File:21faw.png: Difference between revisions

From EXPART HR
Jump to navigation Jump to search
No edit summary
No edit summary
 
Line 1: Line 1:
<div style="text-align: center; font-size: 24px; color:#472c8f"> '''QUẢN LÝ CẢM XÚC''' </div>
sdfsdf
 
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''Tầm quan trọng của chương học''' ==
Hướng dẫn học sinh cách nhận diện cảm xúc mạnh và vận dụng Các Bước Trấn Tĩnh để kiểm soát tốt bản thân là những cách thức hữu hiệu để tăng khả năng đối phó và giảm bớt sự nóng nảy cũng như các hành vi tiêu cực khác. Trong chương này, học sinh sẽ được trang bị những biện pháp giúp chủ động ngăn chặn cảm xúc mạnh trở thành hành vi tiêu cực. Khi cảm xúc mạnh leo thang, các phản ứng sinh lý mạnh mẽ của cơ thể sẽ làm giảm khả năng suy luận của học sinh, khiến các con khó có thể bình tĩnh giải quyết các vấn đề liên quan đến tương tác cũng như các vấn đề khác. Khả năng giữ bình tĩnh, không cho cảm xúc mạnh leo thang và làm sai lệch hành vi giúp học sinh có thể áp dụng nhiều kỹ năng khác được giảng dạy trong chương trình, chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng mạnh dạn, thương lượng - thỏa hiệp và giải quyết vấn đề.
 
'''Học sinh có kỹ năng quản lý hiệu quả các cảm xúc mạnh như giận dữ, lo lắng, bối rối và thất vọng có xu hướng: '''
 
*Hòa đồng với các bạn và đưa ra các sự lựa chọn đúng đắn
*Ứng phó với các cảm xúc mạnh và thể hiện chúng theo những cách có thể chấp nhận được
*Thành công trong học tập
 
'''Học sinh có kỹ năng quản lý cảm xúc kém hiệu quả có xu hướng:'''
 
*Nóng nảy
*Lạm dụng chất kích thích
*Giảm năng lực cảm xúc - xã hội
*Gặp khó khăn trong việc ứng xử theo chuẩn mực xã hội
*Hành động theo cảm tính
 
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''Tổng quan các bài học''' ==
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Bài 21: Giới thiệu về Quản lý cảm xúc ''' ===
Bài học này giúp học sinh thấy được điều gì sẽ xảy ra trong não bộ và cơ thể khi các con trải qua những cảm xúc mạnh. Các con hiểu được rằng việc tập trung chú ý vào những dấu hiệu cơ thể giúp bản thân nhận ra rằng mình đang có cảm xúc mạnh và bắt đầu lấy lại sự bình tĩnh. Bài học đề cập đến những cảm xúc như lo lắng, hồi hộp, lo sợ.
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Bài 22: Quản lý sự lo lắng trước kì thi ''' ===
Trong bài học này, học sinh học hai bước đầu tiên trong Các Bước Trấn Tĩnh, đó là: Dừng lại — quan sát các dấu hiệu cơ thể và Gọi tên cảm xúc.
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Bài 23: Giải quyết sự buộc tội ''' ===
Trong bài học này, học sinh tập trung vào việc quản lý cảm xúc mạnh khi bị buộc tội về điều gì đó. Các con sẽ học và thực hành hít thở bằng bụng để giữ bình tĩnh. Ngoài ra, các con cũng thực hành nhận trách nhiệm khi mắc lỗi. Bài học đề cập đến những cảm xúc như bối rối, buồn bã và tức giận.
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Bài 24: Quản lý sự thất vọng''' ===
Trong bài học này, học sinh được học và thực hành phương pháp tự đối thoại tích cực để trấn an bản thân mỗi khi cảm thấy thất vọng. Các con hiểu rằng việc đặt ra một mục tiêu mới và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó là những cách tích cực để quản lý sự thất vọng.
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Bài 25: Quản lý sự tức giận ''' ===
Trong bài học này, học sinh hiểu được rằng ai cũng có lúc cảm thấy tức giận nhưng không nên thể hiện nó bằng những hành vi gây tổn thương. Các con sẽ thực hành đếm số để làm dịu cảm xúc tức giận và trở nên mạnh dạn hơn để đạt được những gì các con muốn hoặc cần.
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Bài 26: Quản lý cảm xúc tổn thương ''' ===
Trong bài học này, học sinh thực hành Các Bước Trấn Tĩnh để giúp bản thân tránh đưa ra những kết luận không chính xác khi cảm xúc bị tổn thương. Các con hiểu được rằng việc suy nghĩ về những lời giải thích khác nhau và thu thập thêm thông tin là những cách để tránh đi đến kết luận vội vàng. Bài học đề cập đến những cảm xúc như buồn bã, tổn thương và ngạc nhiên.
 
