File:Z17.png: Difference between revisions

From EXPART HR
Jump to navigation Jump to search
(Created page with "<div style="text-align: center; font-size: 24px; color:#472c8f"> '''KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ''' </div> ==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''Tầm qu...")
 
No edit summary
Line 4: Line 4:
Việc hướng dẫn thực hành kỹ năng giải quyết vấn đề không chỉ giúp học sinh nâng cao kỹ năng giải quyết các vấn đề xã hội mà còn giúp các con hạn chế những hành vi bốc đồng, nâng cao năng lực xã hội và duy trì quan hệ tình bạn, đồng thời góp phần ngăn chặn bạo lực. Chương trình CLISE được thiết kế nhằm giúp học sinh xây dựng khả năng giải quyết hiệu quả các mâu thuẫn khi tương tác. Những học sinh có khả năng giữ bình tĩnh và tự giải quyết các vấn đề cá nhân thường có xu hướng thành công hơn trong học tập cũng như trong các mối quan hệ tương tác khác.
Việc hướng dẫn thực hành kỹ năng giải quyết vấn đề không chỉ giúp học sinh nâng cao kỹ năng giải quyết các vấn đề xã hội mà còn giúp các con hạn chế những hành vi bốc đồng, nâng cao năng lực xã hội và duy trì quan hệ tình bạn, đồng thời góp phần ngăn chặn bạo lực. Chương trình CLISE được thiết kế nhằm giúp học sinh xây dựng khả năng giải quyết hiệu quả các mâu thuẫn khi tương tác. Những học sinh có khả năng giữ bình tĩnh và tự giải quyết các vấn đề cá nhân thường có xu hướng thành công hơn trong học tập cũng như trong các mối quan hệ tương tác khác.


'''Students with stronger problem-solving skills are more likely to be:'''


* Academically successful
'''Học sinh có kĩ năng giải quyết vấn đề tốt có xu hướng:'''


* Socially adjusted
* Thành công trong học tập
* Đáp ứng các chuẩn mực xã hội
* Bớt bốc đồng hơn
* Hoà nhã hơn


* Less impulsive
'''Học sinh có kĩ năng giải quyết vấn đề kém có xu hướng:'''


* Less aggressive
* Suy diễn tiêu cực về hành vi của người khác đối với mình
 
* Phản ứng quyết liệt khi gặp xung đột
'''Students with weaker problem-solving skills are more likely to:'''
 
* Interpret others' behaviors toward them as hostile
 
* Respond aggressively to conflict


==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''Tổng quan các bài học''' ==
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''Tổng quan các bài học''' ==
Line 46: Line 43:


===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Dự đoán tình huống''' ===
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Dự đoán tình huống''' ===
At the beginning of the day, or before an activity in which students might encounter problems (such as recess,group work, or P.E.), have students ANTICIPATE possible problems and how they can use the Problem-Solving Steps to solve them. Before recess, say: '''When might you have a problem on the playground at recess?''' (Sharing equipment. Playing games.) '''Think about the steps you can take if you have one of these problems. What is the first thing you need to do?''' (S:Say the problem.) Refer to the Problem-Solving Steps Poster and go through the remaining steps.  
Vào đầu ngày hoặc trước một hoạt động mà học sinh có thể đối mặt với nhiều vấn đề (ví dụ như giờ giải lao, hoạt động nhóm, hay giờ học thể chất), thầy/cô cho học sinh DỰ ĐOÁN các vấn đề có thể xảy ra và trình bày cách áp dụng Quy Trình Giải Quyết Vấn để tháo gỡ tình huống. Trước giờ ra chơi, thầy/cô có thể hỏi: '''Khi vui chơi ở sân chơi, các con có thể gặp phải những vấn đề gì?''' (Chia sẻ đồ chơi. Tham gia các trò chơi.) '''Hãy suy nghĩ xem nếu gặp phải những vấn đề đó, các con sẽ giải quyết như thế nào? Các con sẽ làm gì đầu tiên?'''( S: Sáng suốt nêu vấn đề). Sau đó thầy/cô sử dụng poster Các Bước Giải Quyết Vấn Đề để hướng dẫn học sinh các bước còn lại trong quy trình.  
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Củng cố kỹ năng''' ===
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Củng cố kỹ năng''' ===
Notice when students use the Problem-Solving Steps, and REINFORCE the behaviors with specific feedback: '''I heard you say what the problem is: You and Jasmine both want to be next to jump, but only one person can jump at a time. Can you each come up with two different solutions that would be safe and respectful?'''  
Trong ngày, thầy/cô cần để ý xem khi nào học sinh áp dụng Quy Trình Giải Quyết Vấn Đề, và CỦNG CỐ hành vi bằng cách đưa ra các phản hồi cụ thể: '''Thầy/cô nghe thấy con nêu ra vấn đề mình đang gặp phải là con và Quân đều muốn nhảy lượt tiếp theo. Tuy nhiên, mỗi lượt chơi chỉ có duy nhất một bạn được nhảy. Mỗi bạn có thể đưa ra một giải pháp dựa trên nguyên tắc an toàn và tôn trọng không?'''


