File:10fegf.png: Difference between revisions

From EXPART HR
Jump to navigation Jump to search
(Created page with "<div style="text-align: center; font-size: 24px; color:#472c8f"> '''TỔNG QUAN CHƯƠNG HỌC''' </div> ==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''Tầm quan trọng...")
 
No edit summary
 
(One intermediate revision by the same user not shown)
Line 1: Line 1:
<div style="text-align: center; font-size: 24px; color:#472c8f"> '''TỔNG QUAN CHƯƠNG HỌC''' </div>
dfsad
 
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''Tầm quan trọng của chương học'''==
Để học tập hiệu quả, học sinh cần phải có khả năng tự điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của mình. Khả năng này giúp các con học tập hiệu quả hơn và thành công hơn trong các mối quan hệ với bạn bè và người lớn. Kỹ năng tự điều chỉnh không những hỗ trợ học sinh Tiểu học đạt thành tích cao hơn trong học tập mà còn giúp các con phát triển năng lực cảm xúc - xã hội.
 
Chương trình CLISE bậc Tiểu học thúc đẩy sự phát triển của kỹ năng tự điều chỉnh và cải thiện kết quả học tập của học sinh thông qua việc tập trung vào các kỹ năng phục vụ học tập. Tập trung sự chú ý, lắng nghe, áp dụng kỹ thuật tự đối thoại và mạnh dạn giao tiếp là các kỹ năng mà học sinh cần có và cần áp dụng để thành công trong những môi trường học tập khác nhau. Đóng vai trò là nền tảng cho năng lực cảm xúc - xã hội (yếu tố cần thiết để học sinh biết thấu cảm, quản lý cảm xúc và giải quyết vấn đề hiệu quả), các kỹ năng phục vụ học tập cũng được đan cài trong các chương học khác của chương trình.
 
'''Học sinh có kỹ năng tự điều chỉnh bản thân tốt thường:'''
 
*Có kỹ năng toán học, ngôn ngữ và từ vựng tốt hơn
*Đạt thành tích tốt hơn trong học tập
*Tốt nghiệp trung học phổ thông
*Có hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội
 
'''Học sinh có kỹ năng tự điều chỉnh bản thân kém thường: '''
 
*Có kết quả học tập kém
*Gặp vấn đề về cảm xúc và hành vi
*Bị bạn bè xa lánh
*Bỏ học
*Bị cho thôi học
 
==='''Trò chơi Kích hoạt trí não'''===
Trong phần khởi động đầu mỗi buổi học của chương trình, học sinh sẽ tham gia vào các trò chơi ngắn có độ dài khoảng 5 phút (được gọi là trò chơi Kích hoạt trí não). Các trò chơi này có tác dụng thử thách kỹ năng nhận thức của các con, bao gồm năng lực tập trung, trí nhớ ngắn hạn và khả năng tự kiềm chế. Những kỹ năng này sẽ góp phần nâng cao khả năng tự điều chỉnh của học sinh và đây cũng là mục tiêu lớn của chương trình. Các trò chơi Kích hoạt trí não giúp các con phát triển:
 
*''Năng lực tập trung:'' học sinh phải tập trung vào người quản trò, luật chơi và phần thể hiện của mình khi tham gia trò chơi
*''Trí nhớ ngắn hạn:'' học sinh phải ghi nhớ và tuân thủ luật chơi với độ khó tăng dần
*''Khả năng tự kiềm chế:'' học sinh phải dừng hoặc thực hiện hành động cụ thể để đảm bảo tuân thủ luật chơi
 
