File:1600px-Ndsd.png: Difference between revisions

From EXPART HR
Jump to navigation Jump to search
No edit summary
No edit summary
 
Line 1: Line 1:
[[File:13.png|center|thumb|1200x1200px]]
fdaws
 
 
Nếu như phần ''[[Phân phối nội dung]]'' cung cấp cho thầy/cô các thông tin chuyên môn về môn học, thì phần ''Hướng dẫn triển khai chương trình'' cung cấp cho thầy/cô các thông tin liên quan đến quá trình thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy và củng cố kỹ năng cho học sinh trong thực tế qua các bài học và hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường. Mục '''''Củng cố kỹ năng và khái niệm''''' trình bày hướng dẫn về các hoạt động hỗ trợ có chủ đích để giúp học sinh thực hành, rèn luyện và ứng dụng các kỹ năng một cách thường xuyên và tự nhiên trong môi trường giáo dục tại nhà trường cũng như môi trường sống tại gia đình và cộng đồng. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với kết quả giáo dục của môn học. Ngoài ra, thầy/cô sẽ được giới thiệu sơ lược về các Hoạt động tích hợp giúp lồng ghép kỹ năng, khái niệm có trong chương trình CLISE vào các lĩnh vực học tập khác trên lớp. Sau khi đọc các nội dung ở mục '''''Củng cố kỹ năng và khái niệm''''', thầy/cô sẽ có câu trả lời cho các câu hỏi:
 
*Chương trình CLISE có các hoạt động củng cố nào?
*Tôi cần làm gì để hỗ trợ học sinh vận dụng kỹ năng hàng ngày tại trường học?
*Tôi cần phối hợp với phụ huynh như thế nào để giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tại nhà?
<div style="font-size: 14px;"><div style="font-size: 14px;"><div style="font-size: 14px;"><div style="font-size: 14px;"><div style="font-size: 14px;"><div style="font-size: 14px;"><div style="font-size: 14px;"><div class="toccolours mw-collapsible mw-collapsed" overflow:auto;"><div style="font-weight:bold;line-height:1.6;font-size:14px; color:#FFFFFF" text-indent: 50px;><div style="margin: 0; background: #5789d8; text-align: left; font-weight: bold;  text-indent: 2%; border: 3px solid #5789d8; padding: 0px 0px 0px 0px; -moz-border-radius: 10px; -webkit-border-radius: 10px; border-radius:10px" ">'''CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC''' </div></div><div class="mw-collapsible-content">
{| class="wikitable"
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 100%" |
<div style="font-size: 14px; color:#A880CF  ">'''Các cấu phần chính của chương trình:''' </div>
<div style="font-size: 14px;">
 
*Dạy các bài học theo đúng trình tự
*Củng cố kỹ năng và khái niệm
*Luyện tập mỗi ngày
*Phối hợp với gia đình
*Tích hợp với các môn học khác (không bắt buộc)
<div style="font-size: 20px; color:#472c8f">'''Thế nào là Hoạt động Luyện tập mỗi ngày?'''</div>
Hoạt động Luyện tập mỗi ngày có trên Phiếu Hoạt động củng cố của từng bài học dành cho khối 1-5. Đây là những hoạt động đơn giản có thể thực hiện trong vòng 5-10 phút vào bất kỳ thời điểm nào trong tiết học bổ trợ. Đôi khi đó có thể là trò chơi Kích hoạt trí não, cũng có thể là nghe một bài hát hoặc thực hành áp dụng kỹ năng vào các tình huống khác nhau.
 
(ảnh)
 
Thầy cô có thể thấy ở trong Phiếu Hoạt động củng cố của lớp 2 này, hoạt động ngày thứ 5 dành cho học sinh là hoàn thành Phiếu đánh giá kỹ năng trong tuần - đây là một công cụ đánh giá quá trình mà thầy cô có thể sử dụng để xác định mức độ thông hiểu các kỹ năng và khái niệm của học sinh. Thầy cô sẽ tìm hiểu kỹ hơn về việc đánh giá học sinh trong mục Theo dõi tiến bộ.
 