<br />
 
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''Vận dụng kỹ năng mỗi ngày''' ==
Để có được hiệu quả lâu dài, các kỹ năng và khái niệm được giới thiệu trong chương trình cần được áp dụng vào hoạt động thường ngày. Việc lặp đi lặp lại các kỹ năng, khái niệm này giúp học sinh có thể vận dụng chúng một cách tự động khi cần thiết. Để đưa những kỹ năng, khái niệm đã học trong môn CLISE vào cuộc sống, cần áp dụng quy trình 3 bước: 1) Dự đoán tình huống. 2) Củng cố kỹ năng. 3) Suy ngẫm.
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Dự đoán tình huống''' ===
Vào đầu ngày hoặc trước khi bắt đầu các hoạt động hay tình huống có thể kích thích cảm xúc mạnh, thầy/cô cho học sinh DỰ ĐOÁN khi nào các con có thể trải qua cảm xúc mạnh và cách các con áp dụng kiến thức đã học trong chương Quản lý Cảm xúc để kiểm soát cảm xúc của bản thân và giữ bình tĩnh: '''Hôm qua, các con đã học được rằng việc giữ bình tĩnh có thể giúp các con quản lý cảm xúc lo lắng, chẳng hạn như sự lo lắng trước một bài kiểm tra quan trọng. Hôm nay, các con sẽ làm bài kiểm tra chính tả. Vậy việc giữ bình tĩnh sẽ hỗ trợ các con ra sao trong việc quản lý cảm xúc lo lắng trước hoặc trong khi làm bài kiểm tra?''' 
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Củng cố kỹ năng''' ===
Thầy/cô cần để ý xem khi nào học sinh áp dụng các kỹ năng quản lý cảm xúc và CỦNG CỐ những hành động đó bằng cách đưa ra phản hồi cụ thể, ví dụ như: '''Thầy/cô quan sát thấy con đã tức giận khi bạn Linh cho rằng con lấy bút chì của bạn ấy, nhưng con đã dừng lại và hít thở bằng bụng để tự trấn tĩnh. Sau đó, con giải thích rằng mình thấy nó trên sàn và trả lại cho Linh.'''
 
Thầy/cô làm mẫu cụ thể để học sinh biết cách áp dụng Các Bước Trấn Tĩnh khi có cảm xúc mạnh: '''Thả lỏng nào. Thầy/cô cảm thấy thất vọng vì hầu hết các con không hiểu bài toán này. Thầy/cô sẽ thực hiện động tác hít thở bằng bụng, sau đó tìm cách khác để giảng giải cho các con.'''
 
Thầy/cô cần nhắc nhở học sinh áp dụng Các Bước Trấn Tĩnh và sử dụng poster Làm Sao Để Trấn Tĩnh: '''Thầy/cô nhận thấy rằng con đang cảm thấy rất bất mãn về điểm số của mình trong bài kiểm tra lần này. Con hãy nhìn vào Poster Làm Sao Để Trấn Tĩnh nhé. Cách nào giúp con lấy lại bình tĩnh nhỉ?'''
 