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f">'''Tổng quan các bài học''' ==
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f">'''Bài 1: Người học có thái độ tôn trọng''' ===
Trong bài học này, học sinh sẽ được học 2 kỹ năng phục vụ học tập, đó là tập trung chú ý và lắng nghe. Học sinh hiểu được rằng việc vận dụng các kỹ năng này giúp các con thể hiện sự tôn trọng.
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f">'''Bài 2: Sử dụng phương pháp tự đối thoại ''' ===
Trong bài học này, học sinh biết được rằng tự đối thoại nghĩa là tự nói thầm với bản thân hay chỉ suy nghĩ trong đầu mà không cần nói ra. Học sinh cũng tìm hiểu về hiệu quả của phương pháp tự đối thoại trong việc giúp bản thân tập trung, hoàn thành nhiệm vụ và kiểm soát sự phân tâm.
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f">'''Bài 3: Mạnh dạn''' ===
Bài học này giúp học sinh hiểu được rằng mạnh dạn là yêu cầu những gì mình muốn hoặc cần bằng giọng nhẹ nhàng, quyết đoán và đây là cách hành xử tôn trọng giúp các con đạt được nguyện vọng của mình. Học sinh thực hành kỹ năng giao tiếp mạnh dạn để thể hiện nguyện vọng của mình ở trường.
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f">'''Bài 4: Lập kế hoạch học tập ''' ===
Bài học này giới thiệu cho học sinh kỹ năng lập kế hoạch để học tập hiệu quả. Các con biết được những tiêu chí của một kế hoạch tốt và sử dụng những tiêu chí đó để đánh giá kế hoạch 3 bước của bản thân.
 
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''Vận dụng kỹ năng hàng ngày''' ==
Để có được hiệu quả lâu dài, các kỹ năng và khái niệm được giới thiệu trong chương trình cần được áp dụng vào hoạt động thường ngày. Việc lặp đi lặp lại các kỹ năng, khái niệm này giúp học sinh có thể vận dụng chúng một cách tự động khi cần thiết. Để đưa những kỹ năng, khái niệm đã học trong môn CLISE vào cuộc sống, cần áp dụng quy trình 3 bước: 1) Dự đoán tình huống. 2) Củng cố kỹ năng. 3) Suy ngẫm.
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f">'''Dự đoán tình huống ''' ===
Trước khi bắt đầu một hoạt động, thầy/cô hãy cho học sinh DỰ ĐOÁN xem mình có thể áp dụng các kỹ năng phục vụ học tập nào trong hoạt động đó: '''Tiếp theo, (các) con sẽ làm việc với nhau để thực hành nội dung đã học trong giờ toán. Con nghĩ mình sẽ sử dụng kỹ năng học tập nào?'''  Thầy/cô hãy sử dụng Poster hoặc bộ thẻ kỹ năng học tập, chỉ vào từng kỹ năng và yêu cầu học sinh giơ tay nếu các con nghĩ mình sẽ áp dụng kỹ năng đó trong bài học.
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f">'''Củng cố kỹ năng''' ===
Thầy cô cần chú ý xem khi nào học sinh áp dụng các kỹ năng phục vụ học tập và CỦNG CỐ hành vi tích cực của các con thông qua các phản hồi cụ thể, chẳng hạn: '''Minh Anh, thầy/cô thấy rằng con thực sự đang rất chú ý lắng nghe bạn mình thông qua cách con tập trung ngồi và hỏi những câu hỏi liên quan đến nội dung mà bạn đang nói'''.
 
Thầy cô làm mẫu cho học sinh khi bản thân vận dụng các kỹ năng phục vụ học tập trong ngày: '''Bạn Kiên nhờ thầy/cô hướng dẫn làm bài tập viết nên thầy/cô cần tập trung sự chú ý để nghe xem bạn ấy muốn nói gì. Vì ở đây hơi ồn ào nên thầy/cô sẽ áp dụng kỹ thuật tự đối thoại để giúp mình loại bỏ sự phân tâm.'''
 
