File:27sfs.png: Difference between revisions

From EXPART HR
Jump to navigation Jump to search
No edit summary
No edit summary
Line 668: Line 668:
{| class="wikitable"
{| class="wikitable"
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 100%" |
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 100%" |
<div style="font-size: 14px; color:#A880CF ">'''Tổng quan''' </div>
<div style="font-size: 14px;"> This lesson defines the physical, emotional, cognitive and social changes of adolescence and students, in small groups, try to sort the various changes into these four categories. The teacher processes the activity providing the correct information using the teacher’s guide. The homework is completed with a parent/caregiver and involves visiting specific websites to find answers to key human growth and development questions.


<div style="font-size: 14px; color:#A880CF"> '''Mục tiêu bài học'''</div>
<div style="font-size: 14px; color:#A880CF"> '''Mục tiêu bài học'''</div>
Line 685: Line 683:
{| class="wikitable"
{| class="wikitable"
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 100%" |
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 100%" |
<div style="font-size: 14px; color:#A880CF ">'''Tổng quan''' </div>
<div style="font-size: 14px;"> BThis lesson involves students explaining to a hypothetical alien what a “boy” and “girl” is in the US using commonly held stereotypes about gender. The teacher processes that activity specifically, probing for why students think these stereotypes exist and how they impact behavior. The homework is a mini scavenger hunt looking for gender stereotypes in their own surroundings.


<div style="font-size: 14px; color:#A880CF"> '''Mục tiêu bài học'''</div>
<div style="font-size: 14px; color:#A880CF"> '''Mục tiêu bài học'''</div>
Line 704: Line 700:
{| class="wikitable"
{| class="wikitable"
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 100%" |
| style="text-align: left; font-size:14px; width: 100%" |
<div style="font-size: 14px; color:#A880CF ">'''Tổng quan''' </div>
<div style="font-size: 14px;"> By the end of this lesson, students will be able to examine social conflicts from multiple perspectives so they can resolve minor conflicts..


'''Don't Forget!''' Use the lesson plan and student handout. They contain essential lesson information.
<div style="font-size: 14px; color:#A880CF"> '''Mục tiêu bài học'''</div>
<div style="font-size: 14px; color:#A880CF"> '''Mục tiêu bài học'''</div>



Revision as of 10:55, 16 September 2021

CHƯƠNG 1: TƯ DUY & MỤC ĐÍCH

Học sinh học cách thúc đẩy tư duy phát triển và áp dụng những chiến lược thiết lập mục tiêu dựa trên nghiên cứu vào cuộc sống xã hội và việc học của mình. Chương này giúp xây dựng những lớp học sôi nổi và có sự kết nối thông qua việc hỗ trợ học sinh đặt ra và đạt được những mục tiêu tập thể và cá nhân, học hỏi từ thử thách, nhận ra điểm mạnh, đồng thời khám phá những nét riêng của bản thân.

Mục tiêu học tập của chương này là giúp học sinh:

  • Tuân thủ các quy chuẩn khi thảo luận về những vấn đề nhạy cảm
  • Xác định những nét riêng của bản thân, bao gồm cả sở thích
  • Xác định và vận dụng thế mạnh cá nhân để phát triển một sở thích hoặc để làm tốt hơn ở những lĩnh vực mới
  • Xác định những rào cản trên đường tới thành công và xây dựng chiến lược để vượt qua chúng


Các chủ đề trong chương học

🎓 Hiệu quả học tập 🤝 Giúp đỡ người khác
🧩 Sự gắn kết 🍃 Kiên cường
🧠 Tư duy phát triển 🏃🏼‍♂️ Khởi đầu đúng cách
📆 Lập kế hoạch 🔱 Giá trị


1. Tôi là ai?
Tổng quan
Bài học này giúp học sinh khám phá những nét riêng có của bản thân. Ở độ tuổi này, học sinh lớp 8 bắt đầu nghĩ về bản thân và suy ngẫm về các giá trị của cá nhân mình. Trong bài này, học sinh sẽ suy nghĩ và ghi lại các khía cạnh đặc thù của bản thân bằng cách sử dụng công cụ có tên “bản đồ cá tính”. Trong Phiếu học tập phát cho học sinh đã có sẵn một bản đồ cá tính để trống để các em có thể điền vào. Học sinh phải giữ lại “bản đồ cá tính” của bản thân sau khi làm xong để sử dụng trong các bài học khác của Chương 1. Nghiên cứu chỉ ra rằng đa số những học sinh được tạo điều kiện khám phá những đặc điểm riêng có và giá trị của bản thân sẽ cảm thấy kết nối hơn khi ở trường, hợp tác hơn và thành công hơn trong học tập. “Em đang học về mình là ai và mình tin vào điều gì.”
2. Đam mê và thế mạnh cá nhân
Tổng quan
Trong các bài này, học sinh sẽ xác định được thế mạnh của bản thân và học cách vận dụng những thế mạnh đó để theo đuổi những sở thích mới. Các em cũng sẽ khám phá ra những cách để tối ưu các yếu tố tích cực và tối giản những yếu tố tiêu cực khi theo đuổi những sở thích và mục tiêu của bản thân. Điều này bao gồm cả việc dự đoán những trở ngại có thể gặp phải và tìm ra những phương án sáng tạo để vượt qua chúng. Nghiên cứu chỉ ra rằng những học sinh có ý thức suy nghĩ về mục tiêu cá nhân và lập kế hoạch trước để vượt qua trở ngại thường sẽ đạt được thành công.

“Em có thể vận dụng thế mạnh của bản thân để theo đuổi những sở thích mới và vượt qua trở ngại.”