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Suy ngẫm''' ===
Thầy/cô yêu cầu học sinh SUY NGẪM xem mình đã áp dụng kỹ năng nào trong bài học và việc áp dụng đó đã giúp các con hòa nhã hơn với mọi người ra sao. Sau một hoạt động kích thích cảm xúc mạnh, thầy/cô hãy nói: '''Trước khi các con làm bài kiểm tra chính tả, thầy/cô đã yêu cầu các con suy nghĩ xem việc giữ bình tĩnh sẽ giúp các con như thế nào trong việc quản lý cảm xúc lo lắng trước và trong khi làm bài kiểm tra. Các con đã áp dụng Các Bước Trấn Tĩnh nào? Việc áp dụng các bước này đã hỗ trợ các con ra sao?''' 
 
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''Hoạt động tích hợp với các môn học khác''' ==
<div class="toccolours mw-collapsible mw-collapsed" overflow:auto;"><div style="font-weight:bold;line-height:1.6;font-size:14px; color:#FFFFFF" text-indent: 50px;><div style="margin: 0; background: #6999E4; text-align: left; font-weight: bold;  text-indent: 2%; border: 3px solid #6999E4; padding: 0px 0px 0px 0px; -moz-border-radius: 10px; -webkit-border-radius: 10px; border-radius:10px" ">[[File:agenda.png|30px|sub]] Ngôn ngữ</div></div><div class="mw-collapsible-content">
{| class="wikitable"
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 100%" |
<div style="font-size: 14px; color:#472c8f  ">'''Hoạt động "Viết thư" ''' </div>
<div style="font-size: 14px;"> Thầy/cô yêu cầu học sinh soạn một bức thư cho một người bạn để giải thích về những gì các con đã học được trong chương Quản lý cảm xúc và cách các con vận dụng kỹ năng. Nếu có thể, hãy trao đổi những bức thư đó với học sinh trường khác, có thể là ở vùng lân cận hoặc trong một cộng đồng khác. Yêu cầu học sinh giải thích trong thư những điều các con đã học được về ảnh hưởng của cảm xúc mạnh đến não bộ và cơ thể cũng như các cách để trấn tĩnh. Học sinh có thể đưa ra ví dụ cá nhân về những lần các con đã áp dụng Các Bước Trấn Tĩnh, bao gồm mô tả chi tiết về tình huống, các dấu hiệu cơ thể cho biết bản thân phải dừng lại, các bước đã áp dụng để giữ bình tĩnh và kết quả. Học sinh cũng có thể đề nghị bạn bè viết thư lại cho mình, trong đó nêu ra những ví dụ riêng về cảm xúc mạnh và cách trấn tĩnh của bản thân.
|}</div></div>
 
<!-- TÁCH -->
<div class="toccolours mw-collapsible mw-collapsed" overflow:auto;"><div style="font-weight:bold;line-height:1.6;font-size:14px; color:#FFFFFF" text-indent: 50px;><div style="margin: 0; background: #6999E4; text-align: left; font-weight: bold;  text-indent: 2%; border: 3px solid #6999E4; padding: 0px 0px 0px 0px; -moz-border-radius: 10px; -webkit-border-radius: 10px; border-radius:10px" ">[[File:micro1.png|30px|sub]] Khoa học</div></div><div class="mw-collapsible-content">
{| class="wikitable"
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 80%" |
<div style="font-size: 14px; color:#472c8f ">'''Hoạt động: "Nghiên cứu về kỹ thuật thở bụng" ''' </div>
<div style="font-size: 14px;"> Thầy/cô cùng học sinh thiết kế một nghiên cứu khoa học nhằm tìm hiểu tác dụng giảm nhịp tim của việc hít thở bằng bụng. Hãy bắt đầu với việc ôn tập kỹ thuật thở bụng. Đưa ra câu hỏi: Hít thở bằng bụng có làm giảm nhịp tim của chúng ta không? Thầy/cô cùng học sinh lập kế hoạch để trả lời cho câu hỏi này. Kế hoạch có thể bao gồm việc xác định các yếu tố kiểm soát và phụ thuộc, lựa chọn kỹ thuật nhất quán để kiểm tra mạch, xác định phương pháp thử nghiệm, đưa ra dự đoán, tiến hành thử nghiệm, quan sát, ghi chép dữ liệu và rút ra kết luận. Thầy/cô hãy yêu cầu học sinh 'công bố' kết quả nghiên cứu của mình trong một cuốn tạp chí khoa học chung của lớp và chia sẻ với các lớp khác cũng đang học về kỹ thuật thở bụng và cách để trấn tĩnh.
|}</div></div>
 
