File:Ch3.png: Difference between revisions

From EXPART HR
Jump to navigation Jump to search
No edit summary
No edit summary
Line 3: Line 3:
Bảng thống kê dưới đây sẽ liệt kê các kỹ năng mà học sinh được kỳ vọng sẽ thành thạo sau mỗi khối lớp:
Bảng thống kê dưới đây sẽ liệt kê các kỹ năng mà học sinh được kỳ vọng sẽ thành thạo sau mỗi khối lớp:


== Lớp 1 ==
==<div style="color:#472c8f"> Lớp 1 ==


*Xác định các hành động và từ ngữ thể hiện sự an toàn và tôn trọng, từ đó giúp học sinh thực hiện đúng các quy định lớp học
*Xác định các hành động và từ ngữ thể hiện sự an toàn và tôn trọng, từ đó giúp học sinh thực hiện đúng các quy định lớp học
Line 73: Line 73:
*Xác định người lớn mà học sinh có thể xin giúp đỡ nếu sự xúc phạm không dừng lại
*Xác định người lớn mà học sinh có thể xin giúp đỡ nếu sự xúc phạm không dừng lại


== Lớp 2 ==
==<div style="color:#472c8f"> Lớp 2 ==


*Xác định các hành động và từ ngữ thể hiện sự an toàn và tôn trọng, từ đó giúp học sinh thực hiện đúng các quy định lớp học
*Xác định các hành động và từ ngữ thể hiện sự an toàn và tôn trọng, từ đó giúp học sinh thực hiện đúng các quy định lớp học
Line 142: Line 142:
*Áp dụng các bước của quy trình giải quyết vấn đề liên quan đến xung đột ở sân chơi xuất hiện trong các trò chơi
*Áp dụng các bước của quy trình giải quyết vấn đề liên quan đến xung đột ở sân chơi xuất hiện trong các trò chơi


== Lớp 3 ==
==<div style="color:#472c8f"> Lớp 3 ==


*Xác định các hành động và từ ngữ thể hiện sự an toàn và tôn trọng, từ đó giúp học sinh thực hiện đúng các quy định lớp học
*Xác định các hành động và từ ngữ thể hiện sự an toàn và tôn trọng, từ đó giúp học sinh thực hiện đúng các quy định lớp học
Line 214: Line 214:
*Áp dụng các bước của quy trình giải quyết vấn đề với vấn đề bị gây áp lực tiêu cực từ bạn bè, trong tình huống cụ thể
*Áp dụng các bước của quy trình giải quyết vấn đề với vấn đề bị gây áp lực tiêu cực từ bạn bè, trong tình huống cụ thể


== Lớp 4 ==
==<div style="color:#472c8f"> Lớp 4 ==


*Xác định các hành động và từ ngữ thể hiện sự tôn trọng và trách nhiệm
*Xác định các hành động và từ ngữ thể hiện sự tôn trọng và trách nhiệm
Line 285: Line 285:
*Thể hiện việc sử dụng các bước của quy trình giải quyết vấn đề để tìm ra cách chống lại áp lực từ bạn bè
*Thể hiện việc sử dụng các bước của quy trình giải quyết vấn đề để tìm ra cách chống lại áp lực từ bạn bè


== Lớp 5 ==
==<div style="color:#472c8f"> Lớp 5 ==


*Xác định các hành động và từ ngữ thể hiện sự tôn trọng và trách nhiệm
*Xác định các hành động và từ ngữ thể hiện sự tôn trọng và trách nhiệm
Line 356: Line 356:
*Thể hiện việc sử dụng các bước của quy trình giải quyết vấn đề để chống lại các áp lực từ bạn bè
*Thể hiện việc sử dụng các bước của quy trình giải quyết vấn đề để chống lại các áp lực từ bạn bè


== Lớp 6 ==
==<div style="color:#472c8f"> Lớp 6 ==


*Miêu tả điều xảy ra với não bộ khi học sinh thử nghiệm những điều mới mẻ
*Miêu tả điều xảy ra với não bộ khi học sinh thử nghiệm những điều mới mẻ
Line 413: Line 413:
*Xác định các điểm giống và khác nhau giữa tình bạn và tình yêu
*Xác định các điểm giống và khác nhau giữa tình bạn và tình yêu


== Lớp 7 ==
==<div style="color:#472c8f"> Lớp 7 ==


*Giải thích não bộ phát triển đường kết nối mới cho thần kinh như thế nào
*Giải thích não bộ phát triển đường kết nối mới cho thần kinh như thế nào
Line 471: Line 471:
*Giải thích cách sử dụng hiệu quả hình thức giao tiếp quyết đoán trong các mối quan hệ tình cảm
*Giải thích cách sử dụng hiệu quả hình thức giao tiếp quyết đoán trong các mối quan hệ tình cảm


== Lớp 8 ==
==<div style="color:#472c8f"> Lớp 8 ==


*Gọi tên các khía cạnh độc đáo và quan trọng trong bản sắc cá nhân
*Gọi tên các khía cạnh độc đáo và quan trọng trong bản sắc cá nhân
Line 521: Line 521:
*Miêu tả cách bao cao su dành cho nữ được sử dụng
*Miêu tả cách bao cao su dành cho nữ được sử dụng


== Lớp 9 ==
==<div style="color:#472c8f"> Lớp 9 ==


*Nhận ra rằng chúng ta có thể kiểm soát cách nhìn nhận về các sự kiện trong cuộc sống
*Nhận ra rằng chúng ta có thể kiểm soát cách nhìn nhận về các sự kiện trong cuộc sống
Line 608: Line 608:
*Miêu tả các bước sử dụng bao cao su đúng cách
*Miêu tả các bước sử dụng bao cao su đúng cách


== Lớp 10 ==
==<div style="color:#472c8f"> Lớp 10 ==


*Giải thích các giác quan đóng vai trò là yếu tố phòng vệ trong việc xây dựng sức khỏe tinh thần như thế nào
*Giải thích các giác quan đóng vai trò là yếu tố phòng vệ trong việc xây dựng sức khỏe tinh thần như thế nào

Revision as of 10:16, 15 September 2021

Back to School Email Header (2).png

Chương trình CLISE được triển khai theo hướng dạy học theo chuẩn đầu ra, nghĩa là các hoạt động học tập và đánh giá đều bám sát vào chuẩn đầu ra của từng khối lớp. Hiện tại, dự án Curriculum Mapping đang được thực hiện để hệ thống hóa các chuẩn đầu ra của môn học vào các chương, bài, và đánh giá của môn học. Trong quá trình dự án đang diễn ra, thầy/cô bám sát vào mục tiêu chương học, bài học để giúp học sinh đạt được các kỹ năng cụ thể đã được nêu ra.

Bảng thống kê dưới đây sẽ liệt kê các kỹ năng mà học sinh được kỳ vọng sẽ thành thạo sau mỗi khối lớp:

Lớp 1

  • Xác định các hành động và từ ngữ thể hiện sự an toàn và tôn trọng, từ đó giúp học sinh thực hiện đúng các quy định lớp học
  • Gọi tên và miêu tả các quy tắc lắng nghe  
  • Áp dụng sự chú ý, trí nhớ, và kĩ năng kiểm soát thôi thúc trong trò chơi phát triển trí não
  • Áp dụng kĩ năng chú ý trong một trò chơi
  • Chỉ ra các tín hiệu ngôn ngữ đặc trưng trong lớp học yêu cầu sự chú ý của học sinh
  • Thể hiện khả năng lắng nghe và làm theo hướng dẫn trong một trò chơi
  • Thể hiện chiến thuật tự đối thoại để ghi nhớ hướng dẫn
  • Phân biệt sự yêu cầu một cách mạnh dạn với sự yêu cầu một cách bị động hoặc sự yêu cầu một cách hung hăng
  • Xác định tác phong và giọng điệu thể hiện sự mạnh dạn
  • Thể hiện kĩ năng giao tiếp mạnh dạn trong các bối cảnh khác nhau
  • Xác định và nhận diện hành vi bắt nạt
  • Nhận diện hành vi bắt nạt trong những hoàn cảnh cụ thể
  • Xác định người lớn đáng tin cậy để kể về hành vi bắt nạt
  • Phân biệt mách lẻo và báo cáo
  • Thể hiện cách báo cáo với người lớn về hành vi bắt nạt
  • Áp dụng kĩ năng từ chối bắt nạt một cách kiên quyết trong tình huống cụ thể
  • Định nghĩa người ngoài cuộc
  • Thể hiện các cách mà người ngoài cuộc có thể giúp đỡ để dừng việc bắt nạt trong tình huống cụ thể
  • Xác định quy tắc giữ an toàn phổ biến (quy tắc Không bao giờ-Không bao giờ) đối với lửa, việc lái xe, việc qua đường, nước, vật nhọn và chó
  • Nhận diện các tình huống an toàn và không an toàn
  • Thể hiện việc áp dụng cách giữ an toàn trong các tình huống cụ thể
  • Áp dụng kĩ năng kiên quyết không vi phạm quy tắc Không bao giờ-Không bao giờ trong các tình huống cụ thể
  • Thể hiện việc tuân thủ quy tắc Luôn phải hỏi trước trong các tình huống cụ thể
  • Xác định người em nên hỏi ý kiến đầu tiên trong các tình huống cụ thể
  • Xác định sự đụng chạm an toàn và không an toàn
  • Kiên quyết từ chối sự đụng chạm không an toàn trong các tình huống cụ thể
  • Kiên quyết từ chối sự đụng chạm không mong muốn trong các tình huống cụ thể
  • Xác định các bộ phận riêng tư của cơ thể
  • Xác định quy tắc Đụng chạm
  • Áp dụng các cách giữ an toàn trong tình huống ai đó vi phạm quy tắc Đụng chạm
  • Xác định quy tắc Không bao giờ giữ bí mật
  • Áp dụng kĩ năng báo cáo một cách kiên quyết trong tình huống ai đó vi phạm quy tắc Đụng chạm và quy tắc Không bao giờ giữ bí mật
  • Áp dụng cách giữ an toàn trong tình huống ai đó vi phạm quy tắc Đụng chạm và quy tắc Không bao giờ giữ bí mật
  • Nhận diện tình huống ai đó vi phạm quy tắc Đụng chạm
  • Gọi tên cảm xúc khi có những tín hiệu về thể chất
  • Gọi tên cảm xúc khi có những tín hiệu về môi trường và hoàn cảnh
  • So sánh sự tương đồng và khác nhau về thể chất và cảm xúc của hai người
  • Giải thích được con người có cảm xúc khác nhau về cùng một hoàn cảnh
  • Thể hiện các hành vi chào đón, cởi mở
  • Hiểu được ý nghĩa của từ “tai nạn”
  • Biết cần nói gì khi vô tình làm điều gì không tốt
  • Dự đoán cảm xúc của người khác sau hành động của chính họ hoặc của người khác
  • Ghi nhớ rằng lắng nghe, nói điều tốt đẹp, và giúp đỡ là 3 cách để thể hiện sự quan tâm
  • Thể hiện sự quan tâm và giúp đỡ trong những hoàn cảnh cụ thể
  • Xác định tín hiệu cơ thể giúp nhận diện cảm xúc
  • Xác định người lớn mà học sinh có thể trò chuyện về cảm xúc
  • Nhận diện tình huống và tín hiệu cơ thể báo hiệu cảm xúc mạnh
  • Thể hiện 2 bước giữ bình tĩnh để kiểm soát cảm xúc mạnh
  • Giải thích những tín hiệu từ cơ thể và từ các tình huống báo hiệu cảm xúc giận dữ như thế nào
  • Thể hiện kĩ thuật thở bằng bụng chính xác
  • Sử dụng quy trình 3 bước để giữ bình tĩnh: nói “dừng lại”, gọi tên cảm xúc, và thở bằng bụng
  • Nhận diện tình huống cần sử dụng kĩ thuật giữ bình tĩnh
  • Sử dụng phương pháp tự đối thoại tích cực để giữ bình tĩnh
  • Thể hiện cách giữ bình tĩnh - thở bằng bụng, đếm, sử dụng phương pháp tự đối thoại tích cực
  • Xác định người trưởng thành mà học sinh có thể trò chuyện khi cảm thấy lo lắng
  • Mô tả các vấn đề nảy sinh trong tình huống cụ thể
  • Tìm các giải pháp khác nhau cho các vấn đề trong tình huống cụ thể
  • Dự đoán hệ quả của hành động bằng cách sử dụng mẫu câu nếu-thì
  • Lựa chọn một giải pháp phù hợp cho một vấn đề
  • Định nghĩa và phân biệt chia sẻ, trao đổi, và chờ đến lượt
  • Xác định và nêu vấn đề trong một tình huống cụ thể
  • Đề ra các giải pháp khả thi cho một tình huống
  • Thể hiện cách chơi công bằng
  • Áp dụng các bước giải quyết vấn đề
  • Thể hiện cách mời người khác tham gia chơi cùng trong tình huống cụ thể
  • Thể hiện phản ứng cương quyết với sự xúc phạm
  • Xác định người lớn mà học sinh có thể xin giúp đỡ nếu sự xúc phạm không dừng lại

Lớp 2

  • Xác định các hành động và từ ngữ thể hiện sự an toàn và tôn trọng, từ đó giúp học sinh thực hiện đúng các quy định lớp học
  • Liên hệ giữa việc thực hiện đúng các quy định lớp học và sự giúp đỡ mọi người cảm nhận môi trường lớp học mà mình mong muốn
  • Xác định các hành vi của bản thân và người khác thể hiện sự tôn trọng
  • Quyết định cách ứng xử thể hiện sự tôn trọng trong từng tình huống cụ thể
  • Xác định các ví dụ thể hiện sự tập trung chú ý
  • Xác định các ví dụ thể hiện sự lắng nghe
  • Áp dụng kĩ năng tập trung chú ý và lắng nghe trong một trò chơi và trong các tình huống cụ thể
  • Xác định các yếu tố gây nên sự sao nhãng ở lớp học
  • Thể hiện việc sử dụng phương pháp tự đối thoại trong các tình huống cụ thể
  • Thể hiện kĩ năng giao tiếp mạnh dạn trong các tình huống cụ thể
  • Quyết định lựa chọn người lớn mà học sinh có thể mạnh dạn yêu cầu giúp đỡ trong tình huống cụ thể
  • Xác định và nhận diện hành vi bắt nạt
  • Nhận diện hành vi bắt nạt trong những hoàn cảnh cụ thể
  • Xác định người lớn đáng tin cậy để kể về hành vi bắt nạt
  • Phân biệt mách lẻo và báo cáo
  • Thể hiện cách báo cáo với người lớn về hành vi bắt nạt
  • Áp dụng kĩ năng từ chối bắt nạt một cách kiên quyết trong tình huống cụ thể
  • Định nghĩa người ngoài cuộc
  • Thể hiện các cách mà người ngoài cuộc có thể giúp đỡ để dừng việc bắt nạt trong tình huống cụ thể
  • Xác định quy tắc giữ an toàn phổ biến (quy tắc Không bao giờ-Không bao giờ) đối với lửa, việc lái xe, việc qua đường, nước, vật nhọn và chó
  • Nhận diện các tình huống an toàn và không an toàn
  • Thể hiện việc áp dụng cách giữ an toàn trong các tình huống cụ thể
  • Áp dụng kĩ năng kiên quyết không vi phạm quy tắc Không bao giờ-Không bao giờ trong các tình huống cụ thể
  • Thể hiện việc tuân thủ quy tắc Luôn phải hỏi trước trong các tình huống cụ thể
  • Xác định người em nên hỏi ý kiến đầu tiên trong các tình huống cụ thể
  • Xác định sự đụng chạm an toàn và không an toàn
  • Kiên quyết từ chối sự đụng chạm không an toàn trong các tình huống cụ thể
  • Kiên quyết từ chối sự đụng chạm không mong muốn trong các tình huống cụ thể
  • Xác định các bộ phận riêng tư của cơ thể
  • Xác định quy tắc Đụng chạm
  • Áp dụng các cách giữ an toàn trong tình huống ai đó vi phạm quy tắc Đụng chạm
  • Xác định quy tắc Không bao giờ giữ bí mật
  • Áp dụng kĩ năng báo cáo một cách kiên quyết trong tình huống ai đó vi phạm quy tắc Đụng chạm và quy tắc Không bao giờ giữ bí mật
  • Áp dụng cách giữ an toàn trong tình huống ai đó vi phạm quy tắc Đụng chạm và quy tắc Không bao giờ giữ bí mật
  • Nhận diện tình huống ai đó vi phạm quy tắc Đụng chạm
  • Gọi tên các cảm xúc khác nhau
  • Phân biệt giữa cảm xúc thoải mái và không thoải mái
  • Sử dụng các tín hiệu từ cơ thể, ngôn ngữ, và tình huống để xác định cảm xúc của người khác
  • Sử dụng các tín hiệu từ cơ thể, ngôn ngữ, và tình huống để xác định cảm xúc của người khác
  • Xác định cảm xúc của bản thân là giống hay khác với cảm xúc của người khác
  • Xác định các tín hiệu từ cơ thể và tình huống thể hiện cảm giác tự tin
  • Phát hiện thời điểm mà cảm xúc của bản thân và của người khác thay đổi
  • Xác định cảm xúc của người khác thông qua tín hiệu từ cơ thể, ngôn ngữ và tình huống
  • Xác định sở thích của bản thân là giống hay khác với người khác
  • Sử dụng các tín hiệu từ cơ thể, ngôn ngữ và tình huống để xác định cảm xúc của người khác
  • Xác định những cách thể hiện lòng trắc ẩn với người khác trong các tình huống cụ thể
  • Dự đoán cảm xúc của người khác trong tình huống cụ thể
  • Đưa ra các lý do có thể có cho hành động và cảm xúc của người khác trong tình huống cụ thể
  • Xác định các tín hiệu từ cơ thể giúp gọi tên cảm xúc của bản thân
  • Thể hiện hai bước đầu tiên của quá trình giữ bình tĩnh trong tình huống cụ thể
  • Thể hiện kĩ thuật thở bằng bụng chính xác
  • Sử dụng kĩ thuật thở bằng bụng để giữ bình tĩnh trong tình huống cụ thể
  • Tạo ra những đoạn tự đối thoại có thể sử dụng để giữ bình tĩnh trong tình huống cụ thể
  • Áp dụng tự đối thoại tích cực để giữ bình tĩnh trong tình huống cụ thể
  • Sử dụng việc đếm số để giữ bình tĩnh trong tình huống cụ thể
  • Sử dụng kĩ năng giao tiếp mạnh dạn để có được thứ mình muốn hoặc cần trong tình huống cụ thể
  • Xác định các tình huống cần sử dụng các bước giữ bình tĩnh
  • Thể hiện việc sử dụng các bước giữ bình tĩnh trong tình huống cụ thể
  • Sử dụng phương pháp tự đối thoại tích cực để tập trung vào nhiệm vụ trong tình huống cụ thể
  • Xác định và trình bày vấn đề trong tình huống cụ thể
  • Tạo ra một số giải pháp cho một vấn đề được đưa ra trong một tình huống cụ thể
  • Xác định liệu rằng giải pháp có an toàn và thể hiện sự tôn trọng hay không
  • Áp dụng các bước của quy trình giải quyết vấn đề trong tình huống có xung đột với bạn bè
  • Thể hiện việc chịu trách nhiệm cho hành động của bản thân bằng việc nhận lỗi, xin lỗi, và đề nghị khắc phục trong tình huống cụ thể
  • Áp dụng các bước của quy trình giải quyết vấn đề trong tình huống liên quan đến các vấn đề ở sân chơi, như học sinh bị bạn bè cố tình tẩy chay
  • Áp dụng các bước của quy trình giải quyết vấn đề liên quan đến xung đột ở sân chơi xuất hiện trong các trò chơi