3. Khai thác thế mạnh cá nhân
Tổng quan
Trong các bài này, học sinh sẽ xác định được thế mạnh của bản thân và học cách vận dụng những thế mạnh đó để theo đuổi những sở thích mới. Các em cũng sẽ khám phá ra những cách để tối ưu các yếu tố tích cực và tối giản những yếu tố tiêu cực khi theo đuổi những sở thích và mục tiêu của bản thân. Điều này bao gồm cả việc dự đoán những trở ngại có thể gặp phải và tìm ra những phương án sáng tạo để vượt qua chúng. Nghiên cứu chỉ ra rằng những học sinh có ý thức suy nghĩ về mục tiêu cá nhân và lập kế hoạch trước để vượt qua trở ngại thường sẽ đạt được thành công. “Em có thể vận dụng thế mạnh của bản thân để theo đuổi những sở thích mới và vượt qua trở ngại.”
4. Theo đuổi đam mê
Tổng quan
Trong các bài này, học sinh sẽ xác định được thế mạnh của bản thân và học cách vận dụng những thế mạnh đó để theo đuổi những sở thích mới. Các em cũng sẽ khám phá ra những cách để tối ưu các yếu tố tích cực và tối giản những yếu tố tiêu cực khi theo đuổi những sở thích và mục tiêu của bản thân. Điều này bao gồm cả việc dự đoán những trở ngại có thể gặp phải và tìm ra những phương án sáng tạo để vượt qua chúng. Nghiên cứu chỉ ra rằng những học sinh có ý thức suy nghĩ về mục tiêu cá nhân và lập kế hoạch trước để vượt qua trở ngại thường sẽ đạt được thành công. “Em có thể vận dụng thế mạnh của bản thân để theo đuổi những sở thích mới và vượt qua trở ngại.”
5. Phiên bản tương lai
Tổng quan
Trong bài này, học sinh sẽ phát triển thêm nữa dựa trên những điều đã học được về chính bản thân mình và tưởng tượng hình ảnh của các em trong 10 năm tới. Đây là cơ hội để các em có thể mơ lớn và vươn tới mục tiêu của mình.
6. Con đường phía trước
Tổng quan
Chương 1 kết thúc với một nhiệm vụ thực hành giúp học sinh tổng hợp lại tất cả những kiến thức bài học trong chương. Qua đây, học sinh sẽ xây dựng một lối đi cho tương lai, lên kế hoạch để đạt được mục tiêu và vượt qua những rào cản có thể gặp phải. Thầy cô hãy sử dụng Phiếu bài tập để giúp học sinh suy nghĩ thật kỹ về nhiệm vụ thực hành này và điều mà các em thực sự mong muốn trong tương lai. Nếu thầy cô thấy học sinh gặp khó khăn trong việc tưởng tượng ra tương lai của mình thì có thể đặt một số câu hỏi định hướng để giúp các em suy nghĩ thêm.

Thầy cô hãy nhớ rằng việc hướng dẫn học sinh khai thác điểm mạnh, sở thích của bản thân và dự đoán các trở ngại có thể gặp phải sẽ giúp các em vạch ra một lộ trình thích hợp cho tương lai.


Recommended Advisory Activities

Supplement Unit 4 lessons and build relationships in your classroom with these recommended activities.

Meeting.png Class Meetings
  • Who We Are
  • Full Circle
  • Goals Large and Small
  • How Are You Changing?
  • I Don't Want That
  • Just Be Yourself
  • Middle School Brain
  • Mistake Planning
  • Our Strengths
  • Try Something New!
  • What I Want
Challenges.png Class Challenges
  • Goal Boards
  • I Am/I Will Be
  • Label Maker
  • Name That Person
  • Strengths and Interests Inventory
Help.png Service-Learning Projects
  • Volunteer Seekers
  • Staff Assistance Team


CHƯƠNG 2: NHẬN DIỆN BẮT NẠT & QUẤY RỐI

Học sinh học cách nhận diện các hành vi bắt nạt và quấy rối, biết chống lại bắt nạt một cách an toàn và phản ứng thích hợp với hành vi quấy rối. Chương này giúp học sinh phát triển khả năng thấu cảm, hiểu được tác động của bắt nạt và quấy rối đối với từng cá nhân và cộng đồng, đồng thời tìm hiểu các yếu tố xã hội và môi trường góp phần hình thành các hành vi tiêu cực cũng như xác định các giải pháp để ngăn chặn những hành vi đó.

Mục tiêu học tập của chương này là nhằm giúp học sinh:

  • Nhận diện bắt nạt và quấy rối
  • Nhận thức được rằng bắt nạt và quấy rối là hành vi cá nhân nhưng các yếu tố xã hội và môi trường cũng góp phần gây ra bắt nạt và quấy rối
  • Nhận biết được các yếu tố xã hội và môi trường góp phần gây ra bắt nạt và quấy rối trong trường học và cộng đồng của các em như thế nào
  • Chuẩn bị các cách phản ứng an toàn và có trách nhiệm để ngăn chặn các yếu tố góp phần gây ra bắt nạt và quấy rối ở trường học


Các chủ đề trong chương học

💥 Bắt nạt và quấy rối
⚡️ Xung đột
👐🏻 Giúp đỡ người khác


7. Nhận diện bắt nạt
Tổng quan
Học sinh tìm hiểu các yếu tố xã hội và yếu tố môi trường tạo điều kiện cho bắt nạt tiếp tục diễn ra. Học sinh sẽ đặt câu hỏi về tác động của các yếu tố xã hội như thái độ chung của mọi người và các yếu tố môi trường như không gian hoặc nội quy trường học đối với bắt nạt. Ví dụ, điều gì sẽ xảy ra nếu mọi người tin rằng bắt nạt chỉ là một phần của quá trình trưởng thành? Các quy định về các hoạt động sau giờ học ảnh hưởng như thế nào đến hành vi của học sinh? Học sinh sẽ thảo luận về các yếu tố tại trường của mình và so sánh với các trường trên toàn quốc. “Nếu hầu hết mọi người tin rằng bắt nạt chỉ là một phần của cuộc sống, điều đó có khiến bắt nạt xảy ra thường xuyên hơn không?”
  • [ Giáo án]
  • [ Phiếu học tập]
8. Các yếu tố xã hội dẫn đến bắt nạt
Tổng quan
Học sinh tìm hiểu các yếu tố xã hội và yếu tố môi trường tạo điều kiện cho bắt nạt tiếp tục diễn ra. Học sinh sẽ đặt câu hỏi về tác động của các yếu tố xã hội như thái độ chung của mọi người và các yếu tố môi trường như không gian hoặc nội quy trường học đối với bắt nạt. Ví dụ, điều gì sẽ xảy ra nếu mọi người tin rằng bắt nạt chỉ là một phần của quá trình trưởng thành? Các quy định về các hoạt động sau giờ học ảnh hưởng như thế nào đến hành vi của học sinh? Học sinh sẽ thảo luận về các yếu tố tại trường của mình và so sánh với các trường trên toàn quốc.

