File:8regre.png: Difference between revisions

From EXPART HR
Jump to navigation Jump to search
No edit summary
No edit summary
 
Line 1: Line 1:
<div style="text-align: center; font-size: 24px; color:#472c8f"> '''PHÒNG CHỒNG BẮT NẠT''' </div>
sgerg
 
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''Tầm quan trọng của Chương học''' ==
Trong chương trình CLISE, các kỹ năng cảm xúc - xã hội được kết hợp giảng dạy với những cấu phần chính của chương Phòng chống bắt nạt để xây dựng một chương trình phòng chống bắt nạt toàn diện. Mặc dù các kỹ năng cảm xúc - xã hội cung cấp kiến thức nền tảng quan trọng cho học sinh, tuy nhiên nghiên cứu cho thấy để phòng chống bắt nạt một cách hiệu quả, giáo viên cần chú trọng phát triển, khích lệ các kỹ năng và hành vi cụ thể, đồng thời khuyến khích các chuẩn mực tích cực của học sinh.
Các bài học trong chương Phòng chống bắt nạt thúc đẩy phát triển các kỹ năng và hành vi tích cực thông qua việc dạy cho học sinh cách nhận diện, báo cáo và từ chối bắt nạt. Học sinh học cách áp dụng các kỹ năng trong chương học khi bị bắt nạt và khi chứng kiến người khác bị bắt nạt. Trong quá trình học cách nhận diện các hành vi bắt nạt, học sinh sẽ nâng cao được nhận thức về vấn đề, biết cách xác định các hành vi bắt nạt xảy ra với bản thân hoặc với người khác, đồng thời biết cảm thông với những bạn bị bắt nạt. Việc gửi một thông điệp rõ ràng tới học sinh rằng các con cần báo cáo khi phát hiện hành vi bắt nạt giúp thiết lập một chuẩn mực tích cực, khiến những học sinh có xu hướng thực hiện hành vi bắt nạt biết được hệ quả của hành động đó cũng như hỗ trợ người lớn trong việc giảm thiểu nạn bắt nạt. Các bài học về từ chối bắt nạt giúp củng cố thông điệp rằng không nên dung thứ cho hành vi bắt nạt, đồng thời khuyến khích học sinh mạnh dạn báo cáo và đứng lên chống lại các hành vi này. 
 
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''​​Tổng quan các bài học''' ==
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f">'''Bài mở đầu: Nội quy lớp học '''===
'''Học sinh nhận biết được những hành động và lời nói an toàn, tôn trọng mà các con cần thực hiện để đảm bảo tuân thủ nội quy của lớp. Qua đó, các con ý thức được rằng việc tuân thủ nội quy lớp học gắn với việc tạo lập một môi trường thoải mái, an toàn, tôn trọng cho toàn bộ học sinh trong lớp.'''
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Bài 5: Nhận diện bắt nạt''' ===
Học sinh biết được rằng bắt nạt là khi ai đó cố tình nói hoặc thực hiện hành vi ác ý với người khác một cách liên tục và đối tượng bị nhắm đến không có khả năng ngăn chặn hành vi, lời nói đó. Ngoài ra, học sinh cũng ý thức được rằng hành vi bắt nạt là bất bình đẳng và phiến diện.
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Bài 6: Báo cáo bắt nạt''' ===
Học sinh học cách mạnh dạn báo cáo các trường hợp bắt nạt. Các con cũng xác định được những người lớn đáng tin cậy mà mình có thể tìm đến và báo cáo.
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Bài 7: Từ chối bắt nạt''' ===
Học sinh học cách kiên quyết từ chối bắt nạt sau khi đã báo cáo với người lớn đáng tin cậy. Các con cũng biết được rằng bản thân mình cần làm gì để tránh các hành vi bắt nạt người khác.
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Bài 8: Sức mạnh của người ngoài cuộc đối với bắt nạt''' ===
Học sinh biết được rằng các con có thể giúp ngăn chặn bắt nạt bằng cách nhận diện các hành vi bắt nạt, đứng lên bênh vực người bị bắt nạt, báo cáo hoặc hỗ trợ báo cáo các trường hợp bắt nạt, đồng thời giúp đỡ những cá nhân bị bắt nạt bằng cách thể hiện sự quan tâm và hòa đồng với họ.
<br />
 
