File:Rga11.png: Difference between revisions

From EXPART HR
Jump to navigation Jump to search
(Created page with "<div style="text-align: center; font-size: 24px; color:#472c8f"> '''THẤU CẢM''' </div> ==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''Why This Unit Matters''' == Thấ...")
 
No edit summary
 
(One intermediate revision by the same user not shown)
Line 1: Line 1:
<div style="text-align: center; font-size: 24px; color:#472c8f"> '''THẤU CẢM''' </div>
dfag
 
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''Why This Unit Matters''' ==
Thấu cảm là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc phát triển các hành vi theo chuẩn mực xã hội cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề giữa các cá nhân. Thấu cảm là chìa khóa cần thiết cho năng lực cảm xúc - xã hội, góp phần vào thành công trong học tập. Khả năng xác định, hiểu và phản hồi ân cần với cảm xúc của một người nào đó sẽ xây dựng nền tảng cho các hành vi hữu ích và có trách nhiệm với xã hội, giúp phát triển tình bạn, xây dựng kỹ năng hợp tác, đối phó và giải quyết xung đột - tất cả đều là những yếu tố giúp học sinh thành công ở trường.
 
'''Học sinh có mức độ thấu cảm cao hơn đi kèm với các kỹ năng và hành vi tương ứng có xu hướng: '''
 
*Thành công trong học tập
*Được bạn bè quý mến
*Có kỹ năng xã hội tốt
*Hòa nhã hơn
*Hỗ trợ về mặt tinh thần cho người khác
 
'''Học sinh có mức độ thấu cảm thấp hơn đi kèm với các kỹ năng và hành vi tương ứng có nguy cơ: '''
 
*Có thành tích học tập kém hơn
*Bị bạn bè xa lánh
*Gặp phải các vấn đề về kỷ luật lớp học
 
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''Tổng quan các bài học''' ==
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Bài 15: Xác định cảm xúc của người khác''' ===
Trong bài học này, học sinh sẽ học cách xác định cảm xúc của người khác thông qua các tín hiệu từ hiệu từ cơ thể, ngôn ngữ và tình huống. Các con cũng hiểu rằng cảm xúc của mọi người là rất đa dạng và có thể sẽ khác nhau dù tình huống có tương tự nhau. Bài học đề cập đến cảm xúc ''buồn bã, bối rối, ủ dột, lo lắng, hạnh phúc, ngốc nghếch và buồn cười.''
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Bài 16: Thấu hiểu các quan điểm ''' ===
Trong bài học này, học sinh được giới thiệu khái niệm thấu cảm. Các con sẽ thực hành ghi nhận và thấu hiểu quan điểm cũng như cảm xúc của người khác, đồng thời nhận ra rằng cảm xúc của mọi người có thể thay đổi. Bài học đề cập đến cảm giác ''nhẹ nhõm. ''
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Bài 17: Cảm xúc mâu thuẫn''' ===
Trong bài học này, học sinh tìm hiểu cách mà mọi người có những cảm xúc mâu thuẫn trong cùng một tình huống. Các con sẽ thực hành thể hiện sự thấu cảm bằng cách ghi nhận và thấu hiểu những cảm xúc mâu thuẫn của người khác. Bài học đề cập đến cảm xúc ''tò mò và hồi hộp.''
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Bài 18: Chấp nhận sự khác biệt''' ===
Trong bài học này, học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc chấp nhận và ghi nhận sự khác biệt của người khác. Các con thực hành thể hiện sự thấu cảm bằng cách ghi nhận và thấu hiểu những điểm tương đồng cũng như khác biệt giữa mình với người khác. Bài học đề cập đến cảm xúc ''buồn bã, tổn thương và bối rối.''
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Bài 19: Thể hiện lòng trắc ẩn ''' ===
Bài học này giới thiệu cho học sinh khái niệm về lòng trắc ẩn. Học sinh ý thức được rằng khi biết thấu cảm với người khác, các con sẽ có thể bày tỏ sự quan tâm chăm sóc của mình theo nhiều cách khác nhau. Bài học đề cập đến cảm xúc ''thất vọng.''
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Bài 20: Kết bạn ''' ===
Bài học này tập trung vào các kỹ năng kết bạn. Học sinh vận dụng các kỹ năng tập trung chú ý và lắng nghe để giúp bản thân mở đầu, duy trì, và kết thúc cuộc trò chuyện một cách thân thiện. Các con hiểu ý nghĩa của việc áp dụng những kỹ năng này trong việc kết bạn và hòa đồng với bạn bè.
 