“Nếu hầu hết mọi người tin rằng bắt nạt chỉ là một phần của cuộc sống, điều đó có khiến bắt nạt xảy ra thường xuyên hơn không?”

  • [ Giáo án]
  • [ Phiếu học tập]
9. Các yếu tố môi trường dẫn đến bắt nạt
Tổng quan
Học sinh tìm hiểu các yếu tố xã hội và yếu tố môi trường tạo điều kiện cho bắt nạt tiếp tục diễn ra. Học sinh sẽ đặt câu hỏi về tác động của các yếu tố xã hội như thái độ chung của mọi người và các yếu tố môi trường như không gian hoặc nội quy trường học đối với bắt nạt. Ví dụ, điều gì sẽ xảy ra nếu mọi người tin rằng bắt nạt chỉ là một phần của quá trình trưởng thành? Các quy định về các hoạt động sau giờ học ảnh hưởng như thế nào đến hành vi của học sinh? Học sinh sẽ thảo luận về các yếu tố tại trường của mình và so sánh với các trường trên toàn quốc. “Nếu hầu hết mọi người tin rằng bắt nạt chỉ là một phần của cuộc sống, điều đó có khiến bắt nạt xảy ra thường xuyên hơn không?”
  • [ Giáo án]
  • [ Phiếu học tập]
10. Lên tiếng
Tổng quan
Giờ đây, học sinh đã biết một số yếu tố tạo điều kiện cho hành vi bắt nạt và quấy rối, đã đến lúc phải hành động để ngăn chặn. Hai bài học này giới thiệu các chiến lược ngăn chặn. Chiến lược ngăn chặn là những cách để thay đổi các yếu tố xã hội và yếu tố môi trường tiềm ẩn cho phép bắt nạt và quấy rối xảy ra. Các tiết học này bao gồm một số chiến lược như lên tiếng hoặc nói ra ý kiến của mình để ngăn chặn hành vi tiêu cực; khởi xướng một phong trào bằng cách mở ra một cuộc thảo luận hoặc bắt đầu một chiến dịch xã hội; và thu hút toàn bộ học sinh trong trường tham gia để tăng tính hòa nhập hoặc vận động vì sự thay đổi. “Làm cách nào để tôi có thể phá vỡ hoặc loại bỏ các yếu tố tiềm ẩn cho phép hành vi bắt nạt và quấy rối xảy ra?”
  • [ Giáo án]
  • [ Phiếu học tập]
11. Gắn kết và thay đổi
Tổng quan
Giờ đây, học sinh đã biết một số yếu tố tạo điều kiện cho hành vi bắt nạt và quấy rối, đã đến lúc phải hành động để ngăn chặn. Hai bài học này giới thiệu các chiến lược ngăn chặn. Chiến lược ngăn chặn là những cách để thay đổi các yếu tố xã hội và yếu tố môi trường tiềm ẩn cho phép bắt nạt và quấy rối xảy ra. Các tiết học này bao gồm một số chiến lược như lên tiếng hoặc nói ra ý kiến của mình để ngăn chặn hành vi tiêu cực; khởi xướng một phong trào bằng cách mở ra một cuộc thảo luận hoặc bắt đầu một chiến dịch xã hội; và thu hút toàn bộ học sinh trong trường tham gia để tăng tính hòa nhập hoặc vận động vì sự thay đổi. “Làm cách nào để tôi có thể phá vỡ hoặc loại bỏ các yếu tố tiềm ẩn cho phép hành vi bắt nạt và quấy rối xảy ra?”
  • [ Giáo án]
  • [ Phiếu học tập]
12. Đứng lên và đấu tranh
Tổng quan
Chương 2 kết thúc với một nhiệm vụ thực hành. Đây là cơ hội để học sinh tổng hợp lại tất cả các kiến thức bài học trong Chương 2. Cụ thể, học sinh sẽ thảo luận về những yếu tố góp phần gây ra bắt nạt và quấy rối ở trường học của mình, và lập kế hoạch để ngăn chặn một trong các yếu tố đó bằng cách khởi xướng một chiến dịch xã hội hoặc dán poster. Bài học này tập trung vào kế hoạch, vì vậy đây là thời điểm tốt để củng cố các phương pháp lập mục tiêu đã học trong Chương 1. Học sinh sẽ tách dự án của mình thành các nhiệm vụ nhỏ hơn như thế nào? Trong bài học này, học sinh có thời gian để lập kế hoạch nhưng không cần hoàn thành các dự án của mình. Nếu có thể, thầy cô nên chỉ định thêm thời gian để học sinh có thể biến kế hoạch của mình thành hành động. Sau đó, học sinh có thể thực hiện các chiến dịch của mình trong phạm vi toàn trường.

Hãy nhớ rằng, việc dạy học sinh về các yếu tố mang tính hệ thống dẫn đến bắt nạt và quấy rối, cũng như đưa ra các chiến lược cụ thể để loại bỏ chúng sẽ giúp các em tạo nên thay đổi tích cực ở trường và trong cộng đồng của mình.

  • [ Giáo án]
  • [ Phiếu học tập]


Recommended Advisory Activities

Supplement Unit 4 lessons and build relationships in your classroom with these recommended activities.