Thầy cô hãy nhắc học sinh vận dụng những kỹ năng phục vụ học tập trong cả quá trình các con học tập tại trường mỗi ngày: '''Các con nhớ sử dụng phương pháp tự đối thoại để giúp mình ghi nhớ các hướng dẫn và nhắc nhở bản thân cần làm gì tiếp theo.'''
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f">'''Suy ngẫm''' ===
Thầy cô hãy yêu cầu học sinh SUY NGẪM xem các con đã áp dụng những kỹ năng bài học nào trong khi thực hiện hoạt động, đồng thời việc áp dụng đó đã hỗ trợ các con học tập hiệu quả hơn ra sao: '''Trước khi các con làm bài tập Toán với bạn cặp của mình, các con đã dự đoán những kỹ năng phục vụ học tập mà mình sẽ cần đến. Vậy các con đã áp dụng những kỹ năng nào? Kỹ năng đó đã giúp các con hoàn thành nhiệm vụ ra sao?'''
 
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''Hoạt động tích hợp với các môn học khác '''==
 
<div class="toccolours mw-collapsible mw-collapsed" overflow:auto;"><div style="font-weight:bold;line-height:1.6;font-size:14px; color:#FFFFFF" text-indent: 50px;><div style="margin: 0; background: #6999E4; text-align: left; font-weight: bold;  text-indent: 2%; border: 3px solid #6999E4; padding: 0px 0px 0px 0px; -moz-border-radius: 10px; -webkit-border-radius: 10px; border-radius:10px" ">[[File:agenda.png|30px|sub]]  Ngôn ngữ</div></div><div class="mw-collapsible-content">
{| class="wikitable"
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 100%" |
<div style="font-size: 14px; color:#472c8f  ">'''Nhảy theo tranh ''' </div>
<div style="font-size: 14px;"> Thầy/cô mở đầu tiết học bằng trò chơi kích hoạt trí não có tên Nhảy theo tranh. Sử dụng 6 tranh vẽ đơn giản làm ví dụ và cho cả lớp thảo luận về đặc điểm của loại tranh này (là những nét vẽ đơn giản, hoàn thiện trong thời gian ngắn, một màu, không cần đánh bóng, không đi vào chi tiết). Tiếp đến, thầy/cô cho học sinh thảo luận về những vần điệu liên quan tới các bức tranh đó. Chỉ ra những thành phần của mỗi cặp vần điệu với nhau (chẳng hạn như giống nhau về số lượng âm tiết, âm đầu giống nhau hoặc cách cấu tạo từ giống nhau) và cách các âm vần đó giúp học sinh nhớ được cần phải làm hành động gì. Thầy/cô yêu cầu mỗi học sinh vẽ một bức tranh đơn giản, sau đó tập hợp tất cả các tranh lại tạo thành một bộ tranh chung cho cả lớp. Tiếp đến, lập một danh sách các từ chỉ hành động tương ứng với những bức tranh mà học sinh đã vẽ và yêu cầu các con nghĩ ra động tác nhảy phụ họa cho bức hình. Học sinh có thể dạy cho bạn làm cặp với mình hoặc cho cả lớp những động tác mà các con sáng tạo ra. Cuối cùng, thầy/cô thu lại và ép các bức tranh này. Bộ tranh này có thể tái sử dụng khi các con chơi lại trò chơi này.
|}</div></div>
 
