File:28dsfds.png: Difference between revisions

From EXPART HR
Jump to navigation Jump to search
No edit summary
No edit summary
Line 1: Line 1:
'''''Điều tiết các bài học, đưa ra hướng dẫn, tập trung sự chú ý của học sinh, đảm bảo các con tập trung vào các nhiệm vụ học tập'''''
<div style="font-size: 14px; color:#472c8f">'''''Điều tiết các bài học, đưa ra hướng dẫn, tập trung sự chú ý của học sinh, đảm bảo các con tập trung vào các nhiệm vụ học tập''''' </div>


<br />
<br />

Revision as of 08:12, 19 August 2021

Điều tiết các bài học, đưa ra hướng dẫn, tập trung sự chú ý của học sinh, đảm bảo các con tập trung vào các nhiệm vụ học tập


Tín hiệu thu hút sự chú ý

Học sinh được khuyến khích trao đổi với nhau và cùng nhau xây dựng ý tưởng trong suốt buổi học. Vì thế, thiết lập tín hiệu để thu hút sự chú ý của học sinh là rất quan trọng. Dưới đây là một vài ví dụ của tín hiệu:

  • Chầm chậm giơ tay lên, và đợi cho đến khi tất cả học sinh đều giơ tay theo.
  • Đưa ra các tín hiệu để học sinh nghe; ví dụ: đếm, vỗ tay, rung chuông hoặc gõ
  • Đưa ra các tín hiệu để học sinh nhìn; ví dụ: tắt đèn.
  • Sử dụng một cụm từ để giáo viên gọi- học sinh trả lời. Ví dụ, giáo viên nói: bơ đậu phộng - học sinh trả lời: mứt. Hoặc giáo viên nói: Sẵn sàng - học sinh trả lời: Sẵn sàng.

Thầy cô cần hướng dẫn và luyện tập sử dụng các tín hiệu để thu hút sự chú ý của học sinh trước khi dùng đến chúng các bài giảng môn CLISE.

“Ống nhòm tập trung”

Chương trình CLISE Tiểu học từ lớp 1-3 sử dụng phép ẩn dụ cụ thể về hình ảnh “ống nhòm tập trung” giúp học sinh không bị xao nhãng, từ đó có thể tập trung chú ý. Học sinh khum tay lại, đặt trước mắt tạo thành một ống nhòm. Như vậy, các con sẽ không nhìn thấy bất kỳ thứ gì bên ngoài mà chỉ tập trung vào một vật. Sau khi tập trung, các con sẽ hạ tay xuống nhưng vẫn tập trung nhìn vào vật đó, không nhìn xung quanh để khỏi bị xao nhãng. Mô tả bài học dưới đây sẽ giải thích cách thực hiện và thời điểm sử dụng “ống nhòm tập trung”.

Kỹ thuật phản hồi phi ngôn ngữ

Để bài dạy trôi chảy và đa dạng, thầy cô hãy sử dụng các kỹ thuật mà không dùng đến ngôn ngữ

  • Giơ ngón tay cái lên: Học sinh giơ ngón tay cái lên khi đồng ý, hạ ngón tay cái xuống khi không đồng ý, và giơ sang ngang khi chưa quyết định được.
  • Năm, ba, một: Học sinh giơ 5 ngón tay khi đồng ý 100%, 3 ngón tay khi chưa quyết định nhưng vẫn chấp nhận ý kiến đó để bài học được tiếp tục, 1 ngón tay khi phản đối 100%.
  • Các cách phản hồi cơ học khác: Học sinh sử dụng một phản hồi cơ học để ra hiệu sự đồng ý; ví dụ: vỗ tay 2 lần, hoặc gõ nhẹ lên đầu. Học sinh gật đầu hoặc lắc đầu để biểu thị có hoặc không, nhún vai khi các con không biết câu trả lời.

Làm việc theo cặp

Học sinh sẽ phải làm việc theo cặp trong rất nhiều tiết học CLISE. Thầy cô có thể tính trước xem nên ghép những học sinh nào với nhau thành cặp và cho học sinh làm việc theo cặp đã được phân trong toàn bộ chương học, hoặc thầy cô cũng có thể ghép cặp tùy hứng khi ở trên lớp.

Làm việc theo cặp sẽ khuyến khích học sinh tương tác với nhau. Thầy cô nên tránh ghép các cặp bạn thân với nhau để học sinh có thể làm quen với những bạn khác trong lớp mà các con hiếm khi tương tác.

