File:1600px-Ng.png: Difference between revisions

From EXPART HR
Jump to navigation Jump to search
No edit summary
No edit summary
 
(10 intermediate revisions by the same user not shown)
Line 1: Line 1:
[[File:15.png|center|thumb|1200x1200px]]'''Chương trình này cho phép thầy cô theo dõi sự tiến bộ của học sinh ở mỗi khối lớp thông qua hình thức đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết. Đánh giá quá trình giúp giáo viên biết được học sinh hiểu và ghi nhớ các kỹ năng, khái niệm đến đâu, từ đó điều chỉnh cách dạy sao cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu của các em. Đánh giá tổng kết giúp giáo viên đo lường khối lượng kiến thức mà học sinh thu nhận được. Trên cơ sở kết quả đánh giá tổng kết, giáo viên sẽ xác định được các kỹ năng, khái niệm nào cần phải ôn tập và củng cố trong khoảng thời gian còn lại của năm học, phần nào cần được chú trọng trong năm học tới cũng như hướng cải thiện phương pháp giảng dạy để tăng cường hiệu quả học tập của học sinh nói chung.'''
dscd
 
*'''Đánh giá quá trình''': giáo viên sẽ lựa chọn nhiều hình thức đánh giá khác nhau, phụ thuộc vào nội dung bài học, năng lực được xây dựng cho mỗi bài học, lứa tuổi của học sinh. Giáo viên nên ưu tiên các hình thức đánh giá sau đây: bản câu hỏi tự báo cáo, phỏng vấn, quan sát chấm điểm theo rubrics, biểu diễn/trình bày cá nhân, dự án nhóm. Cần lưu ý rằng với mỗi nhóm năng lực cụ thể sẽ có các hình thức đánh giá phù hợp riêng. Dưới đây sẽ là những hướng dẫn chung dành cho các nhóm năng lực và hình thức đánh giá phù hợp:
 
{| class="wikitable"
|'''Hình thức đánh giá'''
|'''Nhận thức nội thân'''
|'''Kĩ năng nội thân'''
|'''Nhận thức liên thân'''
|'''Kĩ năng liên thân'''
|-
|Ví dụ về nhóm năng lực
|Tư duy phát triển, tự tin
|Tự kiểm soát, đặt mục tiêu, quản lý căng thẳng
|Thấu cảm, nhận thức xã hội
|Tiếp nhận quan điểm xã hội, phối hợp giải quyết vấn đề
|-
|Bản câu hỏi tự báo cáo
|x
|
|x
|
|-
|Phỏng vấn
|x
|
|x
|x
|-
|Quan sát chấm điểm theo rubrics
|
|x
|
|x
|-
|Biểu diễn/trình bày cá nhân
|
|x
|
|x
|-
|Dự án nhóm
|
|x
|
|x
|}
 
*'''Đánh giá kết quả:''' năng lực trong môn CLISE được hiểu là tổng hòa của bốn yếu tố, gồm kiến thức, kĩ năng, thái độ, và tư duy. Vì vậy, bài đánh giá kết quả vào cuối mỗi chương học và cuối mỗi học kì nên phủ đủ cả bốn yếu tố này. Nói cách khác, những bài kiểm tra đánh giá kết quả cần cung cấp đủ thông tin và dữ liệu để giáo viên đánh giá cả bốn yếu tố này ở học sinh.
 
'''Ví dụ:'''
 
'''<u>KHỐI 1-3</u>'''
 
'''Đánh giá quá trình'''
 
*'''Khi nào?:''' Khi triển khai hoạt động Luyện tập mỗi ngày, ngày thứ 5: Minh họa kiến thức
 
'''Làm gì?:''' Học sinh vẽ một bức tranh để minh họa kiến thức, hiểu biết của mình về các khái niệm và kỹ năng được đề cập trong bài học. Học sinh có thể thuyết minh bằng lời hoặc viết một câu mô tả bức tranh.
 