Lớp 3

  • Xác định các hành động và từ ngữ thể hiện sự an toàn và tôn trọng, từ đó giúp học sinh thực hiện đúng các quy định lớp học
  • Liên hệ giữa việc thực hiện đúng các quy định lớp học và sự giúp đỡ mọi người cảm nhận môi trường lớp học mà mình mong muốn
  • Áp dụng kĩ năng tập trung chú ý và kĩ năng lắng nghe trong tình huống cụ thể
  • Xác định các yếu tố gây nên sự sao nhãng ở lớp học
  • Thể hiện việc sử dụng phương pháp tự đối thoại trong tình huống cụ thể
  • Thể hiện kĩ năng giao tiếp mạnh dạn trong tình huống cụ thể
  • Đánh giá các kế hoạch ba bước trong những tình huống khác nhau bằng việc sử dụng các tiêu chí đánh giá một kế hoạch tốt
  • Tạo một kế hoạch ba bước đơn giản đạt được các tiêu chí của một kế hoạch tốt
  • Xác định  và nhận diện hành vi bắt nạt
  • Nhận diện hành vi bắt nạt trong những hoàn cảnh cụ thể
  • Xác định người lớn đáng tin cậy để kể về hành vi bắt nạt
  • Phân biệt mách lẻo và báo cáo
  • Thể hiện cách báo cáo với người lớn về hành vi bắt nạt
  • Áp dụng kĩ năng từ chối bắt nạt một cách kiên quyết trong tình huống cụ thể
  • Định nghĩa người ngoài cuộc
  • Thể hiện các cách mà người ngoài cuộc có thể giúp đỡ để dừng việc bắt nạt trong tình huống cụ thể
  • Xác định quy tắc giữ an toàn phổ biến (quy tắc Không bao giờ-Không bao giờ) đối với lửa, việc lái xe, việc qua đường, nước, vật nhọn và chó
  • Nhận diện các tình huống an toàn và không an toàn
  • Thể hiện việc áp dụng cách giữ an toàn trong các tình huống cụ thể
  • Áp dụng kĩ năng kiên quyết không vi phạm quy tắc Không bao giờ-Không bao giờ trong các tình huống cụ thể
  • Thể hiện việc tuân thủ quy tắc Luôn phải hỏi trước trong các tình huống cụ thể
  • Xác định người em nên hỏi ý kiến đầu tiên trong các tình huống cụ thể
  • Xác định sự đụng chạm an toàn và không an toàn
  • Kiên quyết từ chối sự đụng chạm không an toàn trong các tình huống cụ thể
  • Kiên quyết từ chối sự đụng chạm không mong muốn trong các tình huống cụ thể
  • Xác định các bộ phận riêng tư của cơ thể
  • Xác định quy tắc Đụng chạm
  • Áp dụng các cách giữ an toàn trong tình huống ai đó vi phạm quy tắc Đụng chạm
  • Xác định quy tắc Không bao giờ giữ bí mật
  • Áp dụng kĩ năng báo cáo một cách kiên quyết trong tình huống ai đó vi phạm quy tắc Đụng chạm và quy tắc Không bao giờ giữ bí mật
  • Áp dụng cách giữ an toàn trong tình huống ai đó vi phạm quy tắc Đụng chạm và quy tắc Không bao giờ giữ bí mật
  • Nhận diện tình huống ai đó vi phạm quy tắc Đụng chạm
  • Gọi tên các cảm xúc khác nhau
  • Sử dụng các tín hiệu từ cơ thể, ngôn ngữ, và tình huống để xác định cảm xúc của người khác
  • Xác định cảm xúc của bản thân là giống hay khác với cảm xúc của người khác
  • Sử dụng các tín hiệu từ cơ thể, ngôn ngữ, và tình huống để xác định cảm xúc của người khác
  • Xác định liệu rằng cảm xúc của người khác có thay đổi trong tình huống cụ thể hay không
  • Xác định hai cảm xúc mâu thuẫn mà một người có thể có trong tình huống cụ thể
  • Giải thích các lý do có thể có cho cảm xúc mâu thuẫn của một người trong tình huống cụ thể
  • Gọi tên sự tương đồng và khác biệt giữa mọi người
  • Dự đoán cảm xúc của người khác khi bị trêu chọc vì khác biệt
  • Thể hiện kĩ năng tập trung chú ý và kĩ năng lắng nghe trong các tình huống cụ thể
  • Xác định những cách thể hiện lòng trắc ẩn đối với người khác trong tình huống cụ thể
  • Biểu đạt sự tôn trọng với các vấn đề quan tâm của người khác trong các tình huống cụ thể
  • Thể hiện kĩ năng tập trung chú ý và kĩ năng lắng nghe trong một trò chơi
  • Bắt đầu, duy trì và kết thúc một cuộc trò chuyện một cách thân thiện
  • Xác định các tín hiệu từ cơ thể giúp gọi tên cảm xúc của bản thân
  • Xác định hai bước đầu của quá trình giữ bình tĩnh
  • Thể hiện việc sử dụng hai bước đầu của quá trình giữ bình tĩnh trong tình huống cụ thể
  • Thể hiện kĩ thuật thở bằng bụng chính xác
  • Sử dụng kĩ thuật thở bằng bụng để giữ bình tĩnh trong tình huống cụ thể
  • Thể hiện những bước giải quyết sự buộc tội trong các tình huống cụ thể
  • Tạo ra các đoạn tự đối thoại tích cực có thể sử dụng để giữ bình tĩnh trong tình huống cụ thể
  • Lập kế hoạch ba bước đơn giản để đạt được mục tiêu trong tình huống cụ thể
  • Sử dụng việc đếm số để giữ bình tĩnh trong tình huống cụ thể
  • Sử dụng kĩ năng giao tiếp mạnh dạn để có được thứ mình muốn hoặc cần trong tình huống cụ thể
  • Xác định tình huống cần sử dụng chiến lược giữ bình tĩnh
  • Thể hiện việc sử dụng các chiến lược giữ bình tĩnh
  • Tạo ra những lời giải thích khác nhau cho cùng một tình huống cụ thể
  • Xác định và trình bày một vấn đề trong tình huống cụ thể
  • Xác định ngôn ngữ đổ lỗi khi trình bày vấn đề trong tình huống cụ thể
  • Đề xuất một số giải pháp cho một vấn đề được đưa ra trong tình huống cụ thể
  • Xác định liệu rằng giải pháp có an toàn và thể hiện sự tôn trọng hay không
  • Phân tích hệ quả tích cực và tiêu cực của các giải pháp
  • Áp dụng các bước giữ bình tĩnh trước một tình huống bùng nổ cảm xúc trong một hoàn cảnh cụ thể
  • Sử dụng các bước của quy trình giải quyết vấn đề để giải quyết một vấn đề liên quan đến quan hệ giữa bạn học trong lớp trong tình huống cụ thể
  • Áp dụng các bước của quy trình giải quyết vấn đề với vấn đề bị xa lánh, tẩy chay bởi bạn bè, trong tình huống cụ thể
  • Thể hiện kĩ năng giao tiếp mạnh dạn trong tình huống cụ thể
  • Áp dụng các bước của quy trình giải quyết vấn đề với vấn đề bị gây áp lực tiêu cực từ bạn bè, trong tình huống cụ thể