<!-- TÁCH -->
<div class="toccolours mw-collapsible mw-collapsed" overflow:auto;"><div style="font-weight:bold;line-height:1.6;font-size:14px; color:#FFFFFF" text-indent: 50px;><div style="margin: 0; background: #6999E4; text-align: left; font-weight: bold;  text-indent: 2%; border: 3px solid #6999E4; padding: 0px 0px 0px 0px; -moz-border-radius: 10px; -webkit-border-radius: 10px; border-radius:10px" ">[[File:plane.png|30px|sub]] Khoa học Xã hội</div></div><div class="mw-collapsible-content">
{| class="wikitable"
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 100%" |
<div style="font-size: 14px; color:#472c8f  ">'''Hoạt động "Những tấm gương kiên trì" ''' </div>
<div style="font-size: 14px;"> Trong Bài 24, học sinh biết được rằng việc đặt mục tiêu và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó là những cách tích cực để kiểm soát sự thất vọng. Thầy/cô hãy kể cho học sinh về một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử hoặc trong thời kỳ đương đại đã kiên trì vượt qua thử thách dù từng trải qua nỗi thất vọng, chẳng hạn như Thomas Hutchinson, Harriet Tubman hay Helen Keller. Yêu cầu học sinh chọn một người nổi tiếng để tìm hiểu, sau đó lập mục tiêu và kế hoạch đơn giản cho nhân vật đã chọn. Thảo luận về cách mà người đó đã kiên trì hiện thực hóa mục tiêu của mình và để lại thành quả to lớn, không những cho bản thân mà còn cho toàn xã hội.
|}</div></div>
 
<!-- TÁCH -->
<div class="toccolours mw-collapsible mw-collapsed" overflow:auto;"><div style="font-weight:bold;line-height:1.6;font-size:14px; color:#FFFFFF" text-indent: 50px;><div style="margin: 0; background: #6999E4; text-align: left; font-weight: bold;  text-indent: 2%; border: 3px solid #6999E4; padding: 0px 0px 0px 0px; -moz-border-radius: 10px; -webkit-border-radius: 10px; border-radius:10px" ">[[File:easel1.png|30px|sub]]  Mỹ thuật </div></div><div class="mw-collapsible-content">
{| class="wikitable"
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 100%" |
<div style="font-size: 14px; color:#472c8f  ">'''Hoạt động "Cảm xúc trên các phương tiện truyền thông" ''' </div>
<div style="font-size: 14px;"> Các phương tiện truyền thông thường tiếp thị sản phẩm tới người tiêu dùng bằng cách dùng những hình ảnh sống động để lôi cuốn cảm xúc của mọi người. Thầy/cô cho học sinh xem các ví dụ về hình ảnh trực tuyến hoặc trên báo giấy quảng bá các sản phẩm bằng cách tác động vào cảm xúc của người xem/ người đọc. Cố gắng tìm ví dụ liên quan tới những cảm xúc đặc biệt mạnh mẽ. Thảo luận về các trạng thái cảm xúc được thể hiện và cách hoặc lý do vì sao những hình ảnh đó khiến chúng ta dễ mua sản phẩm hơn. Thầy/cô yêu cầu học sinh tạo bộ sưu tập các hình ảnh này theo cá nhân hoặc theo nhóm. Thầy/cô cần cung cấp cho học sinh sách báo, kéo, hồ dán và giấy khổ lớn, khuyến khích học sinh dán đầy các trang giấy bằng những hình ảnh. Yêu cầu học sinh phân nhóm cảm xúc trong bộ sưu tập hình ảnh theo các tiêu chí, ví dụ như cảm xúc thoải mái và không thoải mái.
|}</div></div>
 