*'''Khi nào?''': Khi chơi trò chơi Kích hoạt trí não
 
'''Làm gì?''': Giáo viên quan sát học sinh khi các em chơi trò chơi để xác định ai tích cực, ai chưa tích cực, ai không tham gia.
 
*'''Khi nào?''': Sau khi bài học kết thúc
 
'''Làm gì?''': Giáo viên gửi nội dung Rèn luyện tại nhà ngay trong ngày và thu lại trước khi bắt đầu dạy bài học tiếp theo. Dựa trên phần bài làm này, giáo viên có thể đánh giá sự tiến bộ của học sinh.
 
'''<u>KHỐI 4-5</u>'''
 
'''Đánh giá quá trình'''
 
*'''Khi nào?:''' Khi triển khai hoạt động Luyện tập mỗi ngày, ngày thứ 5: Viết về trải nghiệm cá nhân
 
'''Làm gì?:''' Học sinh viết bài suy ngẫm về những kỹ năng, khái niệm đã học dựa trên gợi ý cho sẵn.
 
*'''Khi nào?:''' Sau khi bài học kết thúc
 
'''Làm gì?:''' Giáo viên gửi nội dung Rèn luyện tại nhà ngay trong ngày và thu lại trước khi bắt đầu dạy bài tiếp theo. Dựa trên phần bài làm này, giáo viên có thể đánh giá sự tiến bộ của học sinh.
 
'''<u>KHỐI 1-5</u>'''
 
'''Đánh giá tổng kết'''
 
*Vào cuối mỗi Chương, thầy cô sẽ yêu cầu học sinh làm một bài kiểm tra trắc nghiệm đánh giá cuối Chương.
 
*Vào cuối mỗi học kỳ, thầy cô sẽ yêu cầu học sinh thực hiện các nhiệm vụ trình bày (như dự án, báo cáo, kể chuyện, v.v.)
 
'''<u>KHỐI 6-10</u>'''
 
'''Đánh giá tổng kết'''
 
*Vào cuối mỗi Chương, thầy cô sẽ yêu cầu học sinh thực hiện Nhiệm vụ thực hành cuối chương
 
*Vào cuối mỗi học kỳ, thầy cô sẽ yêu cầu học sinh thực hiện các nhiệm vụ trình bày (như dự án, báo cáo, kể chuyện, v.v.)
 
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''HỆ THỐNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ''' ==
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Đối với tiểu học:''' ===
Học sinh được đánh giá dựa theo rubrics (xem Rubrics đánh giá kỹ năng) có thang điểm từ 0 đến 4:
 
*từ mức 3 trở lên thì xếp loại ĐẠT
*dưới mức 3 thì xếp loại CHƯA ĐẠT
 
Rubrics này được sử dụng trong mỗi tuần học để giáo viên đánh giá được những điểm chưa đạt của học sinh để có những góp ý, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh đạt được yêu cầu của mỗi tuần học.
 
Vào cuối mỗi chương học, học sinh sẽ được đánh giá kết quả theo rubrics ở các hoạt động phù hợp như hướng dẫn ở tiểu mục Cách tiếp cận đánh giá. Giáo viên phải báo cáo rõ mục tiêu bài học nào trong chương học sinh đã ĐẠT (bao nhiêu điểm trên thang rubrics) và mục tiêu bài học nào trong chương học sinh CHƯA ĐẠT (bao nhiêu điểm trên thang rubrics). Giáo viên cần góp ý, hướng dẫn, và giúp đỡ học sinh cải thiện năng lực CHƯA ĐẠT để '''đánh giá lại ở phần đánh giá kết quả của chương kế tiếp'''. Nghĩa là phần đánh giá kết quả của chương 2 sẽ gồm các mục tiêu học tập của chương 2 và mục tiêu học tập CHƯA ĐẠT của chương 1.
 