Điều tiết các bài học

Thầy cô cần điều tiết phù hợp quá trình giảng dạy các bài học môn CLISE để đảm bảo tất cả các cá nhân trong lớp đều được lắng nghe nhưng không làm mất hứng của những học sinh khác. Nếu thảo luận kéo dài hoặc học sinh không thể tập trung vào bài thì thầy cô cần chia bài học thành 2 phần:

Gợi ý tiến trình bài học môn CLISE của học sinh lớp 1-3

  • Khởi động: 10 phút
  • Câu chuyện và thảo luận: 8 phút
  • Thực hành kỹ năng: 12 phút
  • Tổng kết: 5 phút

Gợi ý tiến trình bài học môn CLISE của học sinh lớp 4-5

  • Ôn tập: 5 phút
  • Giới thiệu bài: 5 phút
  • Câu chuyện và thảo luận: 10-15 phút
  • Hoạt động: 10-15 phút
  • Tổng kết: 5 phút

Giải quyết những hành vi mất tập trung

Thầy cô có thể sử dụng các gợi ý sau để giải quyết những hành vi mất tập trung điển hình:

  • Nói chuyện riêng: Nếu một vài học sinh nói chuyện riêng khi bạn khác đang trình bày, thầy cô hãy sử dụng một tín hiệu để thu hút sự tập trung; ví dụ, giơ tay lên và nói: Thầy/cô đã nghe được rất nhiều ý tưởng hay và có nhiều bạn đang bàn tán xôn xao trong lớp. Nhưng bây giờ bạn Minh đang trình bày nên thầy/cô muốn các con hãy thể hiện sự tôn trọng và lắng nghe bạn Minh nói nhé.
  • Gục đầu xuống bàn: Nếu thầy cô thấy học sinh gục đầu xuống bàn, nhắm mắt hoặc có những hành vi cho thấy con không hứng thú với bài học, hãy dừng lại một chút và yêu cầu tất cả học sinh đứng dậy, vươn vai sau đó cúi gập người xuống, tay chạm ngón chân. Cho học sinh lặp lại động tác một vài lần, sau đó hỏi xem cả lớp đã sẵn sàng lắng nghe và tập trung chú ý hay chưa. Khi học sinh phản hồi tích cực, thầy cô hãy tiếp tục bài giảng.
  • Gây mất tập trung: Thầy cô hãy nhắc học sinh (lớp 1-3) nhớ đến Quy tắc Lắng nghe và tầm quan trọng của việc tôn trọng người khác. Nếu học sinh vẫn tiếp tục gây mất tập trung, thầy cô hãy mời học sinh ngồi cạnh mình để giúp con tập trung hơn. Cần khen ngợi những học sinh biết tảng lờ hành vi gây mất tập trung của bạn.
  • Xao nhãng: Nếu học sinh lớp 1-3 không tập trung vào bài học, thầy cô hãy yêu cầu các con sử dụng “ống nhòm tập trung” để chú ý vào một vật cụ thể trong lớp học như đồng hồ chẳng hạn. Sau khi học sinh đã tập trung sự chú ý vào vật, thầy cô hãy nói: Nào, bây giờ các con hãy dùng “ống nhòm tập trung” hướng về phía thầy/cô. Khi cả lớp đều đã tập trung thì thầy/cô mới tiếp tục bài học.

Thầy cô có thể sử dụng gợi ý để thu hút sự chú ý, lắng nghe của học sinh bằng cách nói: Hãy cho thầy cô biết Quy tắc Lắng nghe nào. Yêu cầu học sinh rằng khi thầy cô nói như thế, các con hãy thực hiện một hành động nào đó để mô tả một trong các Quy tắc Lắng nghe.

Đưa ra hướng dẫn

Thầy cô hãy sử dụng những gợi ý dưới đây để truyền đạt hướng dẫn một cách hiệu quả:

  • Đảm bảo tất cả các học sinh đều chú ý trước khi thầy cô bắt đầu. Hãy yêu cầu học sinh sử dụng “ống nhòm tập trung” và/hoặc thực hiện các Quy tắc Lắng nghe trước khi thầy cô bắt đầu giải thích điều gì đó.
  • Chia hướng dẫn thành các bước nhỏ và đơn giản (số bước đếm trên đầu ngón tay) và đánh số mỗi bước.
  • Đọc số tương ứng với một trong các bước hành động và giữ nguyên ngón tay khi thầy cô trình bày bước đó (cần nói chậm và rõ ràng). Ví dụ, thầy cô giơ một ngón tay và nói: 1- Quay mặt về phía bạn của mình. Lặp lại bước này.
  • Sau khi mô tả mỗi bước, thầy cô hãy yêu cầu học sinh nhắc lại. Nếu học sinh có vẻ chưa hiểu, cần đảm bảo các con tập trung chú ý rồi mới nhắc lại. Sau đó, yêu cầu học sinh nhắc lại những gì thầy cô vừa nói.
  • Gọi ngẫu nhiên một vài học sinh đứng lên tóm tắt lại hướng dẫn cho cả lớp.

File history

Click on a date/time to view the file as it appeared at that time.

Date/TimeThumbnailDimensionsUserComment
current13:10, 5 December 2022Thumbnail for version as of 13:10, 5 December 20221,875 × 400 (96 KB)Admin (talk | contribs)

There are no pages that use this file.

Metadata