Lớp 4

  • Xác định các hành động và từ ngữ thể hiện sự tôn trọng và trách nhiệm
  • Thực hiện các cách thể hiện sự tôn trọng và trách nhiệm
  • Định nghĩa sự tôn trọng
  • Định nghĩa sự thấu cảm
  • Thể hiện kĩ năng lắng nghe chăm chú
  • Xác định những phản ứng bị động, hiếu chiến, và quyết đoán
  • Thể hiện phản ứng quyết đoán với bạn bè
  • Xác định các tín hiệu giúp nhận diện cảm xúc của người khác
  • Xác định sự tương đồng và khác biệt giữa cảm xúc của hai người
  • Xác định nhiều cảm xúc khác nhau trong cùng một tình huống
  • Đưa ra các lý do có thể có cho các cảm xúc khác nhau
  • Xác định các quan điểm khác nhau trong tình huống cụ thể
  • Thể hiện các phản ứng hợp lý trong tình huống cụ thể khi mà các quan điểm khác nhau có thể dẫn đến xung đột
  • Xác định được các phần của một cuộc trò chuyện thành công
  • Thể hiện việc cho và nhận những lời khen
  • Thể hiện các kĩ năng tham gia vào một nhóm
  • Thể hiện việc biểu đạt sự quan tâm và hành động trắc ẩn với người khác
  • Hiểu rằng bắt nạt khác với xung đột
  • Nhận diện và xác định các loại hành vi bắt nạt khác nhau
  • Hiểu rằng chúng ta có thể từ chối bắt nạt bằng nhiều cách khác nhau
  • Thể hiện việc báo cáo và từ chối bắt nạt một cách quyết đoán
  • Định nghĩa người ngoài cuộc
  • Xác định các cách mà người ngoài cuộc có thể giúp đỡ để dừng việc bắt nạt
  • Xác định các cách mà người ngoài cuộc có thể hỗ trợ người bị bắt nạt
  • Hiểu rằng người ngoài cuộc có thể là một phần của vấn đề bắt nạt
  • Hiểu rằng giúp đỡ để chấm dứt việc bắt nạt là một điều đúng đắn
  • Quyết định lựa chọn và thực hành các phản ứng tích cực của người ngoài cuộc đối với bắt nạt
  • Nhận diện và xác định các hình thức bắt nạt trực tuyến khác nhau
  • Hiểu rằng bắt nạt trực tuyến có thể nguy hiểm hơn các loại bắt nạt khác
  • Thể hiện các cách ủng hộ và/hoặc bảo vệ người bị bắt nạt trực tuyến
  • Áp dụng các Cách giữ an toàn trong tình huống cụ thể
  • Xác định cách áp dụng quy tắc Luôn phải hỏi trước trong tình huống cụ thể
  • Xác định cách áp dụng Cách giữ an toàn trong tình huống cụ thể
  • Xác định sự khác nhau giữa đụng chạm không an toàn và đụng chạm không mong muốn
  • Xác định và từ chối sự đụng chạm không an toàn và không mong muốn trong tình huống cụ thể
  • Hiểu được toàn bộ các phần của quy tắc Các bộ phận riêng tư của cơ thể
  • Nhận diện tình huống khi ai đó vi phạm quy tắc Các bộ phận riêng tư của cơ thể
  • Báo cáo với người lớn về sự vi phạm quy tắc Các bộ phận riêng tư của cơ thể trong tình huống cụ thể
  • Xác định điều mà người vi phạm quy tắc Các bộ phận riêng tư của cơ thể làm để giữ bí mật về việc làm của họ
  • Nhận diện tình huống khi ai đó vi phạm quy tắc Các bộ phận riêng tư của cơ thể
  • Miêu tả nguyên nhân gây ra cảm xúc mạnh của bản thân
  • Miêu tả những điều xảy ra trong não bộ và cơ thể khi trải qua cảm xúc mạnh
  • Thể hiện khả năng ngăn chặn cảm xúc đang leo thang
  • Xác định “tín hiệu” riêng báo hiệu sắp có cảm xúc mạnh của bản thân
  • Xác định và gọi tên cảm xúc mạnh khi nó xuất hiện
  • Xác định các tình huống cần giữ bình tĩnh
  • Thể hiện kĩ thuật thở sâu, tập trung
  • Xác định và thể hiện các cách khác nhau để giữ bình tĩnh (đếm số, tự đối thoại tích cực)
  • Xác định các tình huống gây ra sự lo lắng
  • Áp dụng các kĩ năng giữ bình tĩnh trong các tình huống gây ra sự lo lắng, gồm các thử thách trong học tập
  • Xác định các chiến lược quản lý cảm xúc
  • Thể hiện kĩ năng quyết đoán
  • Xác định và thể hiện việc sử dụng các câu tự đối thoại tích cực
  • Xác định các chiến lược ứng xử khi bị xúc phạm
  • Thể hiện các phản ứng quyết đoán trước sự xúc phạm
  • Nêu vấn đề mà không đổ lỗi cho ai
  • Tạo ra các giải pháp an toàn và thể hiện sự tôn trọng cho một vấn đề
  • Xác định hệ quả của các giải pháp khả thi
  • Lựa chọn một giải pháp phù hợp cho một vấn đề
  • Giải thích mục đích của việc lập kế hoạch
  • Lập một kế hoạch ba bước để triển khai một giải pháp cho một vấn đề
  • Xác định các xung đột thường có ở sân chơi
  • Thể hiện việc sử dụng các bước của quy trình giải quyết vấn đề để giải quyết các xung đột ở sân chơi
  • Thể hiện khả năng sử dụng các bước của quy trình giải quyết vấn đề để giải quyết các tình huống ai đó bị đối xử bất công/tồi tệ
  • Thể hiện việc nhận lỗi
  • Thể hiện việc xin lỗi và đề nghị khắc phục
  • Thể hiện việc sử dụng kĩ năng quyết đoán để chống lại áp lực từ bạn bè
  • Thể hiện việc sử dụng các bước của quy trình giải quyết vấn đề để tìm ra cách chống lại áp lực từ bạn bè