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''Vận dụng kỹ năng hàng ngày''' ==
Để có được hiệu quả lâu dài, các kỹ năng và khái niệm được giới thiệu trong chương trình cần được áp dụng vào hoạt động thường ngày. Việc lặp đi lặp lại các kỹ năng, khái niệm này giúp học sinh có thể vận dụng chúng một cách tự động khi cần thiết. Để đưa những kỹ năng, khái niệm đã học trong môn CLISE vào cuộc sống, cần áp dụng quy trình 3 bước: 1) Dự đoán tình huống. 2) Củng cố kỹ năng. 3) Suy ngẫm.
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Dự đoán tình huống''' ===
Khi bắt đầu ngày mới, hoặc ngay trước các hoạt động có nhiều sự tương tác của học sinh, chẳng hạn như giờ ra chơi, giờ làm việc nhóm, hoặc giờ Giáo dục thể chất, thầy/cô cho học sinh DỰ ĐOÁN cách các con có thể ứng dụng những gì mình đã học từ chương Thấu cảm. Trước khi cho học sinh chơi trò chơi trong giờ Giáo dục thể chất, thầy/cô có thể hỏi: '''Những tín hiệu nào từ khuôn mặt, cơ thể của một người hoặc từ tình huống có thể giúp các con hiểu rằng ai đó đang buồn vì bị loại khỏi trò chơi?''' (Ngồi lệch sang một bên. Miệng hướng xuống. Mắt nhìn xuống.) '''Các con có thể làm gì để thể hiện lòng trắc ẩn?''' (Hỏi người đó xem họ có ổn không. Báo cho thầy/cô giáo.) 
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Củng cố kỹ năng''' ===
Thầy/cô cần chú ý khi nào học sinh thể hiện lòng trắc ẩn và CỦNG CỐ những hành vi tích cực của các con bằng phản hồi cụ thể: '''Hôm nay, thầy/cô biết rằng con đã nhận thấy vẻ mặt buồn rầu của Lan khi bị mất đôi găng tay. Con đã đề nghị giúp bạn tìm lại đôi găng ấy. Đó là một ví dụ thể hiện lòng trắc ẩn!'''
 
Thầy/cô cần làm mẫu cho học sinh cách xác định cảm xúc: '''Thầy/cô rất lo là mình sẽ lỡ chuyến xe buýt đi dã ngoại vào chiều nay nhưng đồng thời cũng rất hào hứng vì chuyến đi này chắc chắn sẽ rất vui.'''
 
Nhắc nhở học sinh cần phải tôn trọng các sở thích khác biệt: '''Các con hãy nhớ rằng đôi khi ai đó thích ở một mình là điều hết sức bình thường.'''
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Suy ngẫm''' ===
Thầy/cô yêu cầu học sinh SUY NGẪM về những kỹ năng bài học mà các con đã áp dụng và đánh giá xem việc áp dụng đó đã giúp các con hòa đồng hơn với mọi người ra sao. Sau một hoạt động mà học sinh dự đoán sẽ cần áp dụng các kỹ năng đã học, thầy/cô có thể nói: '''Trước giờ Giáo dục thể chất, các con đã dự đoán cách mà bản thân có thể xác định cảm xúc buồn bã của bạn bè khi bị loại khỏi trò chơi. Hãy giơ ngón tay cái lên nếu các con nhận biết được điều này. Các con đã làm gì để thể hiện lòng trắc ẩn?''' 
 