Trong suốt quá trình một học kỳ, giáo viên cần theo dõi '''sự lặp lại''' các năng lực ĐÃ ĐẠT của học sinh thông qua bảng theo dõi hành vi. Nếu học sinh có những biểu hiện và hành vi thể hiện năng lực đã được học (ở trong bất cứ hoàn cảnh nào) '''đủ 3 lần sau chương học''' thì học sinh được xem là đã '''THÀNH THẠO''' năng lực đó. Những năng lực học sinh được đánh giá THÀNH THẠO thông qua yêu cầu của bảng theo dõi hành vi sẽ không được đánh giá lại vào bài đánh giá kết quả cuối học kì. Nghĩa là bài đánh giá kết quả cuối học kì chỉ gồm các mục tiêu học tập CHƯA ĐẠT và các mục tiêu đã ĐẠT nhưng CHƯA THÀNH THẠO.
 
Kết quả của bài đánh giá kết quả cuối học kì sẽ là kết quả cuối cùng để đánh giá học sinh ĐẠT hay CHƯA ĐẠT cho học kì.
 
===<div style="color:#472c8f"> '''Đối với trung học''': ===
Trong mỗi học kỳ, giáo viên ghi nhận:
 
*'''3 đầu điểm hệ số 1 là 3 đầu điểm cao nhất trong các bài đánh giá quá trình'''
*'''1 đầu điểm hệ số 2 là đầu điểm cao nhất trong các bài đánh giá cuối chương học'''
*'''1 đầu điểm hệ số 3 là điểm bài đánh giá cuối học kì'''
 
''Ví dụ:''
 
''Học sinh A đạt được các điểm số cho các bài tập/nhiệm vụ hàng tuần trong suốt học kì là 10,9,7,9,10; điểm các bài đánh giá cuối chương từ chương 1 đến chương 3 lần lượt là 8,9,7; điểm bài đánh giá cuối học kì là 8; thì điểm trung bình học kì 1 của học sinh A là: [(10+10+9) x 1 + 9 x 2 + 8 x 3] : 8 = 8.9''
 
==<div style="color:#472c8f"> '''HÌNH THỨC VÀ MA TRẬN BÀI ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ''' ==
Do yêu cầu lấy điểm và đánh giá của môn Giáo dục kỹ năng-phẩm chất khác nhau giữa khối Tiểu học và khối Trung học, bài đánh giá cuối học kỳ 2 của khối Tiểu học và Trung học sẽ được triển khai dưới hình thức khác nhau.
 
===<div style="color:#472c8f"> '''Khối Tiểu học''' ===
 
===='''Hình thức đánh giá'''====
Giáo viên sử dụng Rubric để đánh giá học sinh ở từng kỹ năng đã được học.
 
====Rubric đánh giá====
 
=====Bảng đánh giá học sinh cuối học kỳ=====
{| class="wikitable"
|'''Kỹ năng của CLISE'''
|'''Cần cố gắng nhiều'''
 
'''(0)'''
|'''Cần cố gắng'''
 
'''(1)'''
|'''Thông hiểu'''
 
'''(2)'''
|'''Khá thành thạo'''
 
'''(3)'''
|'''Thành thạo'''
 
'''(4)'''
|-
|
#...
|
|
|
|
|
|-
|
#...
|
|
|
|
|
|-
|Đánh giá chung
| colspan="5" |Nếu điểm trung bình (tổng điểm các kỹ năng/số lượng kỹ năng đã học):
 
*≥ 3.5: '''Thành thạo'''
*<3.5 và ≥2.5: '''Khá thành thạo'''
*<2.5 và ≥1.5: '''Thông hiểu'''
*<1.5 và ≥0.5: '''Cần cố gắng'''
*<0.5: '''Cần cố gắng nhiều'''
|}
<br />
 
=====Bảng diễn giải các mức năng lực=====
{| class="wikitable"
|'''Đánh giá'''
|'''Mức năng lực'''
|'''Ví dụ'''
|-
|'''Thành thạo'''
|Học sinh '''đưa ra các quyết định hợp lí để sử dụng các kĩ năng đã học trong các tình huống phù hợp''':
 