<!-- TÁCH -->
<div class="toccolours mw-collapsible mw-collapsed" overflow:auto;"><div style="font-weight:bold;line-height:1.6;font-size:14px; color:#FFFFFF" text-indent: 50px;><div style="margin: 0; background: #6999E4; text-align: left; font-weight: bold;  text-indent: 2%; border: 3px solid #6999E4; padding: 0px 0px 0px 0px; -moz-border-radius: 10px; -webkit-border-radius: 10px; border-radius:10px" ">[[File:compass.png|30px|sub]] Toán học </div></div><div class="mw-collapsible-content">
{| class="wikitable"
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 100%" |
<div style="font-size: 14px; color:#472c8f  ">'''Hoạt động "Các yếu tố ảnh hưởng cảm xúc"''' </div>
<div style="font-size: 14px;"> Thầy/cô yêu cầu học sinh giải các bài toán ngắn về cảm xúc mạnh của một người tăng hoặc giảm theo một yếu tố nào đó trên thang điểm cảm xúc từ 0 đến 100. Ví dụ, Nhi thường cảm thấy hạnh phúc ở mức 25 theo thang cảm xúc. Khi biết mình sắp có được một chú chó con, cảm giác hạnh phúc của bạn ấy đã mạnh mẽ hơn gấp ba lần! Vậy bây giờ cảm xúc hạnh phúc của bạn ấy ở mức nào trên thang cảm xúc? Một ví dụ khác, Minh đang rất tức giận, dường như sắp nổ tung. Cảm giác tức giận của bạn ấy được đo ở mức 84 theo thang đo cảm xúc! Sau khi áp dụng các bước dừng lại, gọi tên cảm xúc và đếm ngược từ 100, cảm xúc tức giận của Minh đã giảm 12 lần so với trước đó. Vậy bây giờ cảm giác tức giận của Minh ở mức nào theo thang đo cảm xúc?
 
Thầy/cô hãy tạo một trục số từ 0 đến 100 hoặc sử dụng bảng số 100 để giúp học sinh hình dung cảm xúc tăng hoặc giảm theo các yếu tố khác nhau.
 
|}</div></div>
 
<!-- TÁCH -->
<div class="toccolours mw-collapsible mw-collapsed" overflow:auto;"><div style="font-weight:bold;line-height:1.6;font-size:14px; color:#FFFFFF" text-indent: 50px;><div style="margin: 0; background: #6999E4; text-align: left; font-weight: bold;  text-indent: 2%; border: 3px solid #6999E4; padding: 0px 0px 0px 0px; -moz-border-radius: 10px; -webkit-border-radius: 10px; border-radius:10px" ">[[File:basketball.png|30px|sub]] Giáo dục thể chất </div></div><div class="mw-collapsible-content">
{| class="wikitable"
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 100%" |
<div style="font-size: 14px; color:#472c8f  ">'''Trò chơi: "Đi đến kết luận"''' </div>
<div style="font-size: 14px;"> Trò chơi kích hoạt trí não “Đi đến kết luận” đã được sử dụng trong Bài 26. Thầy/cô cho học sinh bật nhảy một khoảng cách ngắn để đến với "kết luận". Mỗi vòng, thầy/cô hãy tăng khoảng cách này lên một chút. Nếu học sinh không thể đến với "kết luận", các con sẽ bị mất lượt trong vòng chơi tiếp theo. Trong khi chờ được chơi lại, thầy/cô yêu cầu những học sinh đó áp dụng Các Bước Trấn Tĩnh.
|}</div></div>
<br />

Latest revision as of 13:00, 5 December 2022

sdfsdf

File history

Click on a date/time to view the file as it appeared at that time.

Date/TimeThumbnailDimensionsUserComment
current13:00, 5 December 2022Thumbnail for version as of 13:00, 5 December 20221,875 × 399 (83 KB)Admin (talk | contribs)

There are no pages that use this file.

Metadata