<!-- TÁCH -->
<div class="toccolours mw-collapsible mw-collapsed" overflow:auto;"><div style="font-weight:bold;line-height:1.6;font-size:14px; color:#FFFFFF" text-indent: 50px;><div style="margin: 0; background: #6999E4; text-align: left; font-weight: bold;  text-indent: 2%; border: 3px solid #6999E4; padding: 0px 0px 0px 0px; -moz-border-radius: 10px; -webkit-border-radius: 10px; border-radius:10px" ">[[File:micro1.png|30px|sub]]  Khoa học</div></div><div class="mw-collapsible-content">
{| class="wikitable"
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 80%" |
<div style="font-size: 14px; color:#472c8f ">'''Lập kế hoạch Nghiên cứu Khoa học ''' </div>
<div style="font-size: 14px;"> Việc lập và theo sát kế hoạch giúp học sinh nâng cao hiệu quả của các nghiên cứu khoa học mà mình thực hiện. Thầy/cô yêu cầu học sinh lập và ghi chép lại bản kế hoạch cho một nghiên cứu khoa học. Ví dụ, khi học về vòng đời của thực vật, học sinh có thể tạo một kế hoạch quan sát, đo lường và ghi chép sự phát triển của cây đậu trong các điều kiện phát triển khác nhau, chẳng hạn như lượng ánh sáng, nước và phân bón khác nhau. Trước khi học sinh thực hiện nghiên cứu, yêu cầu các con đối chiếu với Danh mục tiêu chí của một kế hoạch tốt (xem bài 4) để đánh giá lại bản kế hoạch của mình. Học sinh có thể dự đoán liệu bản kế hoạch của mình có khả thi hay không, sau đó đánh giá mức độ hiệu quả của kế hoạch sau khi tiến hành nghiên cứu khoa học. Cho phép học sinh được điều chỉnh kế hoạch và tinh chỉnh các nghiên cứu, điều tra khoa học của mình nếu cần thiết. 
|}</div></div>
 
<!-- TÁCH -->
<div class="toccolours mw-collapsible mw-collapsed" overflow:auto;"><div style="font-weight:bold;line-height:1.6;font-size:14px; color:#FFFFFF" text-indent: 50px;><div style="margin: 0; background: #6999E4; text-align: left; font-weight: bold;  text-indent: 2%; border: 3px solid #6999E4; padding: 0px 0px 0px 0px; -moz-border-radius: 10px; -webkit-border-radius: 10px; border-radius:10px" ">[[File:plane.png|30px|sub]]  Khoa học Xã hội</div></div><div class="mw-collapsible-content">
{| class="wikitable"
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 100%" |
<div style="font-size: 14px; color:#472c8f  ">'''Mong muốn và Nhu cầu ''' </div>
<div style="font-size: 14px;"> Thầy cô nhắc học sinh nhớ rằng mạnh dạn sẽ giúp các con truyền đạt hiệu quả nguyện vọng của mình theo cách tôn trọng người khác. Thầy cô hãy lấy ví dụ về một nền văn hóa khác được học trong lớp và cùng học sinh thảo luận về mong muốn hoặc nhu cầu của nhóm người cụ thể đó. Tiếp đến, thầy cô yêu cầu học sinh làm theo cặp. Mỗi thành viên trong cặp sẽ đóng vai người đến từ nền văn hóa đang được học, sau đó luyện tập hỏi những câu hỏi thể hiện mình muốn gì, cần gì một cách mạnh dạn, quyết đoán. Chẳng hạn như “Tôi muốn có ruộng đất tốt để trồng trọt và nuôi sống gia đình mình”. Thầy cô sẽ di chuyển trong lớp, quan sát các thao tác thực hành kỹ năng của học sinh. Hướng dẫn học sinh sử dụng tư thế, tông giọng và ngôn ngữ mạnh dạn. Thầy/cô có thể mở rộng bằng việc thảo luận với học sinh điều gì sẽ xảy ra nếu những người trong một cộng đồng không thể đạt được những gì họ cần hay mong muốn.
|}</div></div>
 