Tạo nhiều cơ hội để học sinh luyện tập kỹ năng là một việc có ý nghĩa quan trọng. Chính vì vậy, các tiết học bổ trợ cũng cần thiết không kém gì các tiết học chính. Bằng cách triển khai hoạt động Luyện tập mỗi ngày đến học sinh, đặc biệt là trong các tiết bổ trợ, thầy cô sẽ giúp các em cải thiện đáng kể khả năng hấp thụ kiến thức và kỹ năng. Hầu hết các hoạt động này đều có thể triển khai vào giờ chủ nhiệm đầu ngày và chắc chắn sẽ nhận được sự hưởng ứng từ phía học sinh bởi tính chất vui nhộn của chúng.
 
Thầy cô vui lòng xem ví dụ sau đây về hoạt động Luyện tập mỗi ngày của khối 2 và khối 5.
 
<div style="font-size: 20px; color:#472c8f">'''Làm thế nào để học sinh vận dụng kỹ năng hàng ngày?'''</div>
Vận dụng kỹ năng hàng ngày là một nội dung quan trọng khác trên Phiếu Hoạt động củng cố. Phần này gợi ý cho thầy cô các cách củng cố kỹ năng và khái niệm thông qua các hoạt động và trải nghiệm tương tác thường ngày. Đầu tiên, thầy cô cần yêu cầu học sinh dự đoán các tình huống trong ngày cần vận dụng những kỹ năng đã học. Tiếp đến là củng cố việc thực hành kỹ năng của học sinh bằng cách tìm chú ý và ghi nhận những kỹ năng đó đã được áp dụng ra sao và đưa ra góp ý cụ thể. Thầy cô cũng có thể làm mẫu và nhắc nhở học sinh thực hành liên tục trong ngày. Cuối cùng, cần dành thời gian để học sinh suy ngẫm vào cuối ngày xem mình đã áp dụng kỹ năng vào thời điểm nào và như thế nào, điều đó giúp ích gì cho học sinh. Thầy cô có thể tìm thấy gợi ý về Vận dụng kỹ năng hàng ngày trong Tổng quan Chương học.
 
Phiếu Hoạt động củng cố có rất nhiều thông tin và hoạt động hữu ích giúp thầy cô củng cố kỹ năng cho học sinh, chẳng hạn như gợi ý cho thầy cô cách nói chuyện với học sinh khi thầy cô quan sát thấy học sinh của mình thực hành kỹ năng đã học.
 
(ảnh)
 
Mục đích của việc tạo cho học sinh thói quen vận dụng kỹ năng đã học trong các tình huống thường ngày là để đảm bảo sự lặp lại cần thiết, từ đó học sinh có thể áp dụng chúng một cách tự động.
 
'''Bước Dự đoán tình huống'''
 
*Ở bước này, cần xác định các hoạt động hoặc tình huống mà học sinh có thể áp dụng kỹ năng đã học. Ví dụ, giáo viên dự đoán rằng học sinh dễ trải qua cảm xúc mạnh trong giờ ra chơi.
 
'''Bước Củng cố kỹ năng'''
 
*Ở bước này, thầy cô cần quan sát kỹ hành vi và cách thức tương tác của học sinh, đặc biệt là trong các tình huống học sinh bị kích động. Khi quan sát kỹ, thầy cô sẽ xác định được những cơ hội mình có thể tận dụng để củng cố việc thực hành kỹ năng của học sinh bằng cách đưa ra góp ý cụ thể hoặc nắm bắt được khi nào cần nhắc nhở học sinh vận dụng kỹ năng đã học. Xem thầy cô làm mẫu trong các tình huống thực tế cũng là một cách để học sinh ghi nhớ sâu hơn nội dung bài học môn CLISE.
 
'''Bước Suy ngẫm'''
 
*Ở bước này, thầy cô cần hỏi cụ thể xem học sinh đã áp dụng kỹ năng vào thời điểm nào và như thế nào, hiệu quả của nó là gì, đồng thời gợi ý hướng vận dụng các kỹ năng đó sau giờ học hoặc khi ở nhà.
 
'''Tóm lại, thầy cô có thể giúp học sinh vận dụng kỹ năng đã học mỗi ngày thông qua 3 bước sau đây:'''
 
'''DỰ ĐOÁN TÌNH HUỐNG:''' Giúp học sinh hình dung ra các tình huống có thể vận dụng những kỹ năng đã được trang bị.
 