*'''Thông hiểu những quy tắc vận hành cơ bản ở khía cạnh tác động của chúng đến hành vi''', nghĩa là có khả năng phân tích được mối liên hệ giữa kiến thức về kỹ năng, tư duy, thái độ và hành vi của bản thân một cách tự động trong mọi tình huống
*'''Có những điều chỉnh cần thiết về quy tắc vận hành cơ bản để gia tăng xác suất sử dụng các kĩ năng cụ thể đã được học''', nghĩa là có khả năng thay đổi tư duy, thái độ của bản thân vì hiểu được giá trị của nó để áp dụng các kỹ năng trong tất cả tình huống mà không cần giúp đỡ từ ai, tự động sửa sai bất kỳ lỗi nào về kỹ năng đã áp dụng
|Học sinh đưa ra các quyết định hợp lí để sử dụng kĩ năng thể hiện hiểu biết về việc mọi người có các quan điểm khác nhau:
 
*Thông hiểu các quan điểm học sinh đang có mà có thể hạn chế việc học sinh thể hiện hiểu biết về việc mọi người có các quan điểm khác nhau
*Có những điều chỉnh đối với quan điểm mà có thể cản trở học sinh thể hiện hiểu biết về việc mọi người có các quan điểm khác nhau
|-
|'''Khá thành thạo'''
|Học sinh có thể '''thực hiện các bước hoặc chiến lược liên quan đến kĩ năng đã học một cách chính xác và khá thành thục''':
 
*'''Đang trở nên thành thục trong việc thực hiện kĩ năng''', nghĩa là có thể thực hiện chính xác kỹ năng mà hầu như không cần giúp đỡ cả trong những tình huống quen thuộc và không quen thuộc, có thể tự phát hiện và sửa sai thường xuyên
*'''Hình thành các bước hoặc chiến lược thông qua luyện tập''', nghĩa là học sinh có ý thức về việc tự tin thể hiện các kỹ năng thường xuyên, trong những trường hợp cần đến kỹ năng
|Thể hiện biểu biết về việc mọi người có quan điểm khác nhau trong các tình huống thực tế một cách chính xác và khá thành thục bằng việc sử dụng các chiến lược như sau :
 
*Hiểu rằng các quan điểm có thể khác nhau
*Đưa ra quyết định hợp lý để nhận định rằng người mà bạn đang bất đồng quan điểm đang ứng xử bằng thiện chí
*Chủ động lắng nghe điều người khác đang nói và cố gắng hiểu lí do để người khác có quan điểm như vậy
*Khi đưa ra một quan điểm khác với người khác, tập trung vào logic trong lập luận của mình
*Chắc chắn rằng trong lúc tranh luận không nói những điều tiêu cực về người khác
|-
|'''Thông hiểu'''
|'''Thông hiểu các kiến thức quan trọng về các kĩ năng đã học và có thể thực hiện kĩ năng khá chính xác''':
 
*'''Biết được các bước hoặc chiến lược của kĩ năng''', nghĩa là học sinh có thể giải thích, miêu tả và thường xuyên sử dụng kỹ năng trong những tình huống quen thuộc
*'''Biết được các thông tin quan trọng liên quan đến kĩ năng''', nghĩa là học sinh có thể thảo luận về các khía cạnh, vấn đề khác nhau có mối quan hệ trực tiếp với kỹ năng
*'''Biết được các ngôn ngữ quan trọng liên quan đến kĩ năng''', nghĩa là học sinh có thể nêu và định nghĩa các thuật ngữ, cụm từ liên quan đến kỹ năng
*'''Thực hiện kỹ năng khá chính xác''', có thể tự sửa sai khi được chỉ ra, vẫn cần giúp đỡ để sử dụng kỹ năng trong những tình huống không quen thuộc
|Học sinh có thể thực hiện khá chính xác kĩ năng thể hiện biểu biết về việc mọi người có quan điểm khác nhau, và có thể giải thích hoặc miêu tả:
 