Lớp 5

  • Xác định các hành động và từ ngữ thể hiện sự tôn trọng và trách nhiệm
  • Thực hiện các cách thể hiện sự tôn trọng và trách nhiệm
  • Định nghĩa sự tôn trọng
  • Định nghĩa sự thấu cảm
  • Thể hiện kĩ năng lắng nghe chăm chú
  • Xác định các phản ứng bị động, hiếu chiến và quyết đoán
  • Thể hiện phản ứng quyết đoán với bạn bè
  • Dự đoán cảm xúc của người khác sau hành động của người khác hoặc của chính họ
  • Nêu nguyên nhân và ảnh hưởng của một hành động cụ thể
  • Thể hiện khả năng tiếp nhận quan điểm của người khác
  • Xác định sự tương đồng và khác biệt giữa hai người
  • Định nghĩa định kiến
  • Phân biệt giữa cách thể hiện sự không đồng tình một cách tôn trọng và thiếu tôn trọng đối với người khác
  • Truyền đạt quan điểm riêng của cá nhân
  • Thể hiện kĩ năng biểu đạt sự không đồng tình một cách tôn trọng đối với người khác
  • Thể hiện cách ứng xử bằng lòng trắc ẩn trong các tình huống cụ thể
  • Hiểu rằng bắt nạt khác với xung đột
  • Nhận diện và xác định các loại hành vi bắt nạt khác nhau
  • Hiểu rằng chúng ta có thể từ chối bắt nạt bằng nhiều cách khác nhau
  • Thể hiện việc báo cáo và từ chối bắt nạt một cách quyết đoán
  • Định nghĩa người ngoài cuộc
  • Xác định các cách mà người ngoài cuộc có thể giúp đỡ để dừng việc bắt nạt
  • Xác định các cách mà người ngoài cuộc có thể hỗ trợ người bị bắt nạt
  • Hiểu rằng người ngoài cuộc có thể là một phần của vấn đề bắt nạt
  • Hiểu rằng giúp đỡ để chấm dứt việc bắt nạt là một điều đúng đắn
  • Quyết định lựa chọn và thực hành các phản ứng tích cực của người ngoài cuộc đối với bắt nạt
  • Nhận diện và xác định các hình thức bắt nạt trực tuyến khác nhau
  • Hiểu rằng bắt nạt trực tuyến có thể nguy hiểm hơn các loại bắt nạt khác
  • Thể hiện cách ủng hộ và/hoặc bảo vệ người bị bắt nạt trực tuyến
  • Áp dụng các Cách giữ an toàn trong tình huống cụ thể
  • Xác định cách áp dụng quy tắc Luôn phải hỏi trước trong tình huống cụ thể
  • Xác định sự khác nhau giữa đụng chạm không an toàn và đụng chạm không mong muốn
  • Xác định và từ chối sự đụng chạm không an toàn và không mong muốn trong tình huống cụ thể
  • Hiểu được toàn bộ các phần của quy tắc Các bộ phận riêng tư của cơ thể
  • Nhận diện tình huống khi ai đó vi phạm quy tắc Các bộ phận riêng tư của cơ thể
  • Báo cáo với người lớn về sự vi phạm quy tắc Các bộ phận riêng tư của cơ thể trong tình huống cụ thể
  • Xác định điều mà người vi phạm quy tắc Các bộ phận riêng tư của cơ thể làm để giữ bí mật về việc làm của họ
  • Nhận diện tình huống khi ai đó vi phạm quy tắc Các bộ phận riêng tư của cơ thể
  • Miêu tả những thứ xảy ra trong não bộ và cơ thể khi bản thân trải qua cảm xúc mạnh
  • Xác định tín hiệu riêng của bản thân báo hiệu cảm xúc mạnh
  • Xác định và gọi tên những cảm xúc mạnh
  • Xác định các tình huống cần giữ bình tĩnh
  • Áp dụng kĩ thuật thở sâu, tập trung
  • Xác định và thể hiện các chiến lược giữ bình tĩnh khác (tự đối thoại tích cực, đếm số, nghỉ giải lao)
  • Xác định các tình huống xã hội gây ra sự lo lắng
  • Áp dụng các chiến lược giữ bình tĩnh trong các tình huống gây ra sự lo lắng
  • Xác định tín  hiệu từ cơ thể thể hiện sự thất vọng
  • Sử dụng các bước giữ bình tĩnh để giảm sự thất vọng
  • Xác định hệ quả của sự trả thù/ trả đũa
  • Tạo ra các giải pháp thay thế cho việc thực hiện trả thù/ trả đũa
  • Thể hiện việc áp dụng các bước giữ bình tĩnh
  • Xác định các chiến lược ứng xử khi bị xúc phạm
  • Thể hiện phản ứng quyết đoán trước sự xúc phạm
  • Xác định các chiến lược quản lý cảm xúc
  • Thể hiện kĩ năng quyết đoán
  • Xác định và sử dụng phương pháp tự đối thoại tích cực để tránh đưa ra các mặc định
  • Nêu một vấn đề mà không đổ lỗi cho người khác
  • Tạo ra các giải pháp an toàn và thể hiện sự tôn trọng cho một vấn đề
  • Xác định hệ quả của các giải pháp khả thi
  • Lựa chọn một giải pháp phù hợp cho một vấn đề
  • Giải thích mục đích của việc lập kế hoạch
  • Lập một kế hoạch ba bước để triển khai một giải pháp cho một vấn đề
  • Thể hiện việc sử dụng kĩ năng quyết đoán khi tìm kiếm giúp đỡ
  • Xác định tại sao tin đồn lại gây hại
  • Tạo ra các ý tưởng để từ chối hoặc tránh những tin đồn có hại
  • Thể hiện việc sử dụng các bước của quy trình giải quyết vấn đề để xử lý các tin đồn
  • Thể hiện kĩ năng quyết đoán khi chống lại áp lực từ bạn bè
  • Thể hiện việc sử dụng các bước của quy trình giải quyết vấn đề để chống lại các áp lực từ bạn bè

Lớp 6

  • Miêu tả điều xảy ra với não bộ khi học sinh thử nghiệm những điều mới mẻ
  • Miêu tả não bộ thay đổi như thế nào qua trải nghiệm và luyện tập
  • Gọi tên những chiến lược mới để thử nghiệm khi gặp phải trở ngại trong việc học những điều mới
  • Viết được một mục tiêu cụ thể
  • Chia mục tiêu lớn, dài hạn thành các mục tiêu nhỏ hơn, ngắn hạn hơn
  • Đặt ra các mốc tiến độ cho một mục tiêu
  • Xác định khi nào thì mục tiêu đã được hoàn thành
  • Quyết định tính cần thiết của một chiến lược mới để đạt được mục tiêu
  • Lập một kế hoạch hành động để đạt được một mục tiêu cụ thể
  • Miêu tả ba hình thức bắt nạt trực tiếp phổ biến nhất (về thể chất, về quan hệ, về ngôn ngữ)
  • Miêu tả các ảnh hưởng của việc bị bắt nạt
  • Nhận diện sự khác nhau giữa bắt nạt và trêu đùa
  • Giải thích bắt nạt trực tuyến là gì, nó gây ra những ảnh hưởng gì
  • Xác định các chiến lược để phản ứng với bắt nạt trực tuyến
  • Giải thích cách sử dụng ba chiến lược lên tiếng trước bắt nạt
  • Miêu tả các thử thách của việc lên tiếng
  • Lựa chọn chiến lược phù hợp để phản ứng trước bắt nạt nhưng vẫn đảm bảo an toàn
  • Áp dụng kiến thức đã học để nâng cao nhận thức về phòng chống bắt nạt học đường
  • Miêu tả ý nghĩa của cảm xúc trong cuộc sống
  • Miêu tả điều gì xảy ra trong não bộ khi con người trải qua cảm xúc mạnh
  • Miêu tả cảm xúc mạnh có thể ảnh hưởng đến các quyết định đưa ra như thế nào
  • Thể hiện và đánh giá các chiến lược quản lý cảm xúc
  • Xác định các chiến lược quản lý cảm xúc phù hợp nhất với bản thân
  • Lựa chọn chiến lược quản lý cảm xúc tốt nhất để sử dụng trong tình huống cụ thể
  • Áp dụng kiến thức đã học để nâng cao nhận thức về chiến lược quản lý cảm xúc tại trường học
  • Miêu tả những thay đổi chúng ta đã và đang trải qua
  • Miêu tả những thay đổi đó ảnh hưởng đến các mối quan hệ như thế nào
  • Xác định các hành động làm leo thang xung đột
  • Xây dựng cách ngăn chặn xung đột trở nên nghiêm trọng hơn
  • Nghiên cứu một xung đột xã hội từ nhiều góc nhìn
  • Thiết kế các chiến lược để giải quyết xung đột xã hội nhỏ
  • Thể hiện cách sử dụng ngôn ngữ tôn trọng, không công kích để ngăn xung đột trở nên tồi tệ hơn
  • Đánh giá các chiến lược khác nhau để giải quyết một xung đột xã hội
  • Lựa chọn một chiến lược phù hợp nhất sau khi cân nhắc đến các bên liên quan
  • Thể hiện cách điều chỉnh có ý nghĩa và mang tính phục hồi sau xung đột
  • Áp dụng kiến thức đã học để giải quyết một xung đột xã hội
  • Thể hiện sự chính trực trong các tình huống cá nhân và ở nơi công cộng
  • Tôn vinh những hành động dũng cảm trong cuộc sống hàng ngày
  • Khám phá các cách thể hiện sự chính trực trong các hoàn cảnh khác nhau
  • Xác định những khía cạnh cần đấu tranh để giữ sự chính trực
  • Lên kế hoạch nâng cao sự chính trực cho bản thân
  • Đánh giá quy trình ra quyết định hiện tại của bản thân trong các tình huống có bạn bè và các tình huống áp lực cao
  • Thực hành đưa ra các lựa chọn phản ánh hiểu biết về sự đúng đắn và tử tế
  • Suy ngẫm về những mục tiêu và thành công đã đạt được
  • Thực hành đặt ra mục tiêu và lên kế hoạch thực hiện bằng cách sử dụng quy trình mục tiêu SMART
  • Nêu những thay đổi liên quan đến yếu tố thể chất, xã hội, nhận thức và cảm xúc mà người trẻ trải qua ở lứa tuổi vị thành niên
  • Xác định các trang web có thông tin y khoa đúng đắn về quá trình dậy thì và lứa tuổi vị thành niên, phù hợp với lứa tuổi của bản thân
  • Định nghĩa giới hạn cá nhân
  • Thể hiện cách truyền đạt rõ ràng về giới hạn của bản thân và tôn trọng giới hạn của người khác
  • Nêu các đối tượng mà học sinh có thể báo cáo về việc tấn công tình dục hoặc hiếp dâm
  • Nêu những đặc điểm thường bị mặc định gắn liền với con trai và con gái
  • Miêu tả cảm xúc của bản thân trước những hành vi bị mặc định là thuộc về một giới tính cụ thể
  • Miêu tả các đặc điểm của tình bạn và các đặc điểm của tình yêu
  • Xác định các điểm giống và khác nhau giữa tình bạn và tình yêu