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''Hoạt động tích hợp với các môn học khác''' ==
<div class="toccolours mw-collapsible mw-collapsed" overflow:auto;"><div style="font-weight:bold;line-height:1.6;font-size:14px; color:#FFFFFF" text-indent: 50px;><div style="margin: 0; background: #6999E4; text-align: left; font-weight: bold;  text-indent: 2%; border: 3px solid #6999E4; padding: 0px 0px 0px 0px; -moz-border-radius: 10px; -webkit-border-radius: 10px; border-radius:10px" ">[[File:agenda.png|30px|sub]] Ngôn ngữ /  [[File:easel1.png|30px|sub]] Mỹ thuật</div></div><div class="mw-collapsible-content">
{| class="wikitable"
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 100%" |
<div style="font-size: 14px; color:#472c8f  ">'''Nếu cảm xúc cũng là con người ''' </div>
<div style="font-size: 14px;"> Trên lớp, thầy cô cho các con ôn tập về các cảm xúc có trong Bảng cảm xúc. Thầy cô cùng học sinh thảo luận xem cảm xúc sẽ trông như thế nào nếu như nó cũng là con người? Gợi mở cho học sinh thông qua ví dụ: '''Nếu Hạnh phúc là một chàng trai, anh ấy sẽ trông như thế nào? Những tín hiệu nào trên khuôn mặt hay trên cơ thể anh ấy sẽ cho biết rằng anh ấy đang Hạnh phúc? Anh ấy sẽ nói gì hay làm gì để mọi người gọi anh là Hạnh phúc? Cảm xúc của anh ấy sẽ ảnh hưởng tới người khác như thế nào? ''' Học sinh tự chọn một cảm xúc trong danh sách Bảng cảm xúc để sáng tạo ra nhân vật cảm xúc cho riêng mình. Các con sáng tạo một khung truyện tranh gồm 4 hình để giới thiệu nhân vật của mình và tại sao nhân vật lại mang tên cảm xúc đó. 
|}</div></div>
 
<div class="toccolours mw-collapsible mw-collapsed" overflow:auto;"><div style="font-weight:bold;line-height:1.6;font-size:14px; color:#FFFFFF" text-indent: 50px;><div style="margin: 0; background: #6999E4; text-align: left; font-weight: bold;  text-indent: 2%; border: 3px solid #6999E4; padding: 0px 0px 0px 0px; -moz-border-radius: 10px; -webkit-border-radius: 10px; border-radius:10px" ">[[File:micro1.png|30px|sub]] Khoa học / [[File:agenda.png|30px|sub]] Ngôn ngữ </div></div><div class="mw-collapsible-content">
{| class="wikitable"
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 100%" |
<div style="font-size: 14px; color:#472c8f  ">'''“Oobleck!”  ''' </div>
<div style="font-size: 14px;"> Sau khi dạy xong Bài 17: Cảm xúc mâu thuẫn, thầy cô hãy đọc cuốn “Bartholomew and the Oobleck” của Dr. Seuss cho học sinh nghe. Cùng làm Oobleck (công thức dưới đây) và yêu cầu học sinh rửa sạch sau khi kết thúc hoạt động. Thầy cô cùng học sinh thảo luận về cảm xúc của các con sau khi chạm vào Oobleck. Liệu rằng tất cả học sinh đều có cảm nhận như nhau? Hay các con sẽ có những cung bậc cảm xúc khác nhau khi chạm tay vào Oobleck, giống như những cảm xúc cô gái đã trải qua trong câu chuyện ở Bài 17? Sau đó, thầy cô hỏi học sinh xem năng lực thấu cảm giúp các con nhận diện và thấu hiểu cảm xúc của người khác khi chạm tay vào Oobleck ra sao.
'''Công thức tạo Oobleck'''
* 01 cốc bột ngô
* 01 cốc nước
* Màu thực phẩm (không bắt buộc)
'''Hướng dẫn cách làm '''
Trộn các nguyên liệu trên với nhau. Cho học sinh tự khám phá hỗn hợp sau khi trộn. Nếu học sinh ấn hoặc nén chặt hỗn hợp, nó sẽ khô lại và kết dính chắc với nhau. Nhưng khi học sinh mở tay ra, hỗn hợp sẽ chảy ra khỏi tay như một chất lỏng vậy.
|}</div></div>
 