*Các bước thông thường như: Hiểu rằng các quan điểm có thể khác nhau
 
*Đưa ra quyết định hợp lý để nhận định rằng người mà bạn đang bất đồng quan điểm đang ứng xử bằng thiện chí
*Chủ động lắng nghe điều người khác đang nói và cố gắng hiểu lí do để người khác có quan điểm như vậy
*Khi đưa ra một quan điểm khác với người khác, tập trung vào logic trong lập luận của mình
*Chắc chắn rằng trong lúc tranh luận không nói những điều tiêu cực về người khác
 
*Thông tin về kĩ năng như đặc điểm của một quan điểm, quan điểm riêng của học sinh về các chủ đề nhất định, các hành vi cho thấy sự khác nhau về quan điểm giữa hai người, phản ứng cảm xúc thông thường của học sinh khi ai đó bất đồng quan điểm với họ, cảm xúc mạnh có thể ảnh hưởng cách suy nghĩ của mọi người như thế nào
*Ý nghĩa của những thuật ngữ cơ bản như quan điểm, bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, đối đầu, tôn trọng
|-
|'''Cần cố gắng'''
|Học sinh '''đạt được một phần trong các yêu cầu của mức Khá thành thạo và Thông hiểu khi có trợ giúp''', nghĩa là học sinh chưa đạt đủ một nửa các điểm yêu cầu của mức Khá thành thạo và chưa đạt hết các điểm yêu cầu của mức Thông hiểu khi có trợ giúp
|Học sinh đạt được một phần nhỏ trong các yêu cầu của mức Khá thành thạo và Thông hiểu khi có trợ giúp
|-
|'''Cần cố gắng nhiều'''
|Học sinh không có biểu hiện rõ ràng về việc đạt được bất cứ yêu cầu nào khi có trợ giúp
|Học sinh không có biểu hiện rõ ràng về việc đạt được bất cứ yêu cầu nào khi có trợ giúp
|}
 
=====Hướng dẫn lựa chọn mức năng lực của học sinh theo ''Bảng diễn giải các mức năng lực''=====
 
*Học sinh phải có những biểu hiện ở tất cả các điểm yêu cầu (phần chữ in đậm sau mỗi chấm tròn) của một mức năng lực thì mới được xếp là đạt mức năng lực đó.
*Học sinh chỉ có những biểu hiện của một nửa các điểm yêu cầu (phần chữ in đậm sau mỗi chấm tròn) của một mức năng lực thì được xếp vào mức năng lực thấp hơn liền kề.
 
''Ví dụ: Học sinh có biểu hiện ở 1/2 điểm yêu cầu của mức Thành thạo thì học sinh đó được xếp ở mức Khá thành thạo''.
 
*Học sinh đạt ít hơn một nửa các điểm yêu cầu (phần chữ in đậm sau mỗi chấm tròn) của một mức năng lực thì được xếp vào mức năng lực ''Cần cố gắng''.
*Giáo viên cần tham khảo ý kiến của Ban giám hiệu trước khi đánh giá học sinh ở mức ''Cần cố gắng nhiều''.
 
=====Hướng dẫn chuyển đổi mức năng lực của học sinh theo ''Bảng diễn giải các mức năng lực'' sang các mức đánh giá trên School Online (SO)=====
 
*Các học sinh ở mức năng lực '''Thành thạo''' và '''Khá thành thạo''' được ghi là '''Hoàn thành tốt''' trên SO.
*Các học sinh ở mức năng lực '''Thông hiểu''' và '''Cần cố gắng''' được ghi là '''Hoàn thành''' trên SO.
*Các học sinh ở mức năng lực '''Cần cố gắng nhiều''' được ghi là '''Chưa hoàn thành''' trên SO.
 
Trong phần ''Nhận xét'', giáo viên cần ghi rõ mức kỹ năng theo rubric kèm một số tiêu chí cụ thể của mức đó.
 