Model out loud for students how you use the Problem-Solving Steps to solve your own problems: '''I am having a problem. Jackson and Ava both want my help at the same time. What are some solutions to this problem?''' Ask students for help thinking of solutions, then select the one you think will work the best.  
Thầy/cô làm mẫu cụ thể để học sinh biết cách áp dụng Quy Trình Giải Quyết Vấn Đề khi gặp vấn đề: '''Thầy/cô đang có một vấn đề. Quân và Đăng đều yêu cầu thầy/cô trợ giúp cùng một lúc. Thầy/cô nên làm thế nào?''' Thầy/cô hãy yêu cầu học sinh trợ giúp mình đưa ra các giải pháp, sau đó lựa chọn giải pháp mà thầy/cô nghĩ là phù hợp nhất.


When you notice students struggling to solve problems, remind them to use the Problem-Solving Steps: '''I see that the two of you are having a problem. Let's go back to the Problem-Solving Steps Poster and go through each step together.''' Students may have difficulty saying the problem in a non-blaming way. If necessary, say the problem for the students. Then encourage them to come up with solutions on their own.
Thầy/cô cần nhắc nhở học sinh áp dụng Quy Trình Giải Quyết Vấn Đề khi nhận thấy các con đang gặp khó khăn, ví dụ thầy/cô có thể nói: '''Thầy/cô thấy cả hai con đều đang gặp phải vấn đề cần giải quyết. Các con thử xem lại Poster Các Bước Giải Quyết Vấn Đề và thực hành từng bước cùng nhau nhé'''. Học sinh rất có thể sẽ gặp khó khăn khi nêu ra vấn đề mà không đổ lỗi cho người khác. Thầy/cô có thể giúp các con nêu ra vấn đề nếu cần thiết, sau đó khuyến khích các con tự đưa ra những giải pháp cụ thể.


===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Suy ngẫm''' ===
===<div style="font-size: 16px; color:#472c8f"> '''Suy ngẫm''' ===
Have students REFLECT on when they used the Problem-Solving Steps: '''Before recess, you anticipated when you might use the Problem-Solving Steps on the playground. Did anyone have a problem and use the Problem-Solving Steps? Which steps did you use? How did you say the problem? What solutions did you think of? Did using the steps help you solve the problem?'''   
Thầy/cô hãy yêu cầu học sinh SUY NGẪM xem các con đã áp dụng Quy Trình Giải Quyết Vấn Đề khi nào: '''Trước giờ ra chơi, các con đã dự đoán một số vấn đề mà mình có thể phải đối mặt. Vậy thực tế ra sao? Các con có gặp phải vấn đề gì không? Các con đã thực hành bước nào trong Quy Trình Giải Quyết Vấn Đề? Các con nêu vấn đề ra sao? Những giải pháp nào mà các con đã nghĩ đến? Việc áp dụng Quy Trình Giải Quyết Vấn Đề có giúp con xử lý được vấn đề đó không?'''   


==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''Hoạt động tích hợp với các môn học khác''' ==
==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''Hoạt động tích hợp với các môn học khác''' ==

Revision as of 01:48, 16 September 2021

KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Tầm quan trọng của chương học

Việc hướng dẫn thực hành kỹ năng giải quyết vấn đề không chỉ giúp học sinh nâng cao kỹ năng giải quyết các vấn đề xã hội mà còn giúp các con hạn chế những hành vi bốc đồng, nâng cao năng lực xã hội và duy trì quan hệ tình bạn, đồng thời góp phần ngăn chặn bạo lực. Chương trình CLISE được thiết kế nhằm giúp học sinh xây dựng khả năng giải quyết hiệu quả các mâu thuẫn khi tương tác. Những học sinh có khả năng giữ bình tĩnh và tự giải quyết các vấn đề cá nhân thường có xu hướng thành công hơn trong học tập cũng như trong các mối quan hệ tương tác khác.