Meeting.png Class Meetings
  • Keep It Positive
  • Things We Have in Common
Challenges.png Class Challenges
  • Similarities Bring Us Together
  • You Are So
Help.png Service-Learning Projects
  • Campus Improvement
  • Standing Up Against Harassment


CHƯƠNG 3: SUY NGHĨ, CẢM XÚC & QUYẾT ĐỊNH

Học sinh sẽ học cách nhận biết các cảm xúc mạnh và những suy nghĩ không có lợi, đồng thời biết cách áp dụng những chiến lược quản lý cảm xúc và giảm thiểu căng thẳng. Nội dung của bài học này giúp các em hiểu rằng mọi cảm xúc đều có giá trị vì chúng cung cấp thông tin về môi trường xung quanh ta. Học sinh sẽ học cách phản ứng với cảm xúc của mình theo cách mà giúp các em đáp ứng được những mong muốn và nhu cầu của bản thân.

Mục tiêu học tập của chương này là nhằm giúp học sinh:

  • Nhận biết được khi nào các em cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng.
  • Hiểu được rằng một số yếu tố gây căng thẳng có thể mang lại những thách thức và cơ hội tích cực cho sự phát triển của các em
  • Có thể áp dụng những chiến lược quản lý căng thẳng để đối phó với những vấn đề của chính mình.



Chủ đề chương trình
🍃 Kiên cường
😇 Giữ bình tĩnh
💭 Suy nghĩ và cảm xúc


13. Nhận diện căng thẳng và lo lắng
Tổng quan
Bài 13:

Học sinh lớp 8 bắt đầu chương này bằng việc học cách nhận biết căng thẳng và lo lắng. Các em sẽ thảo luận về sự khác biệt giữa căng thẳng và lo lắng - điều mà nhiều người thường nhầm lẫn. Các em cũng hiểu được rằng căng thẳng là một điều bình thường trong cuộc sống mỗi người và đánh giá được những tổn hại về thể chất, cảm xúc và tinh thần mà cơ thể phải gánh chịu.

  • [ Giáo án]
  • [ Phiếu học tập]
14. Nguồn gốc của căng thẳng và lo lắng
Tổng quan
Trong bài học này, học sinh lớp 8 sẽ xác định các nguyên nhân gây ra căng thẳng phổ biến hiện nay, chẳng hạn như bài tập về nhà hoặc việc nhà và học cách phân biệt những yếu tố gây căng thẳng mà các em có thể kiểm soát với những yếu tố mà các em không thể kiểm soát.
  • [ Giáo án]
  • [ Phiếu học tập]
15. Căng thẳng có giúp bạn phát triển?
Tổng quan
Chìa khóa để quản lý căng thẳng chính là quản lý cách bản thân ứng phó với các tác nhân gây căng thẳng. Bài học này dựa trên các kỹ năng quản lý cảm xúc đã được dạy trong chương trình lớp 6 và lớp 7, giúp học sinh điều chỉnh lại cách bản thân suy nghĩ về căng thẳng. Bài học giới thiệu hai loại căng thẳng là căng thẳng có hại và căng thẳng có lợi. Căng thẳng có hại mang tính tiêu cực và đe dọa, trong khi đó căng thẳng có lợi mang tính tích cực và tràn đầy năng lượng. Học sinh thực hành biến căng thẳng có hại thành có lợi. Ví dụ, thay vì suy nghĩ, “Ôi! Mình không thể nào hoàn thành kịp được", các em có thể nghĩ là: "Thời gian hạn chế sẽ giúp mình tập trung hơn."
  • [ Giáo án]
  • [ Phiếu học tập]
16. Chiến thuật quản lý căng thẳng
Tổng quan
Bài học này cung cấp các chiến lược cụ thể để quản lý căng thẳng. Học sinh xem lại các chiến lược giúp giảm thiểu căng thẳng đã học ở những lớp trước, chẳng hạn như hít thở chậm và áp dụng phương pháp tự đối thoại tích cực. Các em cũng sẽ thực hành kỹ thuật “giãn cơ từ từ”. Đây là kỹ thuật căng và thư giãn dần dần từng nhóm cơ trên cơ thể đã được chứng minh là giúp người luyện tập ngủ ngon hơn.
  • [ Giáo án]
  • [ Phiếu học tập]
17. Thay đổi chiến lược và tìm kiếm giúp đỡ
Tổng quan
Trong bài học này, học sinh sẽ học cách phân tích các tình huống căng thẳng, biết cách phá vỡ chu kỳ căng thẳng và xác định được khi nào cần đến sự giúp đỡ. Bài học này sẽ chỉ ra các phương pháp phổ biến để quản lý căng thẳng nhưng không có lợi, ví dụ như chơi game để tránh làm bài tập về nhà. Thay vào đó, học sinh được khuyến khích lựa chọn các chiến lược hữu ích, có nhiều khả năng mang lại kết quả tích cực hơn. Các em cũng học cách nhận biết khi nào mình đang quá căng thẳng và xác định nơi để tìm kiếm sự giúp đỡ. Cũng trong bài học này, học sinh có thể sẽ đưa ra những phương án tiêu cực để xử lý căng thẳng mà có hại với bản thân như là uống rượu bia hoặc tự cắt rạch cơ thể. Thầy cô cần đảm bảo các em hiểu được những hành vi này không những không làm giảm căng thẳng mà có thể gây ra các vấn đề khác nghiêm trọng hơn. Nếu một học sinh tiết lộ rằng em có ý định làm tổn thương bản thân mình hoặc người khác, thầy cô cần tuân thủ quy trình báo cáo của trường hoặc của hệ thống.
  • [ Giáo án]
  • [ Phiếu học tập]
18. Kế hoạch quản lý căng thẳng
Tổng quan
Chương 3 kết thúc với một nhiệm vụ cuối chương. Đây là cơ hội để các em học sinh có thể xâu chuỗi tất cả các bài học trong chương 3 lại với nhau. Tại đây, các em sẽ tự lập cho mình một kế hoạch quản lý căng thẳng để xử lý một tình huống gây căng thẳng thực sự trong cuộc sống của bản thân. Thầy cô cần chủ động tìm kiếm những học sinh đang cần sự giúp đỡ trong việc chuyển từ căng thẳng có hại sang căng thẳng có lợi. Đây có thể là phần khó nhất của bài tập. Ngoài ra, nếu học sinh gặp khó khăn trong việc tìm kiếm người giúp đỡ, các em có thể cần đến sự hỗ trợ hoặc kết nối từ nhà trường.