Ví dụ: Học sinh ở mức năng lực ''Khá thành thạo'' được ghi là ''Hoàn thành tốt'' trên SO, và trong phần ''Nhận xét'', giáo viên sẽ ghi là “''Học sinh sử dụng các kỹ năng khá thành thạo, có thể thực hiện các bước hoặc chiến lược liên quan đến các kỹ năng đã học một cách chính xác và khá thành thục''.”
 
===<div style="color:#472c8f"> '''Khối Trung học''' ===
 
===='''Hình thức đánh giá'''====
Giáo viên sử dụng bài đánh giá chung của toàn hệ thống để đánh giá năng lực của học sinh.
 
===='''Hình thức bài đánh giá'''====
{| class="wikitable"
|'''Hình thức'''
|'''Đối tượng đánh giá'''
|'''Số lượng câu hỏi/ nhiệm vụ'''
|'''Tỉ lệ điểm'''
|'''Thời gian đánh giá'''
|-
| rowspan="3" |Bài tập biểu diễn/trình bày
|Kiến thức
 
(thu nạp)
| rowspan="3" |chọn 1 trong 3 bài tập nhóm
|2/10
| rowspan="3" |Tiết bổ trợ + Tiết chính
|-
|Tư duy và thái độ (phản biện kiến thức)
| rowspan="2" |8/10
|-
|Kỹ năng
 
(chuyển hóa kiến thức)
|}
 
===='''Yêu cầu của bài đánh giá'''====
 
*Bài đánh giá phải thỏa mãn cùng lúc tất cả các tiêu chí sau đây:
*Bài đánh giá phải yêu cầu học sinh áp dụng các kiến thức đã học vào việc thực hiện một nhiệm vụ '''biểu diễn/trình bày'''.
*Bài đánh giá phải yêu cầu '''kiến thức''' về các kỹ năng đã được học, cung cấp cho giáo viên những bằng chứng rõ ràng để đánh giá khả năng nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được kiến thức nội dung đã học của học sinh.
*Bài đánh giá đề cập đến các '''tình huống''' có tính thời sự, nổi cộm trong cuộc sống và yêu cầu học sinh trình bày phản ứng trước các tình huống này.
*Tình huống trong bài đánh giá cần nêu rõ các '''dữ kiện''' liên quan để học sinh có đủ thông tin, hình dung chính xác về sự việc, câu chuyện, hiện tượng, vấn đề, v.v. và phải đặt ra yêu cầu cụ thể về phản ứng của học sinh.
 
''Ví dụ: Thay vì đặt câu hỏi “'''Em thấy tình huống trên như thế nào'''?”, giáo viên cần định hướng rõ hơn trong yêu cầu bằng câu hỏi như “'''Nếu là em, em sẽ hành động như thế nào để mọi người đều cảm thấy được tôn trọng?'''” (nếu mục đích của bài đánh giá là đánh giá thái độ tôn trọng của học sinh).''
 
*Bài đánh giá phải cung cấp cho giáo viên những bằng chứng rõ ràng để đánh giá khả năng kết nối, sắp xếp, vận dụng một số nội dung đã học để giải quyết '''vấn đề mới''' trong các tình huống quen thuộc và không quen thuộc.
 
''Ví dụ: Thay vì yêu cầu học sinh (1) “kể lại những câu chuyện cho thấy bản thân đã vượt qua trở ngại để chinh phục những điều mới”, giáo viên nên yêu cầu học sinh (2) “đưa ra lời khuyên cho chính bản thân mình khi phải đối mặt với một trở ngại tương tự trong tương lai”. Như vậy, học sinh không phải được yêu cầu minh họa kiến thức đã học bằng những ví dụ trong thực tiễn của bản thân (điều này rất khó để đánh giá khả năng áp dụng kỹ năng vào một tình huống mới), mà học sinh sẽ phải phân tích, đánh giá hành động trong thực tiễn đã xảy ra để đưa ra các điều chỉnh phù hợp hơn trong tương lai (điều này là biểu hiện rõ ràng cho việc học sinh đã áp dụng được kỹ năng được học vào quá trình tư duy và đưa ra hành động). Nói cách khác, yêu cầu (1) tập trung vào việc dùng thực tiễn để làm rõ kỹ năng, còn yêu cầu (2) thì tập trung vào việc dùng kỹ năng để làm rõ hành động.''
 