'''CỦNG CỐ KỸ NĂNG:''' Củng cố việc thực hành kỹ năng của học sinh bằng cách đưa ra góp ý cụ thể hoặc nhắc nhở học sinh vận dụng kỹ năng đã học trong hoàn cảnh phù hợp. Thầy cô cũng có thể làm mẫu bất cứ lúc nào để học sinh dễ dàng hình dung kỹ năng được vận dụng qua hành động cụ thể.
 
'''SUY NGẪM:''' Giúp học sinh suy ngẫm về những gì mình đã thực hiện: áp dụng kỹ năng vào thời điểm nào và như thế nào, hiệu quả mang lại là gì.
 
Khi đã thực hành nhiều lần dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của thầy cô, học sinh sẽ dễ dàng nhận diện những tình huống tương tự và biết áp dụng các kỹ năng một cách thuần thục, tự nhiên. Có rất nhiều tình huống mà học sinh có thể vận dụng kỹ năng môn CLISE. Ví dụ, kỹ năng giữ bình tĩnh giúp học sinh xử lý hiệu quả các vấn đề gặp phải trong giờ ra chơi và kiểm soát tốt trạng thái căng thẳng, lo âu trước kỳ thi. Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp các em tìm ra giải pháp cho các vấn đề phát sinh khi làm việc nhóm. Trong khi đó, kỹ năng học tập tốt, kỹ năng cảm thông chia sẻ, kiểm soát cảm xúc, giải quyết vấn đề và giữ an toàn giúp học sinh tuân thủ quy định tốt hơn, đồng thời duy trì mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè và với giáo viên, từ đó mà môi trường lớp học và nhà trường cũng trở nên tích cực, lành mạnh hơn.
 
<div style="font-size: 20px; color:#472c8f">'''Hoạt động Rèn luyện tại nhà được triển khai ra sao?'''</div>
Rèn luyện tại nhà là cấu phần thứ tư của chương trình. Thông qua các bài tập thực hành giao về nhà, thầy cô có thể củng cố kỹ năng, khái niệm cho học sinh, đồng thời khuyến khích phụ huynh học cùng con. Đây là các hoạt động đơn giản, vui nhộn được thiết kế nhằm tăng cường tính tương tác giữa học sinh và phụ huynh, tạo cơ hội để học sinh được thực hành kỹ năng nhiều hơn và giúp phụ huynh hiểu được con mình đang học tập nội dung gì tại trường. Ở khối 1-3, chỉ một số bài học có hoạt động Rèn luyện tại nhà và được triển khai với sự hỗ trợ của người lớn. Ở khối 4-5, tất cả các bài học đều đi kèm với hoạt động này. Thầy cô lưu ý gửi nội dung rèn luyện tại nhà ngay trong ngày có tiết học chính môn CLISE để phụ huynh và học sinh có thể thực hiện trong tuần, sau đó thu lại phiếu kết quả trước khi bắt đầu dạy bài học tiếp theo.
 
(ảnh)
 
Như đã đề cập ở trên, có một số hoạt động tự chọn giúp thầy cô tích hợp các kỹ năng CLISE vào các môn học khác trong chương trình giáo dục của Vinschool. Các hoạt động này có thể tìm thấy trong Tổng quan Chương học. Phần này giới thiệu các hoạt động giúp lồng ghép kỹ năng và khái niệm môn CLISE vào các môn học khác như Tiếng Việt, Toán, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội, Mỹ thuật và Giáo dục Thể chất. Các hoạt động này liên kết với nhiều mục tiêu học tập của mỗi khối lớp.</div>
|}</div></div>
 
<!-- TÁCH -->
<div class="toccolours mw-collapsible mw-collapsed" overflow:auto;"><div style="font-weight:bold;line-height:1.6;font-size:14px; color:#FFFFFF" text-indent: 50px;><div style="margin: 0; background: #5789d8; text-align: left; font-weight: bold;  text-indent: 2%; border: 3px solid #5789d8; padding: 0px 0px 0px 0px; -moz-border-radius: 10px; -webkit-border-radius: 10px; border-radius:10px" ">CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC</div></div><div class="mw-collapsible-content">
{| class="wikitable"
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 80%" |
<div style="font-size: 14px;"> <div style="font-size: 14px; color:#A880CF  ">'''Các cấu phần chính của chương trình:''' </div>
<div style="font-size: 14px;">
 