<!-- TÁCH -->
<div class="toccolours mw-collapsible mw-collapsed" overflow:auto;"><div style="font-weight:bold;line-height:1.6;font-size:14px; color:#FFFFFF" text-indent: 50px;><div style="margin: 0; background: #6999E4; text-align: left; font-weight: bold;  text-indent: 2%; border: 3px solid #6999E4; padding: 0px 0px 0px 0px; -moz-border-radius: 10px; -webkit-border-radius: 10px; border-radius:10px" ">[[File:micro1.png|30px|sub]] Khoa học </div></div><div class="mw-collapsible-content">
{| class="wikitable"
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 80%" |
<div style="font-size: 14px; color:#472c8f ">'''Thuộc tính của cảm xúc ''' </div>
<div style="font-size: 14px;"> Thuộc tính của một vật sẽ giúp các nhà khoa học phân loại và nhận diện nó. Thuộc tính có thể bao gồm: kích thước, trọng lượng, màu sắc, nhiệt độ, hình dạng, kết cấu và độ cứng. Thầy cô cùng học sinh lập danh sách các nhóm thuộc tính của cảm xúc, sau đó xác định các thuộc tính của cảm xúc thoải mái và không thoải mái. Ví dụ, cảm xúc tích cực có thể nhỏ, nhẹ, mát, tròn, mịn màng và mềm mại. Sau đó, lựa chọn một cảm xúc trong Bảng cảm xúc và xác định thuộc tính của cảm xúc đó theo từng nhóm thuộc tính, đồng thời xem xem nó có tương ứng với các thuộc tính của cảm xúc thoải mái và không thoải mái hay không. Cuối cùng, thầy/cô và học sinh sẽ cùng phân loại những cảm xúc còn lại trong Bảng cảm xúc. 
|}</div></div>
 
<!-- TÁCH -->
<div class="toccolours mw-collapsible mw-collapsed" overflow:auto;"><div style="font-weight:bold;line-height:1.6;font-size:14px; color:#FFFFFF" text-indent: 50px;><div style="margin: 0; background: #6999E4; text-align: left; font-weight: bold;  text-indent: 2%; border: 3px solid #6999E4; padding: 0px 0px 0px 0px; -moz-border-radius: 10px; -webkit-border-radius: 10px; border-radius:10px" ">[[File:plane.png|30px|sub]] Khoa học xã hội</div></div><div class="mw-collapsible-content">
{| class="wikitable"
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 100%" |
<div style="font-size: 14px; color:#472c8f  ">'''Trao đổi văn hoá''' </div>
<div style="font-size: 14px;"> Cộng đồng lớp học thường bao gồm những học sinh đến từ các nền văn hóa đa dạng. Trong Bài 18, một cô gái học cách chấp nhận và ghi nhận sự khác biệt giữa bản thân và một người bạn cùng lớp có nền tảng văn hóa khác. Thầy/cô nhắc cho học sinh nhớ đến câu chuyện trong Bài 18 và nói với các con rằng hôm nay các con sẽ có cơ hội tìm hiểu và thảo luận về nền tảng văn hóa của học sinh trong lớp. Thầy/cô hãy bắt đầu bằng cách cho các con ôn lại những yếu tố chính tạo nên một nền văn hóa, chẳng hạn như ngôn ngữ, ẩm thực, phong tục, tôn giáo, âm nhạc và nghệ thuật. Yêu cầu học sinh xác định và ghi lại các yếu tố làm nên văn hóa gia đình mình. Học sinh sẽ làm việc theo cặp để trao đổi thông tin với nhau.
|}</div></div>
 