Thầy cô hãy nhớ rằng, việc dạy học sinh về các loại căng thẳng, đồng thời đưa ra những cách cụ thể để quản lý căng thẳng sẽ giúp các em phá vỡ chu kỳ căng thẳng và xử lý theo hướng tích cực trong tuổi vị thành niên và cho sau này.

  • [ Giáo án]
  • [ Phiếu học tập]


Recommended Advisory Activities

Supplement Unit 4 lessons and build relationships in your classroom with these recommended activities.

Meeting.png Class Meetings
  • I'm Stressed
  • My Unhelpful Thoughts
  • Anger: Cause and Effect
  • Feeling Stress
  • Responding to Rejection
Challenges.png Class Challenges
  • Calm Preserver
  • Anxiety Triptych
  • Emotion Mirror
Help.png Service-Learning Projects
  • Community Health
  • Get Well Soon


CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ CÁC MỐI QUAN HỆ VÀ XUNG ĐỘT XÃ HỘI

Học sinh học về các chiến lược giúp phát triển và duy trì các mối quan hệ lành mạnh, tiếp nhận quan điểm đa chiều và giải quyết xung đột. Nội dung của chương học này giúp các em biết tôn trọng và thấu hiểu sự khác biệt bắt nguồn từ quan điểm cá nhân, gia đình và văn hóa.

Mục tiêu học tập của chương này là nhằm giúp học sinh:

  • Lựa chọn các mối quan hệ lành mạnh
  • Đối xử tôn trọng với những người xung quanh cho dù có sự khác biệt về giá trị sống và quan điểm cá nhân
  • Áp dụng những chiến lược quản trị xung đột để giải quyết các xung đột (bao gồm những xung đột trong những mối quan hệ thân thiết) khi giá trị sống và quan điểm sống khác nhau


Các chủ đề trong chương học:

🎓 Hiệu quả học tập 📆 Lập kế hoạch
🧩 Sự gắn kết 🤝 Các mối quan hệ
⚡️ Xung đột 🍃 Kiên cường
🌱 Tư duy phát triển 🏃🏼‍♂️ Khởi đầu đúng cách
👀 Tiếp nhận quan điểm 🔱 Giá trị


19. Giá trị cá nhân
Tổng quan
Chương 4 bắt đầu bằng việc khuyến khích học sinh khám phá các giá trị cốt lõi của bản thân. Như chúng ta đã thấy trong Chương 1, về mặt nhận thức, học sinh lớp 8 bắt đầu có những suy nghĩ về câu hỏi mình là ai và phản ánh những suy nghĩ đó trong cá tính và giá trị của các em. Trong bài học này, học sinh hoàn thành một khảo sát về giá trị. Trước tiên, học sinh đánh giá một loạt các phát biểu và quyết định xem chúng quan trọng đến đâu. Sau đó, học sinh xác định các giá trị phù hợp với những lựa chọn hàng đầu của các em. Ví dụ, những học sinh cho rằng “ủng hộ những người mà em quan tâm” là quan trọng, thì có thể xác định lòng dũng cảm hoặc lòng trung thành là giá trị cốt lõi của các em. Tài liệu dành cho học sinh bao gồm một bảng khảo sát các giá trị để học sinh điền vào. Thầy/cô hãy đảm bảo học sinh của mình giữ lại các bản khảo sát đã hoàn thành để sử dụng trong các bài học khác trong Chương 4.
  • [ Giáo án]
  • [ Phiếu học tập]
20. Giá trị và các mối quan hệ
Tổng quan
Bài học này đề cập đến mối liên hệ giữa các giá trị và các mối quan hệ lành mạnh. Ở đây, học sinh tìm hiểu các dấu hiệu của mối quan hệ lành mạnh. Ví dụ: bạn bè động viên nhau vượt qua thử thách, giữ lời, xin lỗi khi ai đó làm sai và không cố gắng hạ thấp nhau… Sau đó, học sinh thảo luận về cách các em thể hiện giá trị của mình và cách các em chia sẻ những giá trị chung với bạn bè và người thân.
  • [ Giáo án]
  • [ Phiếu học tập]
21. Phân tích các quan điểm
Tổng quan
Một trong những kỹ năng quan trọng nhất để duy trì mối quan hệ thân thiết và tránh xung đột là kỹ năng tiếp nhận quan điểm của người khác. Tiếp nhận quan điểm là khả năng xác định và hiểu được cảm xúc, suy nghĩ, nhu cầu và mong muốn của người khác. Trong bài học này, học sinh thực hành tiếp nhận quan điểm như một kỹ thuật để tránh xung đột. Ví dụ, thay vì bỏ đi ngay lập tức khi một người bạn đến muộn, học sinh có thể cố gắng nhìn nhận sự việc từ góc độ của bạn mình. Một cách để làm điều này là đặt câu hỏi. “Mình sẽ cảm thấy thế nào nếu mình là bạn ấy?” hoặc “Mình có thực sự hiểu rõ chuyện gì đang xảy ra không?”. Nghiên cứu chỉ ra rằng những thanh thiếu niên có kỹ năng tiếp nhận quan điểm đa chiều có nhiều khả năng xoa dịu xung đột, thể hiện sự đồng cảm và đối xử với người khác một cách tôn trọng. Những học sinh thiếu đi kỹ năng này thường có xu hướng cho rằng bạn bè của các em có ác ý và phản ứng lại bằng sự tiêu cực.
  • [ Giáo án]
  • [ Phiếu học tập]
22. Lựa chọn giải pháp tốt nhất
Tổng quan
Bài học này sử dụng các tình huống để dạy học sinh về quy trình 4 bước giúp tìm ra các giải pháp giải quyết xung đột làm hài lòng tất cả mọi người. Bốn bước này bao gồm xác định xung đột, liệt kê các giải pháp, xem xét hệ quả cho từng phương án và lựa chọn giải pháp tốt nhất. Học sinh bắt đầu bằng cách áp dụng kỹ năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ để xem xét quan điểm của mọi người và xác định xung đột. Sau đó, suy nghĩ về các giải pháp khả thi và đánh giá hệ quả có thể xảy ra đối với mỗi người. Bước cuối cùng là lựa chọn kết quả tốt nhất - một kết quả làm hài lòng tất cả mọi người. Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp để hoàn thành bài tập cuối cùng trong bài học này.