*Dạy các bài học theo đúng trình tự
*Củng cố kỹ năng và khái niệm
*Nhiệm vụ thực hành cuối chương
*Phối hợp với gia đình
 
<div style="font-size: 20px; color:#472c8f">'''Thế nào là Nhiệm vụ thực hành cuối chương?'''</div>
Bài học cuối cùng trong mỗi chương học của chương trình CLISE Trung học đã được thiết kế như một nhiệm vụ thực hành mang tính tổng kết. Hoạt động trong mỗi nhiệm vụ thực hành tạo cơ hội cho học sinh thể hiện các kỹ năng và kiến ​​thức mà các em thu nhận được từ chương học đó.
 
Lưu ý: ''Vì kiến ​​thức và kỹ năng trong chương trình CLISE của học sinh luôn phát triển khi các em lớn lên và phát triển, các nhiệm vụ thực hành cuối chương học được thiết kế để ghi lại một khoảnh khắc trong hành trình học tập của các em. Chúng '''<u>không</u>''' được thiết kế để đánh giá năng lực tình cảm-xã hội nói chung của cá nhân học sinh. Các nhiệm vụ thực hành cuối chương '''<u>không</u>''' cho biết học sinh có thể áp dụng các kỹ năng và kiến ​​thức của mình vào các tình huống thực tế bên ngoài bài học như thế nào.''
 
Các nhiệm vụ thực hành cuối chương này có những lợi ích sau cho giáo viên:
 
*Cung cấp cho giáo viên bằng chứng về việc học sinh chuyển hóa các kỹ năng và kiến ​​thức sang các tình huống mới như thế nào
*Mang lại những minh chứng về hành vi hoặc những sản phẩm hữu hình có thể làm bằng chứng cho quá trình học tập
*Yêu cầu học sinh tập hợp các kỹ năng và kiến ​​thức của mình và áp dụng chúng vào các tình huống có liên quan (chẳng hạn như trình bày các chiến lược quản lý cảm xúc hoặc viết một kế hoạch để hoàn thành một mục tiêu)
*Yêu cầu học sinh vượt ra ngoài việc nhớ lại đơn giản và thể hiện các kỹ năng cao hơn như phân tích, tổng hợp hoặc đánh giá
*Giúp giáo viên xác định các khía cạnh cụ thể mà lớp học có thế mạnh và những khía cạnh mà học sinh có thể cần hướng dẫn thêm hoặc củng cố
 
Các nhiệm vụ thực hành cuối chương này có những lợi ích sau cho học sinh:
 
*Tạo kết thúc mở cho chương học và cho phép nhiều cách để học sinh thể hiện sự thành công với các kỹ năng
*Cung cấp các bối cảnh mới và/hoặc thực tế để học sinh thể hiện khả năng học tập của mình
*Cung cấp hướng dẫn rõ ràng và mô tả những gì cần thiết để hoàn thành thành công nhiệm vụ
*Được cấu trúc để cho phép học sinh đã tham gia tất cả các bài học của chương học có thể hoàn thành nhiệm vụ mà không cần hướng dẫn thêm; tuy nhiên, trong một số trường hợp, một số học sinh có thể cần thêm sự hỗ trợ của giáo viên
 
<div style="font-size: 20px; color:#472c8f">'''Làm thế nào để học sinh vận dụng kỹ năng hàng ngày?'''</div>
Vận dụng kỹ năng hàng ngày là một nội dung quan trọng khác trên ''Phiếu Hoạt động củng cố.'' Phần này gợi ý cho thầy cô các cách củng cố kỹ năng và khái niệm thông qua các hoạt động và trải nghiệm tương tác thường ngày.
<div style="font-size: 16px;">'''Họp lớp'''</div>
Họp Lớp giúp xây dựng ý thức cộng đồng, cho học sinh cơ hội khám phá và suy ngẫm về các kỹ năng và khái niệm của chương trình trong một không gian an toàn, đồng thời cung cấp một diễn đàn để học sinh suy nghĩ về việc áp dụng các kỹ năng mà các em đang học vào xã hội và tình huống học tập cụ thể.
 