Lớp 7

  • Giải thích não bộ phát triển đường kết nối mới cho thần kinh như thế nào
  • Phát triển các đường kết nối mới cho thần kinh trong não bộ bằng cách thực hành làm các việc khó
  • Phân tích các tình huống đơn giản và phức tạp để quyết định bản thân có thể học được điều gì từ việc mắc lỗi sai
  • Phân biệt giữa rào cản bên trong và rào cản bên ngoài
  • Suy nghĩ và lựa chọn các chiến lược phù hợp như kế hoạch Nếu-Thì để vượt qua rào cản
  • Tạo một kế hoạch Nếu-Thì để dự đoán và vượt qua một trở ngại có thể ngăn cản bản thân đạt được một mục tiêu
  • Đưa ra lời khuyên cho một người đang cố gắng học một điều mới nhưng cảm thấy muốn từ bỏ
  • Định nghĩa quấy rối
  • Phân biệt giữa bắt nạt và quấy rối
  • Nhận diện và định nghĩa quấy rối tình dục
  • Giải thích sự khác nhau giữa tán tỉnh và quấy rối tình dục
  • Miêu tả ảnh hưởng của quấy rối tình dục
  • Xác định các nguồn hỗ trợ về vấn đề quấy rối tình dục tại nhà trường
  • Nhận diện quấy rối về giới tính và ảnh hưởng của nó đến người khác
  • Nhận diện mối quan hệ giữa mặc định về giới tính và quấy rối về giới tính
  • Miêu tả quyền được bảo vệ khỏi quấy rối tại trường
  • Miêu tả trách nhiệm của bản thân và nhà trường trong việc tạo ra môi trường không có quấy rối
  • Miêu tả quyền và trách nhiệm của bản thân liên quan đến quấy rối tình dục hoặc quấy rối về giới tính
  • Miêu tả hệ quả của việc tham gia vào quấy rối tình dục hoặc quấy rối về giới tính với bạn bè
  • Giải thích tầm quan trọng của cảm xúc
  • Giải thích cảm xúc có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ và quyết định như thế nào
  • Giải thích suy nghĩ và cảm xúc liên kết với nhau như thế nào
  • Giải thích suy nghĩ và cảm xúc có thể ảnh hưởng đến quyết định đưa ra như thế nào
  • Phân biệt suy nghĩ có lợi và suy nghĩ không có lợi
  • Phân tích suy nghĩ không có lợi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định đưa ra như thế nào
  • Giải thích cách ngắt quãng và diễn đạt lại các suy nghĩ không có lợi
  • Thực hành phương pháp tự đối thoại tích cực để đổi chiều các suy nghĩ không có lợi
  • Giải thích cảm xúc mạnh có thể dẫn đến các suy nghĩ không có lợi như thế nào
  • Tạo ra các chiến lược quản lý cảm xúc và đổi chiều suy nghĩ không có lợi để đưa ra quyết định tốt hơn
  • Phân biệt giữa xung đột xã hội nhỏ và lớn
  • Xác định nguyên nhân phổ biến khiến xung đột xã hội leo thang từ nhỏ thành lớn
  • Miêu tả cách sử dụng chiến lược quản lý cảm xúc có thể ngăn chặn sự leo thang của một xung đột
  • Giải thích và áp dụng cách lắng nghe và cân nhắc quan điểm và góc nhìn của người khác trong một xung đột
  • Miêu tả quan điểm của tất cả mọi người trong một xung đột một cách khách quan
  • Cân nhắc các giải pháp khả thi và hệ quả của chúng để tìm ra phương án tốt nhất cho một xung đột
  • Giải thích những điều cần làm để chịu trách nhiệm về hành động của bản thân
  • Xác định các yếu tố chính để giải quyết xung đột thành công
  • Phân tích mối liên hệ giữa trung thực và chính trực
  • Xem xét tác động của trung thực và chính trực đến quyết định của bản thân
  • Đánh giá việc thể hiện sự chính trực của bản thân trong các hoàn cảnh khác nhau
  • Xem xét các cám dỗ bản thân thường gặp phải và nghĩ ra các giải pháp để vượt qua cám dỗ
  • Phân tích mối liên hệ giữa chính trực và kiên định
  • Chia mục tiêu khó thực hiện thành các bước nhỏ, trung thực và tích cực
  • Xác định mục tiêu dựa trên các bước hành động
  • Xác định các bước hành động cần bổ sung để hoàn thành mục tiêu thành công
  • Xác định đúng các bước của quá trình thụ thai
  • Định nghĩa quan hệ tình dục
  • Định nghĩa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và HIV
  • Miêu tả một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cụ thể và cách lây nhiễm của chúng
  • So sánh tính rủi ro (không có, thấp, cao) của các hành vi tình dục
  • Định nghĩa và so sánh xu hướng tính dục, bản dạng giới và thể hiện giới
  • Phân biệt các phát biểu đúng khoa học và phản khoa học về xu hướng tính dục và giới tính
  • Liệt kê các cách giao tiếp tôn trọng với/về người thuộc cộng đồng LGBTQ  
  • So sánh 3 hình thức giao tiếp phổ biến
  • Giải thích cách sử dụng hiệu quả hình thức giao tiếp quyết đoán trong các mối quan hệ tình cảm

Lớp 8

  • Gọi tên các khía cạnh độc đáo và quan trọng trong bản sắc cá nhân
  • Miêu tả cách sử dụng thế mạnh cá nhân để phát triển một đam mê, kĩ năng, hoặc năng lực
  • Giải thích cách sử dụng thế mạnh cá nhân để hoàn thành một nhiệm vụ mới tốt hơn
  • Miêu tả các cách để phát huy yếu tố tích cực và hạn chế ảnh hưởng của yếu tố tiêu cực thuộc bản sắc cá nhân trong khi theo đuổi một đam mê hoặc mục tiêu
  • Miêu tả các khía cạnh quan trọng của bản sắc cá nhân trong tương lai
  • Áp dụng kiến thức đã học để xác định điểm mạnh và kĩ năng đã có
  • Giải thích cách sử dụng những điểm mạnh và kĩ năng để phát triển đam mê
  • Nhận diện được rằng bắt nạt là một hành vi gây hại, mặc dù nó thường xuất hiện trong nhà trường
  • Xác định các yếu tố xã hội tạo điều kiện cho bắt nạt và quấy rối
  • Xác định các yếu tố môi trường tạo điều kiện cho bắt nạt và quấy rối
  • Giải thích cách sử dụng các chiến lược để xóa bỏ các yếu tố tạo điều kiện cho sự bắt nạt và quấy rối
  • Tạo ra các chiến lược để xóa bỏ các yếu tố tạo điều kiện cho sự bắt nạt và quấy rối
  • Áp dụng kiến thức đã học để lập một kế hoạch giải quyết các yếu tố xã hội và môi trường tạo điều kiện cho sự bắt nạt và quấy rối tại trường học
  • Nhận diện các ảnh hưởng về thể chất, cảm xúc, và tinh thần của căng thẳng và lo lắng
  • Phân loại các nguồn gốc phổ biến của căng thẳng và lo lắng
  • Giải thích sự khác nhau giữa những yếu tố gây căng thẳng có thể kiểm soát được và không thể kiểm soát được
  • Định nghĩa lại các loại căng thẳng có thể là những cơ hội để phát triển
  • Xác định cách lựa chọn chiến lược quản lý căng thẳng và lo lắng
  • Phân tích các tình huống căng thẳng và quyết định chiến lược xử lý có cần thay đổi hay sự giúp đỡ từ bên ngoài là cần thiết để quản lý căng thẳng
  • Xác định những người có thể giúp đỡ khi bản thân không thể kiểm soát căng thẳng
  • Lập một kế hoạch cá nhân quản lý căng thẳng và lo lắng của bản thân
  • Xác định các giá trị cốt lõi của bản thân và cách bản thân thể hiện các giá trị đó thông qua hành vi cụ thể như thế nào
  • Miêu tả mối liên hệ giữa giá trị cá nhân và các hành vi lành mạnh trong các mối quan hệ
  • Phân tích các xung đột từ nhiều quan điểm để ngăn chặn sự leo thang của xung đột
  • Đưa ra và đánh giá các giải pháp có thể được chấp nhận bởi tất cả các bên trong xung đột
  • Xác định các cách hàn gắn để khôi phục một mối quan hệ đã đổ vỡ
  • Phân biệt giữa mối quan hệ lành mạnh và không lành mạnh
  • Miêu tả tầm quan trọng của việc lựa chọn mối quan hệ lành mạnh
  • Xác định một mối quan hệ là lành mạnh hay không
  • Quản lý các mối quan hệ không lành mạnh
  • Phân tích sự khác nhau giữa cách làm tắt và cách lách luật vi phạm sự chính trực
  • Phân tích khái niệm sự tin tưởng
  • Xác định cách xây dựng lại sự tin tưởng sau khi đã mất
  • Phân chia mục tiêu nghề nghiệp thành các bước nhỏ, khả thi, tích cực và trung thực
  • Phân tích những điều tốt và chưa tốt, cần cải thiện ở môi trường học tập để không ai bị phân biệt đối xử
  • Giải thích cách bản thân có thể đóng góp vào việc xây dựng môi trường học tập không phân biệt
  • Xác định trang web cung cấp thông tin đáng tin cậy về xu hướng tính dục và bản dạng giới, phù hợp với lứa tuổi
  • Miêu tả ưu điểm và hạn chế của việc giao tiếp thông qua tin nhắn
  • Xác định các cách thông tin có thể bị truyền đạt sai qua tin nhắn và ảnh hưởng của nó đến các mối quan hệ
  • Giải thích cách nhắn tin rõ ràng và tôn trọng với người khác để tránh hiểu lầm
  • Miêu tả các hình thức tấn công tình dục
  • Giải thích ý nghĩa của đồng thuận, lôi kéo, đe dọa, gây hấn
  • Miêu tả ảnh hưởng của tấn công tình dục hoặc mối quan hệ lạm dụng đối với nạn nhân
  • Giải thích vai trò của việc sử dụng đúng, thường xuyên biện pháp phòng tránh thai đối với việc tránh thai
  • Định nghĩa ngừa thai khẩn cấp là gì
  • Miêu tả đúng trình tự các bước sử dụng bao cao su dành cho nam
  • Miêu tả cách bao cao su dành cho nữ được sử dụng