Dưới đây là một gợi ý để giúp học sinh Trung học phát triển kỹ năng giải quyết xung đột. Thầy/cô hãy đưa ra các ví dụ về xung đột giữa những trẻ cùng trang lứa nhưng không phải là bạn bè. Theo bản năng, học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc giải quyết xung đột với một người bạn bởi giữa các em đã có một mối quan hệ bạn bè. Tuy nhiên, không phải tất cả những bất đồng ở trường hay trong cuộc sống sau này đều xảy ra giữa những người bạn. Những xung đột này có thể xuất hiện vào giờ ăn trưa, trong phòng chứa tủ đựng đồ, hoặc ở hành lang sau giờ học. Học sinh cần biết cách ngăn không cho những xung đột này leo thang. Thầy/cô lưu ý đảm bảo tôn trọng quyền riêng tư của học sinh bằng cách sử dụng các ví dụ chung và không xác định cụ thể cá nhân nào.

  • [ Giáo án]
  • [ Phiếu học tập]
23. Duy trì quan hệ
Tổng quan
Sau khi thực hành giải quyết xung đột, học sinh lớp 8 học về cách chịu trách nhiệm và sửa sai khi những việc làm của các em có thể gây hại cho người khác. Xin lỗi là bước cần thiết đầu tiên, tuy nhiên lời xin lỗi không sửa chữa được những sai lầm đã xảy ra. Đó là lý do chúng ta cần đề nghị khắc phục. Khắc phục là một cách để sửa chữa những tổn hại do xung đột gây ra và hàn gắn các mối quan hệ. Học sinh học các bước cần thiết để khắc phục: chịu trách nhiệm, xin lỗi chân thành và hàn gắn mối quan hệ. Sau đó, các em thực hành sửa đổi bằng cách sử dụng một tình huống có trong bài học. Cuối cùng, học sinh nhận ra sức mạnh của phương pháp này trong việc giúp các em xoa dịu xung đột và duy trì các mối quan hệ lành mạnh.
  • [ Giáo án]
  • [ Phiếu học tập]
24. Mối quan hệ không lành mạnh
Tổng quan
Trung học là một quãng thời gian phức tạp đối với học sinh. Cơ thể của các em thay đổi. Sở thích của các em thay đổi. Đôi khi ngay cả bạn bè của các em cũng thay đổi. Thanh thiếu niên thường nhạy cảm trước áp lực từ bạn bè, vì vậy điều quan trọng là các em phải nhận ra các dấu hiệu của mối quan hệ lành mạnh và không lành mạnh. Học sinh lớp 8 học về các mối quan hệ lành mạnh ở phần đầu của chương học này. Bây giờ đã đến lúc giải quyết những vấn đề không lành mạnh. Bài học này giới thiệu cho học sinh những dấu hiệu phổ biến của mối quan hệ không lành mạnh, ví dụ như khi ai đó xung quanh các em có những biểu hiện không đáng tin cậy, kiểm soát các em thái quá hoặc khiến các em cảm thấy tồi tệ. Học sinh sử dụng các tình huống để thực hành phân biệt giữa các mối quan hệ lành mạnh và không lành mạnh, sau đó các em sẽ xem xét các bước cần thực hiện nếu thấy các dấu hiệu đáng cảnh giác trong một mối quan hệ.
  • [ Giáo án]
  • [ Phiếu học tập]
25. Mối quan hệ lành mạnh
Tổng quan
Chương 4 kết thúc với một nhiệm vụ thực hành. Đây là cơ hội để học sinh xâu chuỗi tất cả các bài học trong Chương 4 lại với nhau. Ở đây, học sinh làm việc theo nhóm, cùng nhau tạo ra một hướng dẫn để có một mối quan hệ lành mạnh. Đây là cơ hội để các em thể hiện sự sáng tạo của bản thân. Các em có thể trình bày dưới dạng bài đăng trên trang cá nhân, các mục trên mạng xã hội và video. Thầy/cô hãy yêu cầu học sinh sử dụng mẫu có trong Phiếu học tập để đảm bảo rằng các em nắm được các khái niệm quan trọng được đề cập trong bài học.

Thầy/cô hãy nhớ rằng, việc dạy học sinh của mình cách xác định giá trị của bản thân, biết sử dụng những giá trị đó để đánh giá mối quan hệ bạn bè và biết cách giải quyết xung đột sẽ giúp các em tránh được những xung đột lớn và duy trì các mối quan hệ lành mạnh trong suốt cuộc đời.

  • [ Giáo án]
  • [ Phiếu học tập]


Recommended Advisory Activities

Supplement Unit 4 lessons and build relationships in your classroom with these recommended activities.

Meeting.png Class Meetings
  • Values Reflection
  • My Values
  • Be Aware
  • Dating
  • Maintaining Relationships
  • Relationships Change
  • Unhealthy Signs
  • Can Conflict Be Positive?
  • Can We Compromise?
  • High School Goals
  • Making Assumptions
  • Seed of Conflict
  • Value of Listening
Challenges.png Class Challenges
  • Back to Your Old Self
  • Strings Attached
  • Shared Values
  • The Art of Values
  • Compliment Toss
  • Love
  • Would You Rather
  • Conflict Resolution Sale
  • Crowdsourcing Advice
  • Knotty Situation
  • One Word at a Time
  • Perspective Poetry Slam
  • Where Do I Stand?
  • Your Task
Help.png Service-Learning Projects
  • Community Awards
  • Supporting Victims of Domestic Violenc
CHƯƠNG 5: CHÍNH TRỰC

Trong khi tất cả học sinh đã khám phá và quen thuộc khái niệm tương tự là trung thực, sự chính trực ở đây thể hiện kỳ vọng cao hơn ở hành vi của học sinh, thử thách học sinh có thể làm những gì được xem là đúng đắn và tử tế trong MỌI tình huống và hoàn cảnh, bất kể có sự theo dõi hay chứng kiến của ai đó hay không.