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''Vận dụng kỹ năng hàng ngày''' ==
Bắt nạt thường ít khi xảy ra trong những lớp học có môi trường tích cực. Việc đặt ra những kỳ vọng cao về học tập và hành vi, bao gồm cả mối quan hệ tích cực giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên giúp xây dựng một cộng đồng học tập biết quan tâm. Để đạt được hiệu quả lâu dài thì những hành vi và kỹ năng giúp phát triển các mối quan hệ tích cực cần được thực hiện hàng ngày. Việc lặp đi lặp lại những hành vi, kỹ năng đó giúp nuôi dưỡng và duy trì các mối quan hệ tích cực. Quy trình ba bước dưới đây sẽ giúp thầy/cô vận dụng các kỹ năng và hành vi giúp xây dựng mối quan hệ tích cực vào đời sống thường nhật.
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Dự đoán tình huống''' ===
Vào đầu ngày hoặc trước khi diễn ra các hoạt động có sự tương tác của học sinh, ví dụ như giờ ra chơi, giờ ăn trưa, giờ làm việc nhóm hay giờ thể dục, thầy/cô hãy yêu cầu học sinh DỰ ĐOÁN những cách khác nhau mà các con có thể thực hiện để hòa nhập và cùng vui với các bạn bằng những câu hỏi kiểu như: '''Các con có thể nói hoặc làm gì để thể hiện lòng tốt và sự tôn trọng khi chơi đá bóng trong giờ Giáo dục thể chất hôm nay?''' (Tự nhắc nhở bản thân: “Mình cần phải tuân thủ nội quy" hoặc “Mình có thể chờ đến lượt”. Khích lệ các cầu thủ khác: “ Cú đá thật hay!”, “ Giỏi lắm", “Tớ thích chơi bóng với cậu!" Không động chạm vào bạn khác. Tán thưởng bạn cùng chơi. Tuân thủ luật chơi. Cư xử lịch sự.)
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Củng cố kỹ năng''' ===
Thầy/cô hãy chú ý đến những hành vi của học sinh khi các con mời bạn cùng tham gia hoạt động hoặc đóng vai trò thúc đẩy các mối quan hệ tích cực và CỦNG CỐ những hành vi đó bằng lời góp ý cụ thể, chẳng hạn như: '''Huy này, vẻ mặt của Thảo cho thấy bạn ấy rất biết ơn vì cậu đã giúp bạn ấy giải bài toán đấy. Hai cậu giúp đỡ nhau rất hiệu quả!'''
 
Thầy/cô hãy làm mẫu thật cụ thể để học sinh biết cách áp dụng những kỹ năng và hành vi giúp phát triển các mối quan hệ tích cực. Ví dụ, vào đầu ngày, thầy/cô hãy chào đón học sinh ngay từ cửa lớp, mỉm cười và chào hỏi từng con như: '''Chào Yến! Hôm qua ông con đến chơi, con có vui không?'''
 
Thầy cô cũng nên nhắc nhở học sinh hãy luôn hòa đồng với các bạn khác và đối xử với nhau bằng lòng tốt và sự tôn trọng, chẳng hạn như: '''Trong tiết Giáo dục thể chất hôm nay, thầy Mạnh sẽ tìm ra những bạn học sinh biết tôn trọng bạn cùng chơi đá bóng thông qua việc tuân thủ luật chơi.'''
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Suy ngẫm''' ===
Thầy/cô hãy yêu cầu học sinh SUY NGẪM về những kỹ năng mà các con đã áp dụng và về việc các con đã hòa đồng, vui vẻ với bạn ra sao. Ví dụ, vào cuối ngày hoặc khi kết thúc một hoạt động có sự tương tác của nhiều học sinh, thầy/cô có thể hỏi: '''Trước khi bắt đầu tiết Giáo dục thể chất,''' '''các con đã suy nghĩ về những điều mình có thể nói hoặc làm để thể hiện lòng tốt và thái độ tôn trọng với bạn chơi đá bóng cùng. Vậy con đã nói và làm những gì?''' 
 