<!-- TÁCH -->
<div class="toccolours mw-collapsible mw-collapsed" overflow:auto;"><div style="font-weight:bold;line-height:1.6;font-size:14px; color:#FFFFFF" text-indent: 50px;><div style="margin: 0; background: #6999E4; text-align: left; font-weight: bold;  text-indent: 2%; border: 3px solid #6999E4; padding: 0px 0px 0px 0px; -moz-border-radius: 10px; -webkit-border-radius: 10px; border-radius:10px" ">[[File:easel1.png|30px|sub]]  Mỹ thuật </div></div><div class="mw-collapsible-content">
{| class="wikitable"
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 100%" |
<div style="font-size: 14px; color:#472c8f  ">'''Nghệ thuật cảm xúc  ''' </div>
<div style="font-size: 14px;"> Thầy/cô cho học sinh xem tuyển tập các tác phẩm nghệ thuật trừu tượng nổi tiếng và cùng học sinh ôn lại những yếu tố nghệ thuật mà các con đã quen thuộc, chẳng hạn như đường nét, hình dạng, kết cấu và màu sắc. Khi cho học sinh xem từng tác phẩm nghệ thuật, thầy/cô hãy hỏi các con xem chúng thể hiện cảm xúc gì. Thảo luận về việc các yếu tố nghệ thuật khác nhau hiện diện trong tác phẩm giúp truyền tải hoặc khơi gợi cảm xúc. Yêu cầu học sinh sử dụng ít nhất hai yếu tố nghệ thuật và phương tiện tùy thích (chẳng hạn như sơn, than chì, giấy sần) để tạo ra tác phẩm nghệ thuật giàu cảm xúc của riêng mình. Đó sẽ là tác phẩm nghệ thuật trừu tượng thể hiện một trong số những cảm xúc có trong Bảng cảm xúc. Yêu cầu học sinh gắn nhãn tác phẩm của mình dựa trên cảm xúc được khắc họa cũng như các yếu tố nghệ thuật mà các con sử dụng. Trưng bày bài làm của học sinh.
|}</div></div>
 
<!-- TÁCH -->
<div class="toccolours mw-collapsible mw-collapsed" overflow:auto;"><div style="font-weight:bold;line-height:1.6;font-size:14px; color:#FFFFFF" text-indent: 50px;><div style="margin: 0; background: #6999E4; text-align: left; font-weight: bold;  text-indent: 2%; border: 3px solid #6999E4; padding: 0px 0px 0px 0px; -moz-border-radius: 10px; -webkit-border-radius: 10px; border-radius:10px" ">[[File:compass.png|30px|sub]] Toán học </div></div><div class="mw-collapsible-content">
{| class="wikitable"
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 100%" |
<div style="font-size: 14px; color:#472c8f  ">'''Chuỗi trò chuyện''' </div>
<div style="font-size: 14px;"> Đây là hoạt động được mở rộng từ trò chơi Chuỗi trò chuyện có trong Bài 20: Kết bạn. Thầy/cô hãy cung cấp cho học sinh các nguyên vật liệu có độ dài đồng đều, chẳng hạn như kẹp giấy, để các con tạo chuỗi trò chuyện của mình. Yêu cầu học sinh ghi lại độ dài ước tính của chuỗi trò chuyện trước khi thực hiện hoạt động. Sau khi đã thực hiện hoạt động, học sinh sẽ tiến hành đo lường chuỗi trò chuyện của mình và so sánh kết quả với con số đã ước tính. Yêu cầu học sinh đổi kết quả đo sang các đơn vị khác nhau, chẳng hạn như từ cm sang mm, hoặc từ mm sang dm. Trước khi cho học sinh thực hiện lại hoạt động, thầy/cô hãy yêu cầu các con đặt mục tiêu tăng độ dài của chuỗi trò chuyện. Sau khi thực hiện hoạt động lần cuối, học sinh sẽ cộng tổng độ dài của tất cả các chuỗi trò chuyện lại với nhau để xác định con số tổng của cả lớp. Thầy/cô cần động viên khi các con biết mở đầu, duy trì và kết thúc cuộc trò chuyện.
|}</div></div>
<br />

Latest revision as of 12:27, 5 December 2022

dfag

File history

Click on a date/time to view the file as it appeared at that time.

Date/TimeThumbnailDimensionsUserComment
current12:27, 5 December 2022Thumbnail for version as of 12:27, 5 December 20221,873 × 400 (107 KB)Admin (talk | contribs)

There are no pages that use this file.

Metadata