Chính trực - đối với nhiều người trong chúng ta, đây là một từ hoàn toàn mới hoặc cần giải thích rõ thêm. Mặc dù tất cả chúng ta đều quen thuộc với sự trung thực và thật thà, nhưng tính chính trực là một khái niệm có tính bao hàm và yêu cầu cao hơn. Em có chọn làm điều đúng đắn khi ở một mình? Em chọn làm gì khi không ai phát hiện ra em đã làm điều gì đó sai? Sự cám dỗ khi có thể tìm cách để lách luật? Tất cả những câu hỏi này sẽ được khám phá trong chương học này. Chương học này sẽ tập trung vào những điều sau:

  • Trung thực và liêm chính
  • Lựa chọn cá nhân
  • Sự kiên trì

Mục tiêu chương học

Học sinh sẽ có thể:

  • Đánh giá mức độ chính trực của mình trong nhiều tình huống, cả với bạn bè và bản thân.
  • Đề ra và hoàn thành các mục tiêu THÔNG MINH.

Các chủ đề trong chương học


⚡️ Conflicts
🌱 Growth Mindset
👀 Perspective-Taking
🤝 Relationships


26. Đường tắt hay lách luật?
Mục tiêu bài học
  • Phân tích sự khác nhau giữa cách làm tắt và cách lách luật vi phạm sự chính trực

[ Giáo án] [ Phiếu học tập]


27. Tái thiết lòng tin
Mục tiêu bài học
  • Phân tích khái niệm sự tin tưởng

Xác định cách xây dựng lại sự tin tưởng sau khi đã mất

[ Giáo án] [ Phiếu học tập]


28. Bắt đầu nhỏ, mục tiêu lớn
Mục tiêu bài học
  • Phân chia mục tiêu nghề nghiệp thành các bước nhỏ, khả thi, tích cực và trung thực

[ Giáo án] [ Phiếu học tập]



Recommended Advisory Activities

Supplement Unit 4 lessons and build relationships in your classroom with these recommended activities.

Meeting.png Class Meetings
  • The More We Change
  • Inviting Change
  • The Value of Friends
  • What's a Friend?
  • Being a Good Friend
  • Being Grateful
  • Conflict and Relationships
  • Empathy
  • Fixing Friendships
  • Getting Along
  • Listen to This
  • Year in Review
Challenges.png Class Challenges
  • Blanket Flip Challenge
  • 40-20-10-5
  • Advisory Class Book
  • Memory Map Challenge
  • Skit in a Box
  • Professional Development resources
  • What's in a Friend?
Help.png Service-Learning Projects
  • Positive School Relationships
  • Reducing Conflict


CHƯƠNG 6: GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
Nội dung của Chương này được lựa chọn từ chương trình giảng dạy Quyền, Tôn trọng và Trách nhiệm (3Rs). Chương trình 3Rs được thiết kế bài bản để đáp ứng tất cả các Tiêu chuẩn Giáo dục Giới Tính Quốc gia của Mỹ. Các Tiêu chuẩn xác định nội dung và các kỹ năng cốt lõi tối thiểu để giáo dục giới tính từ Lớp 1-12 theo nhu cầu của học sinh, sự giới hạn về nguồn lực của giáo viên và thời gian cho phép trong nhà trường.


Trong trình tự Lớp 6-8, có tổng cộng 13 bài học trong chương Giáo dục giới tính, bốn bài học ở lớp 6, 4 bài học ở lớp 7 và năm bài học ở lớp 8. 13 bài học này bao gồm tất cả bảy chủ đề từ

Tiêu chuẩn Giáo dục Giới tính Quốc gia của Mỹ: Giải phẫu và Sinh lý, Sự phát triển của Tuổi dậy thì và Vị thành niên, Bản sắc cá nhân, Mang thai và Sinh sản, STDS / HIV, Quan hệ lành mạnh, An toàn cá nhân. Chúng được thiết kế để xây dựng theo trình tự và phù hợp với sự phát triển của học sinh để các bài học ở mỗi lớp được xây dựng dựa trên các bài học từ các cấp lớp trước đó.


Trong số bảy chủ đề trong chương trình 3Rs, trọng tâm lớn nhất ở lớp 6-8 là khía cạnh Mang thai và sinh sản, Mối quan hệ lành mạnh và STDs / HIV, tuy nhiên tất cả các khái niệm khác đều được trình bày rõ ràng lồng ghép trong các bài học. Những bài học này được xây dựng dựa trên các khái niệm có liên quan được giới thiệu ở cấp tiểu học, giải quyết các vấn đề phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của học sinh thông qua việc xây dựng kiến ​​thức liên quan đến bản dạng giới, vai trò và biểu hiện cũng như xu hướng tình dục, các định hướng và kỹ năng lành mạnh, đồng thời tạo nền tảng cho các bài học tiếp theo trong Lớp 9-10.