*Bài đánh giá cần khuyến khích sự '''chủ động''' tiếp cận đề tài, phát hiện vấn đề và đưa ra giải pháp của học sinh.
 
''Ví dụ: Thay vì yêu cầu học sinh “lập kế hoạch để nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong lớp”, giáo viên nên yêu cầu học sinh “lập kế hoạch để cùng các bạn cải thiện môi trường lớp học”. Như vậy, học sinh sẽ phải tự mình tìm hiểu “môi trường lớp học” là gì, liên hệ những yếu tố của môi trường lớp học với lớp học của mình, phân tích tình hình thực tế để phát hiện ra điểm cần cải thiện, từ đó mới lập kế hoạch hành động cùng nhau''.  
 
'''Lưu ý:'''  
 
Bài đánh giá '''không nhất thiết''' phải yêu cầu sự sáng tạo trong trình bày của học sinh. Mục tiêu chính của bài đánh giá là để đánh giá khả năng áp dụng kỹ năng đã học của học sinh, vì vậy phần thể hiện/trình diễn của học sinh chỉ là '''công cụ, cơ sở để đánh giá kỹ năng liên quan trực tiếp, đã được giảng dạy''' trong chương trình.
 
''Ví dụ: Trong đề thi học kỳ 1, khi giáo viên yêu cầu học sinh lớp 8 thuyết trình về chủ đề “Chuẩn bị hành trang cho tương lai”, các kỹ năng về thuyết trình như diễn đạt, kết nối với người nghe, chuẩn bị slides trình chiếu, bố cục bài nói, v.v. không phải là những điều cần đánh giá. Vì những kỹ năng này không nằm trong chương trình CLISE của học kỳ 1 khối lớp 8. Thay vào đó, các kỹ năng cần đánh giá phải là “xác định được bản sắc cá nhân”, “cách phát triển các điểm mạnh của bản thân”, “cách sử dụng các điểm mạnh để theo đuổi đam mê”, v.v.''
 
===='''Hướng dẫn chấm điểm bài biểu diễn/trình bày'''====
<u>'''Kiến thức:'''</u>  2/10
 
*Toàn bộ bài biểu diễn/trình bày có kiến thức sai lệch nghiêm trọng: 0 điểm
*Bài biểu diễn/trình bày có 3 lỗi sai về kiến thức trở lên: 0.5 điểm
*Bài biểu diễn/trình bày có 2 lỗi sai về kiến thức: 1 điểm
*Bài biểu diễn/trình bày có 1 lỗi sai về kiến thức: 1.5 điểm
*Bài biểu diễn trình bày không có lỗi sai về kiến thức: 2 điểm
 
'''<u>Tư duy, thái độ, kỹ năng:</u>'''  8/10
 
Giáo viên sử dụng Bảng diễn giải các mức năng lực (mục 2.2.) để chấm điểm.
 
*Mức Thành thạo: 8 điểm
*Mức Khá thành thạo: 6-7 điểm
*Mức Thông hiểu: 4-5 điểm
*Mức Cần cố gắng: 1-3 điểm
*Mức Cần cố gắng nhiều: 0 điểm

Latest revision as of 16:26, 13 October 2022

dscd

File history

Click on a date/time to view the file as it appeared at that time.

Date/TimeThumbnailDimensionsUserComment
current16:26, 13 October 2022Thumbnail for version as of 16:26, 13 October 20221,600 × 336 (278 KB)Admin (talk | contribs)

The following page uses this file:

Metadata