File:29sdf.png: Difference between revisions

From EXPART HR
Jump to navigation Jump to search
No edit summary
No edit summary
 
Line 1: Line 1:
<div style="text-align: center; font-size: 16px; color:#472c8f">'''Các phương pháp khuyến khích học sinh tham gia xây dựng bài,'''
sdfds
'''nâng cao chất lượng thảo luận và triển khai bài giảng hiệu quả.'''
</div>
 
Với môn CLISE khối Trung học, các chiến lược giảng dạy sau đây sẽ giúp học sinh tương tác hiệu quả với nội dung bài học và luyện tập những kỹ năng mới.
 
<br />
 
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f">'''Suy ngẫm - Chia sẻ và Ghi chép - Chia sẻ''' ==
Các chiến lược này được áp dụng nhằm mục đích cho học sinh đủ thời gian xem xét các câu hỏi mà thầy cô đặt ra và suy nghĩ thấu đáo trước khi phát biểu.
 
Trong hoạt động Suy ngẫm - Chia sẻ, thầy cô sẽ đưa ra một câu hỏi cho học sinh và đợi ít nhất năm giây trước khi gọi các em đứng lên chia sẻ ý kiến của mình trước lớp. Trong hoạt động Ghi chép - Chia sẻ, thầy cô sẽ yêu cầu học sinh viết câu trả lời cho câu hỏi, sau đó gọi một vài học sinh chia sẻ quan điểm của mình với cả lớp.
 
Các chiến lược này cho phép học sinh có một khoảng thời gian cần thiết để đào sâu vấn đề, từ đó hiểu và trả lời câu hỏi một cách trọn vẹn, vì vậy học sinh có xu hướng đưa ra câu trả lời đầy đủ hơn.
 
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f">'''Ghép cặp - Chia sẻ''' ==
Trong hoạt động Ghép cặp - Chia sẻ, thầy cô sẽ cho học sinh trao đổi ý kiến theo cặp, sau đó gọi một vài em chia sẻ ý tưởng đã thảo luận với các bạn khác trong lớp. Chiến lược này cho học sinh thời gian để học hỏi và phát triển ý tưởng với bạn cùng cặp của mình, nâng cao tính chủ động khi tham gia lớp học, đồng thời giúp các em rèn luyện kỹ năng nhận thức qua việc yêu cầu sự tập trung khi lắng nghe và khả năng tự kiềm chế.
 
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f">'''Thảo luận tập thể''' ==
Các hoạt động thảo luận tập thể cho phép giáo viên nhanh chóng thu thập các ý kiến và ý tưởng của học sinh. Những gợi ý sau đây có thể giúp thầy cô tận dụng tối đa các hoạt động thảo luận tập thể:
 
*Thiết kế các hoạt động thảo luận tập thể, theo cặp và theo nhóm một cách linh hoạt trong các bài giảng để giúp tất cả học sinh cảm thấy thoải mái khi đóng góp.
*Nếu học sinh đưa ra ý tưởng trùng lặp nhau thầy cô có thể giúp các em mở rộng tư duy bằng cách gợi ý một vài câu trả lời trong phần dự đoán tình huống của giáo án.
*Nếu một học sinh đưa ra câu trả lời không phù hợp, hãy đặt các câu hỏi như “Cách xử lý vấn đề như vậy có an toàn không? Hành xử như vậy có thể hiện sự tôn trọng không?” nhằm giúp học sinh hiểu được tại sau câu trả lời đó lại không được đồng tình và hướng các em đến những câu trả lời phù hợp hơn.
 
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f">'''Không phán xét''' ==
Phản ứng trung lập, không phán xét của thầy cô sẽ giúp xây dựng bầu không khí lớp học tích cực và hợp tác, tạo điều kiện lý tưởng cho việc học tập các kỹ năng cảm xúc - xã hội.
 
Ví dụ, sau khi học sinh nêu lên ý kiến của mình, hãy nói “Đó là một ý tưởng – Bạn nào có ý tưởng khác?”. Điều này sẽ có tác dụng khuyến khích các em tham gia hoạt động hơn là nói “Đó là một ý tưởng hay! Có ai có ý kiến khác không?”, bởi lẽ cách phản ứng thứ hai ám chỉ rằng các câu trả lời khác chưa chắc đã tốt.
 
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f">'''Làm mẫu''' ==
Làm mẫu là một trong những chiến lược hiệu quả nhất mà thầy cô có thể áp dụng nhằm giúp học sinh thành thạo các kỹ năng cảm xúc - xã hội mới được học.
 
Các giáo án gợi ý tạo điều kiện để thầy cô làm mẫu những câu nói, chiến lược và khái niệm mà thầy cô đang dạy cho học sinh trong tiết học.  Tuy nhiên, điều quan trọng không kém đó là việc thầy cô thực hành mẫu các kỹ năng cảm xúc - xã hội ngoài phạm vi tiết học và trong giao tiếp hàng ngày với học sinh.
 
Bằng cách thực hành mẫu các kỹ năng CLISE cả trong và ngoài tiết học, thầy cô có thể cho học sinh thấy rằng tất cả mọi người, bao gồm cả người lớn, đều có thể áp dụng và luyện tập các kỹ năng cảm xúc- xã hội đã học trong cuộc sống hàng ngày.

Latest revision as of 13:19, 5 December 2022

sdfds

File history

Click on a date/time to view the file as it appeared at that time.

Date/TimeThumbnailDimensionsUserComment
current13:19, 5 December 2022Thumbnail for version as of 13:19, 5 December 20221,862 × 399 (100 KB)Admin (talk | contribs)

There are no pages that use this file.

Metadata