<!-- TÁCH -->
<div class="toccolours mw-collapsible mw-collapsed" overflow:auto;"><div style="font-weight:bold;line-height:1.6;font-size:14px; color:#FFFFFF" text-indent: 50px;><div style="margin: 0; background: #6999E4; text-align: left; font-weight: bold;  text-indent: 2%; border: 3px solid #6999E4; padding: 0px 0px 0px 0px; -moz-border-radius: 10px; -webkit-border-radius: 10px; border-radius:10px" ">[[File:easel1.png|30px|sub]]  Mỹ thuật </div></div><div class="mw-collapsible-content">
{| class="wikitable"
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 100%" |
<div style="font-size: 14px; color:#472c8f  ">'''Thẻ Kỹ năng phục vụ học tập''' </div>
<div style="font-size: 14px;"> Thầy/cô yêu cầu học sinh tạo ra các thẻ Kỹ năng phục vụ học tập mang dấu ấn cá nhân, khắc họa hình ảnh các con vận dụng kỹ năng. Trước khi học sinh bắt đầu vẽ, thầy/cô hãy đề nghị học sinh nghĩ về thời điểm các con áp dụng kỹ năng đó và cho các con thời gian để hình dung. Thầy/cô có thể hỗ trợ các con phác họa hình ảnh trong đầu bằng cách đặt ra những câu hỏi đi sâu vào chi tiết. Ví dụ, yêu cầu con hình dung ra trang phục mà con đang mặc, con đang ở đâu trong trường hay ở đâu trong lớp học này, có đồ vật nào như sách hay bút chì ở gần con không, liệu có ai ở gần con không, v.v... Khi học sinh đã có hình dung rõ ràng trong đầu, thầy/cô hãy cho các con vẽ bức tranh mà mình vừa tưởng tượng. Nếu có thể, thầy/cô hãy ép các sản phẩm hoàn thiện của học sinh và đưa cho các con cất vào trong ngăn bàn. Các con cũng có thể mang chúng về nhà để phục vụ cho các hoạt động rèn luyện tại nhà của mình.
|}</div></div>
 
<!-- TÁCH -->
<div class="toccolours mw-collapsible mw-collapsed" overflow:auto;"><div style="font-weight:bold;line-height:1.6;font-size:14px; color:#FFFFFF" text-indent: 50px;><div style="margin: 0; background: #6999E4; text-align: left; font-weight: bold;  text-indent: 2%; border: 3px solid #6999E4; padding: 0px 0px 0px 0px; -moz-border-radius: 10px; -webkit-border-radius: 10px; border-radius:10px" ">[[File:compass.png|30px|sub]]  Toán học </div></div><div class="mw-collapsible-content">
{| class="wikitable"
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 100%" |
<div style="font-size: 14px; color:#472c8f  ">'''Dữ liệu về vận dụng kỹ năng''' </div>
<div style="font-size: 14px;"> Thầy/cô yêu cầu học sinh thu thập dữ liệu về tần suất các con vận dụng những kỹ năng phục vụ học tập trong một ngày. Trước khi tiến hành một hoạt động học tập, thầy/cô cần nhắc nhở học sinh phải ý thức được mình đang vận dụng kỹ năng nào. Sau khi hoạt động kết thúc, thầy/cô yêu cầu học sinh đếm số lần vận dụng từng kỹ năng và liệt kê kết quả trên giấy. Cuối ngày, học sinh có thể đếm tổng số lần để xác định tần suất các con vận dụng kỹ năng học tập trong một ngày ở trường. Tiếp đó, thầy cô yêu cầu học sinh theo dõi việc vận dụng các kỹ năng này trong một vài ngày sau đó rồi tổng hợp tất cả dữ liệu vào bảng tần suất của lớp. Thầy/cô sẽ cùng học sinh lập một biểu đồ (biểu đồ đường, biểu đồ cột, v.v...) cho thấy việc vận dụng kỹ năng học tập của học sinh nói chung trong toàn bộ những ngày đó.
 
{| class="wikitable"
|+
!'''Kỹ năng học tập'''
!'''Số lần vận dụng'''
!'''Tần suất'''
|-
|Tập trung chú ý
|
|
|-
|Lắng nghe
|
|
|-
|Tự đối thoại
|
|
|-
|Mạnh dạn
|
|
|}
|}</div></div>
<br />

Latest revision as of 12:25, 5 December 2022

dfsad

File history

Click on a date/time to view the file as it appeared at that time.

Date/TimeThumbnailDimensionsUserComment
current12:25, 5 December 2022Thumbnail for version as of 12:25, 5 December 20221,875 × 400 (94 KB)Admin (talk | contribs)

There are no pages that use this file.

Metadata