Học sinh có kĩ năng giải quyết vấn đề tốt có xu hướng:

  • Thành công trong học tập
  • Đáp ứng các chuẩn mực xã hội
  • Bớt bốc đồng hơn
  • Hoà nhã hơn

Học sinh có kĩ năng giải quyết vấn đề kém có xu hướng:

  • Suy diễn tiêu cực về hành vi của người khác đối với mình
  • Phản ứng quyết liệt khi gặp xung đột

Tổng quan các bài học

Bài 27: Giải quyết vấn đề 1

Bài học này giới thiệu quy trình giải quyết vấn đề. Học sinh học và thực hành hai bước đầu tiên của quy trình, đó là S: Sáng suốt nêu vấn đề và T: Tìm cách giải quyết.

Bài 28: Giải quyết vấn đề 2

Bài học tiếp tục giới thiệu quy trình giải quyết vấn đề. Học sinh học và thực hành hai bước còn lại của quy trình, đó là E: Xem xét hệ quả và P: Chọn giải pháp phù hợp nhất

Bài 29: Cách vui chơi công bằng

Học sinh làm quen với các kỹ năng vui chơi bao gồm: chia sẻ, trao đổi và chờ đến lượt. Những kỹ năng giúp thúc đẩy các tương tác công bằng và vui vẻ giữa bạn bè với nhau.

Bài 30: Mời tham gia

Học sinh học cách hòa nhập và mời các bạn cùng chơi với mình, từ đó khuyến khích các con chủ động chia sẻ và đồng cảm với những bạn bị xa lánh.

Bài 31: Giải quyết sự xúc phạm

Học sinh học kỹ năng ứng phó hiệu quả khi bị xúc phạm bao gồm: tảng lờ những nói khiếm nhã và/hoặc mạnh dạn yêu cầu người đối diện dừng hành động khiếm nhã hay chia sẻ vấn đề với người lớn.

Bài 32: Ôn tập cuối năm

Học sinh sẽ ôn tập và thực hành tất cả các kỹ năng cũng như khái niệm CLISE đã học trong năm học.


Vận dụng kỹ năng hàng ngày

Để có được hiệu quả lâu dài, các kỹ năng và khái niệm được giới thiệu trong chương trình cần được áp dụng vào hoạt động thường ngày. Việc lặp đi lặp lại những kỹ năng, khái niệm này giúp cho học sinh có thể vận dụng chúng một cách tự động khi cần thiết. Để đưa các kỹ năng đã học vào cuộc sống, cần áp dụng quy trình 3 bước: 1) Dự đoán tình huống. 2) Củng cố kỹ năng. 3) Suy ngẫm.

Dự đoán tình huống

Vào đầu ngày hoặc trước một hoạt động mà học sinh có thể đối mặt với nhiều vấn đề (ví dụ như giờ giải lao, hoạt động nhóm, hay giờ học thể chất), thầy/cô cho học sinh DỰ ĐOÁN các vấn đề có thể xảy ra và trình bày cách áp dụng Quy Trình Giải Quyết Vấn để tháo gỡ tình huống. Trước giờ ra chơi, thầy/cô có thể hỏi: Khi vui chơi ở sân chơi, các con có thể gặp phải những vấn đề gì? (Chia sẻ đồ chơi. Tham gia các trò chơi.) Hãy suy nghĩ xem nếu gặp phải những vấn đề đó, các con sẽ giải quyết như thế nào? Các con sẽ làm gì đầu tiên?( S: Sáng suốt nêu vấn đề). Sau đó thầy/cô sử dụng poster Các Bước Giải Quyết Vấn Đề để hướng dẫn học sinh các bước còn lại trong quy trình.

Củng cố kỹ năng

Trong ngày, thầy/cô cần để ý xem khi nào học sinh áp dụng Quy Trình Giải Quyết Vấn Đề, và CỦNG CỐ hành vi bằng cách đưa ra các phản hồi cụ thể: Thầy/cô nghe thấy con nêu ra vấn đề mình đang gặp phải là con và Quân đều muốn nhảy lượt tiếp theo. Tuy nhiên, mỗi lượt chơi chỉ có duy nhất một bạn được nhảy. Mỗi bạn có thể đưa ra một giải pháp dựa trên nguyên tắc an toàn và tôn trọng không?