Các chủ đề trong chương học

⚡️ Conflicts
🌱 Growth Mindset
👀 Perspective-Taking
🤝 Relationships


29. Trường học không phân biệ
Tổng quan
Bài học này, học sinh sẽ cùng tìm hiểu về các tiêu chí quan trọng giúp các em cảm thấy an toàn hoặc mất an toàn ở trường học, đặc biệt là những người trong cộng đồng LBHTQ. Sau đó học sinh sẽ làm một bài đánh giá về môi trường học tập đối với các học sinh và thành viên gia đình trong cộng đồng LGBTQ, đồng thời xác định các chiến lược mà trường học có thể áp dụng để cải thiện môi trường học tập. Bài tập về nhà của học sinh là xem một video về vận động viên Ally và quan sát các vận động viên thể thao được xác định là thuộc cộng đồng LGBTQ.
Mục tiêu bài học
  • Phân tích những điều tốt và chưa tốt, cần cải thiện ở môi trường học tập để không ai bị phân biệt đối xử
  • Giải thích cách bản thân có thể đóng góp vào việc xây dựng môi trường học tập không phân biệt
  • Xác định trang web cung cấp thông tin đáng tin cậy về xu hướng tính dục và bản dạng giới, phù hợp với lứa tuổi

[ Giáo án] [ Phiếu học tập]


30. Trò chuyện không âm thanh
Tổng quan
Trong bài học này, học sinh sẽ tìm hiểu về những hạn chế của việc giao tiếp thông qua tin nhắn bằng cách sử dụng những ví dụ về việc các tin nhắn được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Học sinh sẽ phân tích tình huống nói về một cặp đôi đã cãi nhau vì những hiểu lầm khi nhắn tin. Bài tập về nhà của các em là hoàn thành phiếu bài tập yêu cầu các em suy ngẫm về việc ưu tiên sử dụng công nghệ để giao tiếp với một người bạn.
Mục tiêu bài học
  • Miêu tả ưu điểm và hạn chế của việc giao tiếp thông qua tin nhắn
  • Xác định các cách thông tin có thể bị truyền đạt sai qua tin nhắn và ảnh hưởng của nó đến các mối quan hệ
  • Giải thích cách nhắn tin rõ ràng và tôn trọng với người khác để tránh hiểu lầm

[ Giáo án] [ Phiếu học tập]


31. Lạm dụng và tấn công tình dục
Tổng quan
Bài học này bắt đầu bằng việc đưa ra một lời cảnh báo và nhắc nhở về các nguyên tắc cơ bản, sau đó là một video clip tổng hợp lại những sự thật quan trọng về lạm dụng và tấn công tình dục. Học sinh tìm hiểu về lạm dụng liên tục, nó tập trung vào sự đồng thuận, sự đồng thuận của cả hai bên, đe doạ, gây hấn và hiếp dâm. Kết thúc bài học, các em sẽ xem một video clip khác về một mối quan hệ bị lạm dụng, các dấu hiệu cảnh báo và cách nạn nhân có thể tìm kiếm sự giúp đỡ và hỗ trợ. Bài tập về nhà là các em truy cập 1 trong 3 trang web về tấn công tình dục dành cho trẻ vị thành niên và trả lời các câu hỏi liên quan đến dịch vụ hỗ trợ của các trang web đó.
Mục tiêu bài học
  • Miêu tả các hình thức tấn công tình dục
  • Giải thích ý nghĩa của đồng thuận, lôi kéo, đe dọa, gây hấn
  • Miêu tả ảnh hưởng của tấn công tình dục hoặc mối quan hệ lạm dụng đối với nạn nhân

[ Giáo án] [ Phiếu học tập]


32. Phòng tránh thai
Tổng quan
Bài học này cung cấp cho các em học sinh thông tin về các biện pháp phòng tránh thai được sử dụng phổ biến ở trẻ vị thành niên, nó được chia thành 3 loại – loại có tác dụng dài hạn, loại có tác dụng ngắn hạn và loại có tác dụng khẩn cấp. Học sinh sẽ tìm hiểu về quá trình mang thai cho một cặp đôi điển hình lớp 8, sau đó các em sẽ chơi trò “Hai lời nói thật, một lời nói dối” trong quá trình phân loại các biện pháp tránh thai thành 3 nhóm. Bài tập về nhà là các em sẽ ẩn danh viết một điều gì đó về bao cao su lên giấy nhớ để sử dụng trong tiết học tiếp theo.
Mục tiêu bài học
  • Giải thích vai trò của việc sử dụng đúng, thường xuyên biện pháp phòng tránh thai đối với việc tránh thai
  • Định nghĩa ngừa thai khẩn cấp là gì

[ Giáo án] [ Phiếu học tập]


33. Sử dụng bao cao su hiệu quả
Tổng quan
Trong bài học này, học sinh sẽ thực hiện trình tự các bước sử dụng bao cao su đúng cách theo từng nhóm nhỏ. Sau đó thầy/cô sẽ mô tả cách sử dụng bao cao su đúng cách dựa vào câu trả lời của các em. Tiếp đến, thầy/cô giới thiệu cho học sinh về bao cao su dành cho nữ và đưa ra thông tin về các cách để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh và mang thai. Bài tập về nhà là các em tìm các ví dụ về các bài chia sẻ cách quan hệ tình dục an toàn trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Mục tiêu bài học
  • Miêu tả đúng trình tự các bước sử dụng bao cao su dành cho nam
  • Miêu tả cách bao cao su dành cho nữ được sử dụng

[ Giáo án] [ Phiếu học tập]



Recommended Advisory Activities

Supplement Unit 4 lessons and build relationships in your classroom with these recommended activities.

Meeting.png Class Meetings
  • The More We Change
  • Inviting Change
  • The Value of Friends
  • What's a Friend?
  • Being a Good Friend
  • Being Grateful
  • Conflict and Relationships
  • Empathy
  • Fixing Friendships
  • Getting Along
  • Listen to This
  • Year in Review
Challenges.png Class Challenges
  • Blanket Flip Challenge
  • 40-20-10-5
  • Advisory Class Book
  • Memory Map Challenge
  • Skit in a Box
  • Professional Development resources
  • What's in a Friend?
Help.png Service-Learning Projects
  • Positive School Relationships
  • Reducing Conflict

File history

Click on a date/time to view the file as it appeared at that time.

Date/TimeThumbnailDimensionsUserComment
current13:08, 5 December 2022Thumbnail for version as of 13:08, 5 December 20221,875 × 400 (101 KB)Admin (talk | contribs)

There are no pages that use this file.

Metadata