'''''Ngồi trong một vòng kết nối'''''
Để khuyến khích các cuộc thảo luận tích cực, hãy yêu cầu tất cả những người đang tham gia cuộc thảo luận, bao gồm cả thầy cô, ngồi thành vòng tròn đối mặt với nhau, không có gì cản trở giao tiếp bằng mắt. Đối với các lớp lớn hơn mà một vòng tròn đơn lẻ có thể không thực tế, hãy sắp xếp lớp ngồi theo hình thức “bể cá”, nghĩa là với một vòng tròn bên trong một vòng tròn khác bên ngoài. Vòng trong tích cực tham gia thảo luận trong khi vòng ngoài lắng nghe.
 
'''''Sử dụng một vật thể trò chuyện'''''
Chỉ định một đối tượng cụ thể như một đối tượng trò chuyện. Chỉ người cầm đồ vật mới có thể nói chuyện. Thiết lập một tín hiệu phi ngôn ngữ mà các học sinh khác có thể sử dụng để cho người nói biết họ muốn nói chuyện. Nếu cuộc trò chuyện bị chi phối bởi một vài học sinh, hãy nói rằng người nói phải đợi cho đến khi hai hoặc ba học sinh khác nói trước khi nói lại, hoặc đặt giới hạn thời gian cho một người có thể nói.
 
'''''Sự tham gia'''''
Tất cả học sinh và thầy cô nên tham gia tích cực vào phần Khởi động và Suy ngẫm. Nếu học sinh không có điều gì để nói, có thể cho thêm thời gian để suy nghĩ. Việc tham gia tích cực vào các cuộc thảo luận trong lớp là không bắt buộc, nhưng cần được khuyến khích liên tục. Khi học sinh trở nên thoải mái hơn, những người ban đầu miễn cưỡng sẽ trở nên sẵn sàng tham gia hơn.
 
'''''Thời gian'''''
Họp Lớp có thể được thực hiện trong ít nhất 10 phút hoặc lâu nhất là nửa giờ. Giáo viên nên thoải mái sử dụng nhiều hoặc ít câu hỏi thảo luận miễn sao phù hợp với tình huống thảo luận và để cuộc trò chuyện diễn ra theo những hướng tự nhiên.
 
<div style="font-size: 16px;">'''Thử thách tại lớp học'''</div>
Các Thử thách trong lớp mang đến cho học sinh cơ hội hình thành mối quan hệ tích cực và bền chặt với nhau và có thể là một cách thú vị để giúp tạo nền tảng cho bài học trong tuần.
 
'''''Vật liệu'''''
Một số Thử thách tại lớp học yêu cầu các vật dụng cụ thể. Hãy chắc chắn rằng thầy cô có thể nhận được các nguồn cung cấp cần thiết trước khi lên lịch cho hoạt động Thử thách tại lớp học.
 
'''''Sự chuẩn bị'''''
Sự chuẩn bị sẽ khác nhau tùy theo hoạt động. Hãy nhớ đọc trước hướng dẫn cho từng hoạt động để thầy cô sẵn sàng dẫn dắt học sinh trong giờ học.
 
'''''Sự tham gia'''''
Một số học sinh có thể miễn cưỡng tham gia các Thử thách tại lớp học, đặc biệt là vào đầu năm khi các em vẫn cảm thấy thoải mái với các hoạt động này. Học sinh không muốn tham gia không nên bị ép buộc. Thầy cô nên giao cho những học sinh này các vai trò khác, chẳng hạn như bấm giờ, ghi âm, hoặc trọng tài. Nhưng thầy cô cần tiếp tục để ý và khuyến khích những học sinh này và cho các em cơ hội tham gia khi các em sẵn sàng.
 