Thầy/cô làm mẫu cụ thể để học sinh biết cách áp dụng Quy Trình Giải Quyết Vấn Đề khi gặp vấn đề: Thầy/cô đang có một vấn đề. Quân và Đăng đều yêu cầu thầy/cô trợ giúp cùng một lúc. Thầy/cô nên làm thế nào? Thầy/cô hãy yêu cầu học sinh trợ giúp mình đưa ra các giải pháp, sau đó lựa chọn giải pháp mà thầy/cô nghĩ là phù hợp nhất.

Thầy/cô cần nhắc nhở học sinh áp dụng Quy Trình Giải Quyết Vấn Đề khi nhận thấy các con đang gặp khó khăn, ví dụ thầy/cô có thể nói: Thầy/cô thấy cả hai con đều đang gặp phải vấn đề cần giải quyết. Các con thử xem lại Poster Các Bước Giải Quyết Vấn Đề và thực hành từng bước cùng nhau nhé. Học sinh rất có thể sẽ gặp khó khăn khi nêu ra vấn đề mà không đổ lỗi cho người khác. Thầy/cô có thể giúp các con nêu ra vấn đề nếu cần thiết, sau đó khuyến khích các con tự đưa ra những giải pháp cụ thể.

Suy ngẫm

Thầy/cô hãy yêu cầu học sinh SUY NGẪM xem các con đã áp dụng Quy Trình Giải Quyết Vấn Đề khi nào: Trước giờ ra chơi, các con đã dự đoán một số vấn đề mà mình có thể phải đối mặt. Vậy thực tế ra sao? Các con có gặp phải vấn đề gì không? Các con đã thực hành bước nào trong Quy Trình Giải Quyết Vấn Đề? Các con nêu vấn đề ra sao? Những giải pháp nào mà các con đã nghĩ đến? Việc áp dụng Quy Trình Giải Quyết Vấn Đề có giúp con xử lý được vấn đề đó không?