Lớp 9

  • Nhận ra rằng chúng ta có thể kiểm soát cách nhìn nhận về các sự kiện trong cuộc sống
  • Xác định cách kiểm soát cảm xúc trước các sự kiện và cách ứng phó phù hợp
  • Nhận ra những cách suy nghĩ tiêu cực về các sự việc
  • Xác định cách chống lại các suy nghĩ tiêu cực và thay thế chúng bằng suy nghĩ tích cực
  • Giải thích tầm quan trọng của việc nhận diện cảm xúc của bản thân và của người khác
  • Khám phá các cách để chống lại tự độc thoại tiêu cực gắn liền với một số cảm xúc nhất định
  • Khám phá các cách nhận diện các dấu hiệu cảnh báo của phản ứng cảm xúc không phù hợp
  • Phát triển các chiến lược quản lí cảm xúc
  • Khám phá cách chia nhỏ hầu hết các vấn đề thành 5 bước nhỏ để giải quyết
  • Xác định các phản ứng về suy nghĩ và cảm xúc đối với các loại vấn đề khác nhau
  • Phát triển chiến lược chống lại các suy nghĩ tiêu cực
  • Xác định cách tìm kiếm hỗ trợ và giúp đỡ để giải quyết các vấn đề không thể tự giải quyết
  • Xác định các loại hình truyền đạt (ngôn ngữ, phi ngôn ngữ)
  • Xác định các vấn đề nảy sinh khi truyền đạt không thành công
  • Khám phá vai trò của việc lắng nghe cẩn thận và trình bày rõ ràng
  • Xác định các rào cản đối với việc truyền đạt rõ ràng
  • Xác định cách tham gia một cuộc trò chuyện
  • Khám phá các kĩ năng truyền đạt hiệu quả trong nhóm
  • Khám phá bốn kĩ năng quan trọng trong truyền đạt giữa các mối quan hệ: tiếp thu quan điểm, quả quyết, đàm phán, giải quyết xung đột
  • Khám phá các cách quản lí thời gian hiệu quả
  • Suy ngẫm và đánh giá kĩ năng quản lí thời gian của bản thân
  • Xác định chiến lược đặt mục tiêu, dự đoán các cản trở, lập kế hoạch, lên lịch trình thực tế
  • Nhận ra tầm quan trọng của việc chăm sóc bản thân tốt
  • Đánh giá chế độ chăm sóc bản thân và xác định các điểm cần cải thiện
  • Trình bày các kĩ thuật quản lí căng thẳng và giúp thư giãn
  • Giải thích tầm quan trọng của việc tập trung vào thế mạnh thay vì các thiếu sót của bản thân
  • Xác định các dấu hiệu cảnh báo của các vấn đề khác nhau
  • Xác định nguồn hỗ trợ có thể tiếp cận khi cần đến sự giúp đỡ
  • Xác định các kĩ năng xã hội cần thiết để hợp tác làm việc trong các nhóm
  • Khám phá tầm quan trọng của các mối quan hệ
  • Khám phá và xác định các chiến lược kiên cường
  • Áp dụng các chiến lược kiên cường vào các vấn đề về các mối quan hệ
  • Khám phá các loại quan hệ khác nhau trong cuộc sống
  • Suy ngẫm về vai trò khác nhau của bản thân trong các mối quan hệ và chúng thay đổi theo thời gian như thế nào
  • Xác định và đánh giá tính chất của một người bạn tốt
  • Nghiên cứu vai trò của kĩ năng giao tiếp trong các mối quan hệ
  • Xác định các kĩ năng cần thiết để giao tiếp hiệu quả
  • Thực hiện bắt đầu một cuộc trò chuyện và sử dụng kĩ năng lắng nghe
  • Nghiên cứu việc xác định cảm xúc có thể giúp nhận biết suy nghĩ của người khác như thế nào
  • Nhận diện và diễn giải các biểu hiện cảm xúc bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
  • Phát triển khả năng tiếp thu quan điểm của người khác
  • Miêu tả vai trò của tự đối thoại trong các tương tác
  • Xác định mối liên kết giữa suy nghĩ và cảm xúc
  • Phát triển khả năng tiếp thu quan điểm của người khác
  • Đánh giá tác động của suy nghĩ lên cảm xúc và hành vi trong các tương tác
  • Giải thích tại sao mọi người phản ứng khác nhau trong cùng một tình huống
  • Miêu tả liên kết giữa suy nghĩ, cảm xúc, và hành động
  • Áp dụng mô hình giải quyết vấn đề để giải quyết các vấn đề liên thân
  • Phát triển khả năng tiếp thu quan điểm của người khác
  • Phát triển cách tiếp cận tích cực đối với giải quyết vấn đề
  • Áp dụng mô hình giải quyết vấn đề để giải quyết một vấn đề của nhóm
  • Thực hành kĩ năng đàm phán và giải quyết xung đột
  • Phát triển khả năng tiếp thu quan điểm của người khác
  • Phát triển khả năng tự suy ngẫm về các giá trị của bản thân
  • Xác định các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của người trẻ
  • Nhận diện các tình huống cụ thể cần đến sự giúp đỡ
  • Xác định những người, nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ
  • Nghiên cứu những điều ngăn cản người trẻ tiếp cận sự hỗ trợ
  • Phát triển các lựa chọn để đáp ứng nhu cầu sức khỏe
  • Thể hiện kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề và xung đột để quản lí các mối quan hệ một cách hiệu quả
  • Phát triển khả năng tiếp thu quan điểm của người khác
  • Khám phá sự đa dạng của các mối quan hệ và tác động của chúng lên sức khỏe
  • Áp dụng các kĩ năng đã học vào việc trình bày dự án nhóm
  • Miêu tả ảnh hưởng của việc hiếp dâm và tấn công tình dục đối với nạn nhân
  • Giải thích vì sao nạn nhân của việc hiếp dâm và tấn công tình dục không bao giờ có lỗi
  • Liệt kê các nguồn hỗ trợ nạn nhân của việc hiếp dâm và tấn công tình dục
  • Kể tên các xu hướng tính dục khác nhau
  • Miêu tả và so sánh 3 cấu phần của xu hướng tính dục (xu hướng, hành vi, và định danh)
  • Giải thích giới tính và bản dạng giới là gì, chúng khác gì so với giới tính sinh học
  • Định nghĩa “kịch bản giới tính”
  • Xác định các nguồn của kịch bản hay thông điệp về giới tính mà bản thân nhận được trong quá trình trưởng thành
  • Miêu tả các bước của mô hình ra quyết định DOGMA
  • Áp dụng mô hình ra quyết định DOGMA trong tình huống liên quan đến việc tránh thai và tình dục an toàn
  • Xác định các lí do khác nhau mà người trẻ lựa chọn tham gia hoặc không tham gia vào các hành vi tình dục
  • Xác định các câu hỏi cung cấp thông tin về mức độ sẵn sàng tham gia hành vi tình dục với đối phương
  • Truyền đạt thông điệp về giới hạn mức độ quan hệ tình dục với đối phương trong tình huống giả định  
  • Kể tên các dấu hiệu của việc có thai
  • Giải thích các phương án mà một người có thể lựa chọn khi biết rằng mình có thai
  • Miêu tả lí do vì sao một người có thể lựa chọn/không lựa chọn những phương án trên
  • Định nghĩa chăm sóc tiền sản
  • Kể tên các triệu chứng của bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
  • Miêu tả các thông tin liên quan đến kiểm tra bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
  • Phân biệt giữa trang web cung cấp thông tin khoa học và trang web cung cấp thông tin sai lệch, thiếu tôn trọng về bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
  • Miêu tả các bước sử dụng bao cao su đúng cách