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''Hoạt động tích hợp với các môn học khác''' ==
<div class="toccolours mw-collapsible mw-collapsed" overflow:auto;"><div style="font-weight:bold;line-height:1.6;font-size:14px; color:#FFFFFF" text-indent: 50px;><div style="margin: 0; background: #6999E4; text-align: left; font-weight: bold;  text-indent: 2%; border: 3px solid #6999E4; padding: 0px 0px 0px 0px; -moz-border-radius: 10px; -webkit-border-radius: 10px; border-radius:10px" ">[[File:agenda.png|30px|sub]] Literacy</div></div><div class="mw-collapsible-content">
{| class="wikitable"
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 100%" |
<div style="font-size: 14px; color:#472c8f  ">'''Viết kết truyện có hậu ''' </div>
<div style="font-size: 14px;"> Thầy/cô yêu cầu học sinh chọn một trong các tình huống từ mục Thực hành Kỹ năng ở Bài 1, sau đó viết một cái kết có hậu mà ở đó có sự xuất hiện của những người ngoài cuộc tích cực. Dùng một số câu hỏi để gợi ý cho học sinh, chẳng hạn như: '''Các con sẽ làm gì sau khi nhận diện được hành vi bắt nạt đang diễn ra? Các con sẽ làm gì để ngăn chặn nó? Con có bảo vệ người bị bắt nạt không? Con có báo hoặc hỗ trợ báo cáo với người lớn về hành vi bắt nạt đó không? Các con sẽ nói gì khi thực hiện những hành động kể trên?''' Thầy/cô để học sinh xung phong đọc tình huống của mình cho cả lớp nghe. Thầy/cô có thể điều chỉnh các bài tập kỹ năng ở bài học khác để phục vụ cho hoạt động này. Với các tình huống trong Bài 2 và 3, thầy/cô hãy yêu cầu học sinh tưởng tượng rằng mình là người ngoài cuộc thay vì là người bị bắt nạt. Với các tình huống trong bài 4, học sinh sẽ tự viết cái kết thay thế cho kịch bản ban đầu.
|}</div></div>
 
<!-- TÁCH -->
<div class="toccolours mw-collapsible mw-collapsed" overflow:auto;"><div style="font-weight:bold;line-height:1.6;font-size:14px; color:#FFFFFF" text-indent: 50px;><div style="margin: 0; background: #6999E4; text-align: left; font-weight: bold;  text-indent: 2%; border: 3px solid #6999E4; padding: 0px 0px 0px 0px; -moz-border-radius: 10px; -webkit-border-radius: 10px; border-radius:10px" ">[[File:micro1.png|30px|sub]] �Khoa học </div></div><div class="mw-collapsible-content">
{| class="wikitable"
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 100%" |
<div style="font-size: 14px; color:#472c8f  ">'''Quan sát hành vi hòa nhập''' </div>
<div style="font-size: 14px;"> Thầy/cô thảo luận hoạt động quan sát với học sinh: '''Quan sát là một kỹ năng khoa học quan trọng. Khi quan sát, các con cần phải tập trung sự chú ý của mình vào một thứ gì đó cụ thể.''' Thầy cô cho học sinh tự chọn 1 hoặc 2 hành vi tử tế và/hoặc hành vi hòa nhập mà các con sẽ quan sát. Ví dụ, mời ai đó ngồi cùng bàn hoặc khuyến khích các bạn khác cùng trò chuyện lúc ăn trưa. Thầy cô chia học sinh thành 5 nhóm. Mỗi nhóm lần lượt quan sát các hành vi hòa nhập trong giờ ăn trưa của một ngày trong tuần. Cuối ngày, thầy cô yêu cầu nhóm quan sát ghi lại số hành vi hòa nhập mà học sinh quan sát được vào bảng (bảng chia theo ngày, đánh dấu mỗi hành vi quan sát được). Cuối tuần, thầy cô hãy hỏi học sinh: '''Trong tuần, số hành vi hòa nhập tăng hay giảm? Ngày nào các con quan sát được nhiều hành vi hòa nhập nhất?'''
 
|}</div></div>
<!-- TÁCH -->
<div class="toccolours mw-collapsible mw-collapsed" overflow:auto;"><div style="font-weight:bold;line-height:1.6;font-size:14px; color:#FFFFFF" text-indent: 50px;><div style="margin: 0; background: #6999E4; text-align: left; font-weight: bold;  text-indent: 2%; border: 3px solid #6999E4; padding: 0px 0px 0px 0px; -moz-border-radius: 10px; -webkit-border-radius: 10px; border-radius:10px" ">[[File:plane.png|30px|sub]] Khoa học Xã hội</div></div><div class="mw-collapsible-content">
{| class="wikitable"
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 100%" |
<div style="font-size: 14px; color:#472c8f  ">'''Công dân tích cực''' </div>
<div style="font-size: 14px;"> Thầy/cô cùng học sinh thảo luận thế nào là một “công dân tích cực” ngay trong trường học của mình. '''“Công dân” nghĩa là một thành viên trong cộng đồng.''' Thầy/cô hãy nói về các cộng đồng khác nhau mà học sinh là công dân trong đó, như: quốc gia, bang, gia đình, nhà trường và lớp học. '''Là một công dân tích cực, các con có trách nhiệm tuân thủ luật pháp và quy định mà công đồng mình đã đề ra. Có rất nhiều điều nhỏ nhặt mà các con có thể làm để giúp cộng đồng của mình trở thành một nơi an toàn, tôn trọng cho tất cả mọi người. Ví dụ, các con có thể nhặt rác trên sàn. Vậy là một công dân tích cực trong cộng đồng nhà trường, các con có thể làm gì nữa để giúp trường mình an toàn hơn, mọi người tôn trọng nhau hơn?''' Thầy/cô cho học sinh hoạt động theo các nhóm nhỏ hoặc cho cả lớp cùng liệt kê danh sách những việc mà các con có thể làm để giúp trường học trở thành một nơi mà mọi người đều cảm thấy an toàn và được tôn trọng.
|}</div></div>
 