<div style="font-size: 16px;">'''Dự án phục vụ cộng đồng'''</div>
Các Dự án học qua phục vụ dựa trên các thông lệ tốt nhất về thiết kế và triển khai việc học qua phục vụ, và chúng mang lại cho học sinh cơ hội tạo ra sự thay đổi trong trường học và cộng đồng trong khi học các kỹ năng quan trọng và làm việc cùng nhau như một nhóm
 
'''''Sự chuẩn bị'''''
Các Dự án học qua phục vụ hiệu quả nhất khi chúng được điều hành bởi chính học sinh. Điều này làm cho việc chuẩn bị trở nên khó khăn hơn đối với giáo viên. Các dự án có thể đi theo nhiều hướng khác nhau, tùy thuộc vào quyết định của các học sinh dẫn dắt dự án. Khi thầy cô trở nên có kinh nghiệm hơn với các Dự án học qua phục vụ và học sinh tự tin và thấy thoải mái hơn khi tự điều hành các dự án, thời gian và nỗ lực cần thiết mà giáo viên cần bỏ ra sẽ giảm xuống.
 
'''''Sự tham gia'''''
Các Dự án học qua phục vụ cung cấp cho học sinh nhiều vai trò khác nhau. Tất cả học sinh nên tham gia vào dự án. Nếu một số học sinh bị cho “ra rìa” hoặc không thể tìm thấy vai trò mà các em cảm thấy thoải mái, thầy cô hãy yêu cầu cả lớp đánh giá lại dự án và lập một kế hoạch cho phép tất cả học sinh có cơ hội tham gia.
 
'''''Thời gian'''''
Các dự án học qua phục vụ cần có thời gian. Thầy cô cần lập kế hoạch phổ biến dự án qua nhiều tiết học bổ trợ và dành đủ thời gian bên ngoài lớp học để học sinh hoàn thành công việc của mình.
 
<div style="font-size: 20px; color:#472c8f">'''Hoạt động ''Rèn luyện'' tại nhà được triển khai ra sao?'''</div>
 
Rèn luyện tại nhà là cấu phần thứ tư của chương trình. Thông qua các bài tập thực hành giao về nhà, thầy cô có thể củng cố kỹ năng, khái niệm cho học sinh, đồng thời khuyến khích phụ huynh học cùng con. Đây là các hoạt động đơn giản, vui nhộn được thiết kế nhằm tăng cường tính tương tác giữa học sinh và phụ huynh, tạo cơ hội để học sinh được thực hành kỹ năng nhiều hơn và giúp phụ huynh hiểu được con mình đang học tập nội dung gì tại trường. Thầy cô lưu ý gửi nội dung rèn luyện tại nhà ngay trong ngày có tiết học chính môn CLISE để phụ huynh và học sinh có thể thực hiện trong tuần, sau đó thu lại phiếu kết quả trước khi bắt đầu dạy bài học tiếp theo.
 
Trao đổi với gia đình về các chủ đề được thảo luận trong các bài học của chương trình CLISE là một cách quan trọng để thu hút sự tham gia của gia đình và củng cố các kỹ năng và khái niệm trong môi trường ngoài trường học. Trong năm học, thầy cô sẽ gửi về nhà hai lá thư cho gia đình: một lá thư đầu năm và một lá thư trước khi dạy Chương 2: Nhận diện Bắt nạt và quấy rối. Bên cạnh đó, thầy cô cần gửi cho phụ huynh các liên lạc ngắn, hàng tuần gắn liền với mỗi bài học. Thông tin liên lạc hàng tuần có tóm tắt về chủ đề bài học và một câu hỏi mà phụ huynh có thể sử dụng để thảo luận cùng con. Tất cả thư gửi phụ huynh và thông tin liên lạc hàng tuần đều có sẵn bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt tại Folder CLISE trên Google Drive.
 
Dưới đây là một ví dụ về thông tin liên lạc ngắn cho mỗi bài học mà thầy cô sẽ gửi cho phụ huynh.
[[File:Bài học.png|center|thumb|600x600px]]
 
</div>
|}</div></div>

Latest revision as of 16:18, 13 October 2022

fdaws

File history

Click on a date/time to view the file as it appeared at that time.

Date/TimeThumbnailDimensionsUserComment
current16:18, 13 October 2022Thumbnail for version as of 16:18, 13 October 20221,600 × 1,089 (346 KB)Admin (talk | contribs)

The following page uses this file:

Metadata