đánh giá học sinh sẽ phản ánh kết quả ngắn hạn (kĩ năng và phẩm chất) và kết quả dài hạn (kết quả học tập, chất lượng các mối quan hệ, sự thành công) của học sinh. Trong phạm vi triển khai chương trình CLISE trong năm học 2021-2022, các bài đánh giá chỉ dừng lại ở mức phản ánh kết quả ngắn hạn của học sinh.

Biểu đồ Học thuyết thay đổi RULER.