Lớp 10

  • Giải thích các giác quan đóng vai trò là yếu tố phòng vệ trong việc xây dựng sức khỏe tinh thần như thế nào
  • Sử dụng các tín hiệu ngôn ngữ và phi ngôn ngữ khác nhau để đánh giá hành vi của người khác
  • Xác định vai trò quan trọng của việc tự đối thoại để tác động đến những cảm xúc về giá trị bản thân
  • Tiếp nhận quan điểm của người khác về các vấn đề và tình huống khác nhau
  • Sử dụng phương pháp xử lí vấn đề để đánh giá bằng chứng về niềm tin vào giá trị bản thân
  • Thực hành thao tác chống lại việc tự đối thoại tiêu cực và phát triển các suy nghĩ tích cực
  • Thể hiện kĩ năng hợp tác và xử lí xung đột trong việc giúp đỡ mọi người gắn kết trong nhóm
  • Thể hiện kĩ năng lắng nghe và tiếp thu quan điểm của người khác
  • Xác định các kĩ năng cần thiết để trở thành một thành viên hiệu quả trong nhóm
  • Áp dụng phương pháp giải quyết vấn đề vào nhiệm vụ của nhóm
  • Xác định và thể hiện các chiến lược giảm thiểu căng thẳng
  • Miêu tả các cách hiệu quả để quản lí cảm xúc tiêu cực
  • Sử dụng việc tự đối thoại để có thể tự kiểm soát và xử lí các tình huống căng thẳng
  • Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề để tạo ra các giải pháp thay thế cho một vấn đề
  • Dự đoán hệ quả của các quyết định và hành động
  • Thể hiện khả năng tiếp thu quan điểm của người khác
  • Nhận ra tầm quan trọng của hệ thống hỗ trợ xã hội
  • Phát triển các lựa chọn tìm kiếm giúp đỡ và hỗ trợ
  • Xác định ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống là gì
  • Nhận ra rằng mục đích và ý nghĩa khác nhau giữa mọi người và thay đổi theo thời gian
  • Chống lại các suy nghĩ tiêu cực về mục đích và ý nghĩa trong cuộc sống
  • Lên kế hoạch để có sự cân bằng giữa công việc và niềm vui trong cuộc sống hàng ngày
  • Miêu tả lợi ích của nụ cười và sự hài hước đối với sức khỏe thể chất và cảm xúc
  • Xác định và thực hành các cách khiến bản thân cảm thấy vui vẻ hơn
  • Xác định các cách để thường xuyên lên lịch trình cho các hoạt động thư giãn trong cuộc sống
  • Xác định các chiến lược để ưu tiên, lên kế hoạch, quản lí các hoạt động trong cuộc sống
  • Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề để quản lí thời gian hiệu quả
  • Xác định tầm quan trọng của việc đặt ra các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn và phát triển kế hoạch để đạt được chúng
  • Xác định các cách đóng góp vào việc tạo nên tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân
  • Suy ngẫm về giá trị, sở thích, và khả năng của bản thân
  • Phát triển các chiến lược lên kế hoạch cho tương lai
  • Tạo ra các lựa chọn thực tế để giải quyết các thay đổi và thách thức trong cuộc sống
  • Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề để tạo ra các giải pháp thay thế cho một vấn đề
  • Xác định các cách tìm kiếm lời khuyên/sự hỗ trợ trên con đường tương lai
  • Xác định các kĩ năng đang được sử dụng và các kĩ năng cần luyện tập thêm của bản thân
  • Miêu tả các phương pháp đưa ra quyết định khác nhau
  • Giải thích điểm tích cực và hạn chế của từng phương pháp
  • Miêu tả vai trò của tư duy phản biện trong việc đưa ra quyết định đúng đắn
  • Miêu tả lợi ích của tư duy phản biện
  • Liệt kê các kỹ năng chính cần thiết cho tư duy phản biện
  • Giải thích các kĩ năng chính liên quan đến tư duy phản biện
  • Xác định các bước cần thiết để đánh giá thông tin
  • Định nghĩa một lập luận theo tư duy phản biện
  • Giải thích các phần của một lập luận
  • Định nghĩa các loại tiền đề
  • Hiểu rằng một số ngôn ngữ cần được làm rõ khi lập luận
  • Giải thích các bước cần thiết để phân tích một lập luận
  • Giải thích các thuật ngữ liên quan đến tư duy phản biện
  • Miêu tả khái niệm lỗi sai về logic
  • Giải thích lí do vì sao thông tin càng có giá trị thì càng có nhiều ảnh hưởng đến quyết định
  • Miêu tả giá trị của thông tin phụ thuộc vào sức mạnh của lập luận và sự hợp lý với vấn đề như thế nào
  • Giải thích tại sao quy trình lại cần thiết
  • Giải thích các bước trong quy trình tư duy phản biện
  • Định nghĩa sự đồng thuận, sự cưỡng ép, và sự mất khả năng
  • Phân biệt giữa tình huống mà sự đồng thuận được thể hiện rõ ràng và tình huống mà sự đồng thuận không được thể hiện rõ ràng
  • Giải thích được sự cho và nhận sự đồng thuận là một phần của mối quan hệ có sự tôn trọng
  • Liệt kê các phương án tránh thai hiệu quả cho lứa tuổi vị thành niên
  • Phân tích các yếu tố có tác động đến khả năng sử dụng biện pháp tránh thai thành công của lứa tuổi vị thành niên
  • Xác định các lí do một người ở lứa tuổi vị thành niên muốn sử dụng biện pháp tránh thai (ngoài mục đích tránh thai)
  • Miêu tả các điều luật về quyền của trẻ vị thành niên và sức khỏe sinh sản và tình dục
  • Giải thích việc có phong cách giao tiếp giống/khác với đối phương sẽ ảnh hưởng thế nào đến khả năng giao tiếp về các chủ đề quan trọng
  • Xác định cách trò chuyện với đối phương về nguy cơ liên quan đến bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
  • Xác định cách bảo vệ sức khỏe tình dục cho bản thân và cho đối phương
  • Định nghĩa “tin nhắn tình dục” (sexting)
  • Xác định tác hại của tin nhắn tình dục và lí do mọi người nhắn tin tình dục
  • Xác định mối liên hệ về pháp luật giữa nhắn tin tình dục và văn hóa phẩm đồi trụy trẻ em
  • Miêu tả các điều luật có liên quan đến tin nhắn tình dục
  • Miêu tả cách vận động để tạo ra sự thay đổi tích cực về môi trường gắn kết tại trường học
  • Thể hiện cách lập luận thuyết phục để thay đổi chính sách
  • Phân tích các chiến lược khác nhau để phân biệt đâu là nguồn thông tin sức khỏe tình dục chính xác, đáng tin cậy
  • Liệt kê các nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy về sức khỏe tình dục dành cho trẻ vị thành niên
  • Định nghĩa sức khỏe tinh thần
  • Liệt kê các hành vi có thể duy trì và đóng góp vào sức khỏe tinh thần tích cực
  • Đánh giá việc thực hiện bốn nền tảng của sức khỏe tinh thần trong cuộc sống
  • Lập kế hoạch cải thiện và nâng cao nền tảng sức khỏe tinh thần
  • Định nghĩa các yếu tố nguy cơ và yếu tố phòng vệ
  • Hiểu được rằng các yếu tố nguy cơ không thể nào thay đổi được, nhưng tác động của chúng có thể bị hạn chế
  • Miêu tả cách hạn chế các yếu tố nguy cơ và nâng cao các yếu tố phòng vệ
  • Miêu tả mối quan hệ qua lại giữa sức khỏe thể chất, cảm xúc, trí tuệ và xã hội
  • Xác định các triệu chứng và cách điều trị của 5 tình trạng sức khỏe tinh thần phổ biến có ảnh hưởng đến trẻ vị thành niên
  • Xác định các trang web có các thông tin đúng đắn, đáng tin cậy về sức khỏe
  • Nghiên cứu và trình bày thông tin về rối loạn sức khỏe tinh thần đã lựa chọn
  • Sử dụng ngôn ngữ và cách tiếp cận không giáo điều để trình bày thông tin
  • Định nghĩa căng thẳng
  • Xác định mục tiêu của căng thẳng và tác động về thể chất của căng thẳng
  • Xác định các chiến lược giải quyết vấn đề có thể được sử dụng để giảm thiểu căng thẳng
  • Xác định các lời tự đối thoại tiêu cực
  • Xác định các cách đối mặt và chuyển hướng tự đối thoại tiêu cực
  • Xác định sự kì thị ngăn cản con người tìm đến sự hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe tinh thần như thế nào
  • Nhận ra sự ảnh hưởng của truyền thông đến việc nhìn nhận về sức khỏe tinh thần

File history

Click on a date/time to view the file as it appeared at that time.

Date/TimeThumbnailDimensionsUserComment
current11:22, 5 December 2022Thumbnail for version as of 11:22, 5 December 2022765 × 321 (66 KB)Admin (talk | contribs)

There are no pages that use this file.

Metadata