<!-- TÁCH -->
<div class="toccolours mw-collapsible mw-collapsed" overflow:auto;"><div style="font-weight:bold;line-height:1.6;font-size:14px; color:#FFFFFF" text-indent: 50px;><div style="margin: 0; background: #6999E4; text-align: left; font-weight: bold;  text-indent: 2%; border: 3px solid #6999E4; padding: 0px 0px 0px 0px; -moz-border-radius: 10px; -webkit-border-radius: 10px; border-radius:10px" ">[[File:easel1.png|30px|sub]]  Mỹ thuật </div></div><div class="mw-collapsible-content">
{| class="wikitable"
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 100%" |
<div style="font-size: 14px; color:#472c8f  ">'''Sức mạnh của người ngoài cuộc! ''' </div>
<div style="font-size: 14px;"> Thầy, cô yêu cầu học sinh thiết kế một poster về Sức mạnh của người ngoài cuộc. Chuẩn bị một tờ giấy bìa to và các dụng cụ thủ công. Các con sẽ lần lượt dán các bức tranh hay từ ngữ minh hoạ cho cách để trở thành một người ngoài cuộc tích cực. Thầy cô nhắc nhở học sinh của mình rằng, những người ngoài cuộc có thể dũng cảm bảo vệ người bị bắt nạt, báo cáo người lớn về hành vi bắt nạt và giúp đỡ những người bị bắt nạt. Sau đó, thầy, cô trưng bày tấm poster này ở khu vực trung tâm của lớp học.
|}</div></div>
 
<!-- TÁCH -->
<div class="toccolours mw-collapsible mw-collapsed" overflow:auto;"><div style="font-weight:bold;line-height:1.6;font-size:14px; color:#FFFFFF" text-indent: 50px;><div style="margin: 0; background: #6999E4; text-align: left; font-weight: bold;  text-indent: 2%; border: 3px solid #6999E4; padding: 0px 0px 0px 0px; -moz-border-radius: 10px; -webkit-border-radius: 10px; border-radius:10px" ">[[File:basketball.png|30px|sub]]  Giáo dục thể chất </div></div><div class="mw-collapsible-content">
{| class="wikitable"
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 100%" |
<div style="font-size: 14px; color:#472c8f  ">'''Mời bạn cùng chơi ''' </div>
<div style="font-size: 14px;"> Thầy/cô chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm gồm 4-5 bạn đứng thành các vòng tròn, quay mặt vào nhau. Với mỗi vòng tròn, thầy/cô yêu cầu một học sinh đứng ra bên ngoài vòng tròn. Yêu cầu những học sinh đang đứng thành vòng tròn di chuyển theo chiều kim đồng hồ khi thầy/cô ra hiệu lệnh di chuyển, còn những học sinh đứng bên ngoài các vòng tròn thì di chuyển ngược chiều kim đồng hồ. Khi thầy/cô ra ra hiệu lệnh dừng lại, tất cả học sinh phải dừng lại. Sau đó, học sinh trong vòng tròn đứng ở vị trí gần với bạn ở phía bên ngoài nhất sẽ quay ra và nói: “ Cậu có muốn chơi cùng chúng tớ không?”. Học sinh đứng bên ngoài sẽ phản hồi một cách tích cực, sau đó cùng đứng vào vòng tròn. Học sinh vừa mời bạn vào chơi bây giờ sẽ bước ra ngoài vòng tròn. Nếu còn thời gian, thầy/cô có thể cho học sinh chơi lại vài lần.
|}</div></div>
<br />

Latest revision as of 12:26, 5 December 2022

sgerg

File history

Click on a date/time to view the file as it appeared at that time.

Date/TimeThumbnailDimensionsUserComment
current12:26, 5 December 2022Thumbnail for version as of 12:26, 5 December 20221,875 × 389 (118 KB)Admin (talk | contribs)

There are no pages that use this file.

Metadata