Hoạt động tích hợp với các môn học khác

Agenda.png Ngôn ngữ
Học kỹ năng giải quyết vấn đề qua các câu chuyện tình bạn
Thầy/cô có thể chọn một câu chuyện có nội dung về tình bạn dành cho học sinh mới tập đọc, sau đó yêu cầu học sinh đọc cuốn sách hai lần. Ở lần đọc thứ nhất, thầy/cô yêu cầu học sinh tự đọc câu chuyện hoặc luân phiên đọc câu chuyện theo cặp, theo nhóm hoặc đọc cho cả lớp nghe. Thầy/cô hãy để học sinh tự đọc sách ở lần đọc thứ nhất. Trước khi học sinh bắt đầu lượt đọc thứ hai, thầy/cô hãy hỏi: Các nhân vật trong câu chuyện đã làm gì khi gặp phải vấn đề với bạn của mình? Sau đó thầy/cô cho học sinh tiến hành đọc lại câu chuyện lần hai. Lần này, thầy/cô hãy yêu cầu học sinh giơ tay lên khi các con tìm ra giải pháp cho vấn đề tình bạn trong câu chuyện. Khi hầu hết học sinh đã tìm ra được giải pháp, thầy/cô đặt câu hỏi: Giải pháp này có an toàn và thể hiện được sự tôn trọng lẫn nhau không? Các con có nghĩ đây là một giải pháp phù hợp nếu các con gặp phải vấn đề tương tự với bạn mình? Ở phần cuối câu chuyện, thầy/cô có thể hỏi: Các nhân vật đã làm gì để duy trì tình bạn của mình?
Micro1.png Khoa học
Quy Trình Giải Quyết Vấn Đề khi tìm hiểu về hạt giống và cây trồng
Thầy/cô hướng dẫn học sinh cách áp dụng Quy Trình Giải Quyết Vấn Đề khi tham gia một dự án khoa học đơn giản có tên: “Làm thế nào để tự nuôi sống bản thân?” Trong hoạt động này, học sinh sẽ tưởng tượng mình đang bị trôi dạt trên một hòn đảo hoang với một ít đậu, củ cải, rau diếp và một số loại hạt khác. Đầu tiên, thầy/cô giúp học sinh nêu ra vấn đề mà mình gặp phải (Con cần nuôi sống bản thân trong vài tháng chỉ với một vài loại hạt.) Tiếp theo, thầy/cô khuyến khích học sinh suy nghĩ về các giải pháp. Thầy/cô sẽ ghi tất cả những giải pháp an toàn và thể hiện sự tôn trọng lên trên bảng. (Ăn các loại hạt. Nuôi trồng hạt giống để có nguồn thức ăn mới). Sau đó, thầy/cô yêu cầu học sinh suy đoán về những hệ quả của giải pháp mà các con lựa chọn (ít nhất 2 giải pháp), từ đó hướng dẫn học sinh lựa chọn giải pháp tối ưu nhất. Thầy/cô có thể sử dụng hoạt động này như là phần giới thiệu cho bài học về hạt giống và nuôi trồng.
Plane.png Khoa học xã hội
Quy Trình Giải Quyết Vấn Đề khi học về Quả địa cầu và Bản đồ
Trong tiết học Khoa học xã hội về quả địa cầu và bản đồ, thầy/cô hướng dẫn học sinh áp dụng hai bước đầu tiêu trong Quy Trình Giải Quyết Vấn Đề: S - Sáng suốt nêu vấn đề, và T - Tìm cách giải quyết. Đầu tiên, thầy/cô cho học sinh quan sát một quả địa cầu thế giới. Thầy/cô giải thích với học sinh rằng quả địa cầu chính là mô hình của Trái Đất, nó mô phỏng vị trí của các vùng đất, vùng nước, và cả vị trí của các quốc gia trên thế giới. Quả địa cầu có hình cầu giống như Trái Đất của chúng ta. Tiếp theo, thầy/cô cho học sinh quan sát bản đồ thế giới trong một cuốn sách. Bản đồ cũng thể hiện các nội dung như quả địa cầu, tuy nhiên, bản đồ được vẽ trên một mặt phẳng. Trái Đất có hình tròn giống quả địa cầu nhưng chúng ta không thể đem cả quả địa cầu đặt vào trong sách được. Vậy các con hãy suy nghĩ xem làm thế nào để trình bày tất cả các dữ liệu trên quả địa cầu trên một trang sách? Đầu tiên, thầy/cô hãy giúp học sinh nêu ra được vấn đề (Chúng ta cần thể hiện bản đồ thế giới trong một quyển sách, tuy nhiên, Trái Đất hình cầu còn quyển sách thì phẳng.) Tiếp đến, thầy/cô hỗ trợ học sinh suy nghĩ về các giải pháp và viết những giải pháp đó lên bảng. Thầy/cô gợi ý cho học sinh về ý tưởng tách từng phần của quả địa cầu ra để trình bày lại trên mặt phẳng. Một số phần của quả địa cầu có thể bị kéo giãn và rộng hơn trông thấy khi thể hiện trên mặt phẳng. Ngược lại, một số phần khác trông như bị co lại khi chuyển sang mặt phẳng. Thầy/cô yêu cầu học sinh kiểm tra và so sánh quả địa cầu với tấm bản đồ. Thầy/cô cũng có thể mô tả ý tưởng này một cách trực quan hơn bằng việc bóc một quả cam.
Compass.png Toán học
Quy Trình Giải Quyết Vấn Đề khi học Toán
Trong tiết Toán học về đếm tiền, thầy/cô hướng dẫn học sinh áp dụng hai bước đầu tiêu trong Quy Trình Giải Quyết Vấn Đề: S - Sáng suốt nêu vấn đề, và T - Tìm cách giải quyết. Thầy/cô yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm và phát cho mỗi nhóm 2 tờ tiền trị giá 5000 đồng, 5 tờ tiền trị giá 2000 đồng, 5 tờ tiền trị giá 1000 đồng. Thầy/cô giao nhiệm vụ cho học sinh: Các con cần mua một cái bút chì. Mỗi cái bút có giá 10.000 đồng. Vậy vấn đề ở đây là gì? Thầy/cô giúp học sinh nêu ra vấn đề (Các con cần nghĩ cách kết hợp các tờ tiền mệnh giá khác nhau để có đủ 10.000 đồng). Sau đó thầy/cô gợi ý học sinh đưa ra các giải pháp khác nhau. Mọi ý tưởng kết hợp các mệnh giá tiền đều được chấp nhận, miễn tổng số tiền đếm được là 10.000 đồng. Một số cách giải quyết có thể được đưa ra như sau: 2 tờ tiền mệnh giá 5000 đồng, 10 tờ tiền mệnh giá 1000 đồng, 2 tờ mệnh giá 1000 đồng và 4 tờ mệnh giá 2000 đồng.


File history

Click on a date/time to view the file as it appeared at that time.

Date/TimeThumbnailDimensionsUserComment
current14:58, 27 February 2023Thumbnail for version as of 14:58, 27 February 20231,800 × 389 (79 KB)Admin (talk | contribs)

The following page uses this file:

Metadata