Phần mềm hỗ trợ Tuyển dụng/ Recruitment

From EXPART HR
Revision as of 09:52, 15 September 2021 by Admin (talk | contribs)
Jump to navigation Jump to search
11.png


Nếu như phần Phân phối nội dung cung cấp cho thầy/cô các thông tin chuyên môn về môn học, thì phần Hướng dẫn triển khai chương trình cung cấp cho thầy/cô các thông tin liên quan đến quá trình thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy và củng cố kỹ năng cho học sinh trong thực tế qua các bài học và hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường. Mục Tiến hành giảng dạy trình bày hướng dẫn về các bước chuẩn bị trước khi triển khai chương trình, các phần của một bài học cũng như chiến lược giảng dạy cụ thể trong một bài học. Sau khi đọc các nội dung ở mục Tiến hành giảng dạy, thầy/cô sẽ có câu trả lời cho các câu hỏi:

  • Tôi cần làm những công việc gì để chuẩn bị trước khi triển khai chương trình tại lớp học?
  • Tôi cần chuẩn bị cho một bài học như thế nào?
  • Tôi nên tiến hành giảng dạy một bài học như thế nào?
  • Tôi cần lưu ý những điểm gì khi lựa chọn các chiến lược giảng dạy trong một tiết học?
CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC
Tôi cần làm gì trước khi triển khai chương trình?

Đa số giáo viên đều có chung một câu hỏi, rằng dạy chương trình CLISE có mất nhiều thời gian chuẩn bị không. Thật ra việc chuẩn bị khá đơn giản. Đầu tiên, thầy cô cần xác định xem mỗi tuần mình sẽ giảng dạy vào thời điểm nào. Sau đó, thầy cô cần chuẩn bị tốt cho mỗi bài học, tiếp đến là tiến hành giảng dạy và cuối cùng là củng cố các kỹ năng. Phòng Chương trình đã lập sẵn danh mục các bước cần thực hiện để hỗ trợ thầy cô tốt hơn. Cũng như những chương trình khác, với chương trình CLISE, thầy cô cần theo dõi sự tiến bộ của học sinh và suy ngẫm về việc giảng dạy của mình. Nội dung cụ thể của từng bước sẽ được trình bày ở những phần sau.

Về cơ bản, các bước chuẩn bị trước khi triển khai chương trình bao gồm:

  1. Xác định thời điểm giảng dạy
  2. Chuẩn bị
  3. Tiến hành giảng dạy
  4. Củng cố kỹ năng
  5. Theo dõi sự tiến bộ và suy ngẫm

Lịch làm việc ví dụ dưới đây sẽ giúp thầy cô hình dung rõ hơn về khoảng thời gian mình sẽ sử dụng để triển khai chương trình.

LịchTV.png

Thầy cô sẽ cần dành ra vài tiếng để chuẩn bị chương trình giảng dạy và cần hoàn thiện mọi công tác chuẩn bị một tuần trước khi bắt tay vào dạy các bài học. Với từng bài học, thầy cô có thể tùy ý bố trí một khoảng thời gian chuẩn bị vừa đủ. Mỗi bài học kéo dài 35 phút, sau mỗi bài học là hoạt động bổ trợ kéo dài ít nhất 10 phút và được triển khai 3 ngày/tuần. Chi tiết về các hoạt động bổ trợ sẽ được trình bày ở Chương III.

Chương trình này được thiết kế khá đơn giản, tuy nhiên thầy cô vẫn cần chuẩn bị trước khi tiến hành giảng dạy. Giả sử tuần tới thầy cô sẽ bắt đầu dạy. Hãy cùng điểm qua những việc thầy cô cần làm trong tuần này.

  • Đầu tiên là hoàn thành khóa đào tạo này. Thầy cô đang ở bước 1 rồi đây!
  • Tiếp đến, đọc phần Tổng quan Chương trình.
  • Sau đó, thầy cô nghiên cứu nội dung các tài liệu giảng dạy của chương trình. Đảm bảo thầy cô có thể truy cập đầy đủ tài liệu giảng dạy trong thư mục CLISE trên Google Drive.
  • Sau đó, đọc phần Tổng quan Chương 1 để hiểu hơn về mục tiêu cần đạt, ý nghĩa của chương và nội dung tổng quát của các bài học trong chương.
  • Thầy cô đã sẵn sàng lên lịch cho các tiết dạy của mình. Điều phối chuyên môn hoặc Ban giám hiệu tại cơ sở sẽ hỗ trợ thầy cô ở bước này.
  • Sau khi lên lịch xong, hãy bố trí lớp học sao cho phù hợp để tối đa hóa mức độ tập trung và sự tham gia của học sinh.
  • Tiếp đó, kiểm tra xem các thiết bị dùng để phát video, audio có hoạt động tốt hay không.
  • Cuối cùng là bước gửi thư cho phụ huynh (Thư gửi Phụ huynh). Thư này nhằm giới thiệu chương trình CLISE đến phụ huynh và hướng dẫn phụ huynh cách hỗ trợ con tại nhà.

Sau khi hoàn tất các bước trong danh mục trên, thầy cô đã có thể bắt tay vào giảng dạy.

Tôi cần chuẩn bị cho bài học ra sao?

Hãy cùng đi qua quy trình chuẩn bị cho bài học mà thầy cô có thể sẽ thực hiện.

LịchTV.png

Trong ví dụ này, thầy cô sẽ dạy “Bài 1: Tôn trọng” cho đối tượng là học sinh lớp 2. Đầu tiên, hãy cùng điểm qua các tài liệu hỗ trợ mà thầy cô cần sử dụng. Tiếp đến là tìm hiểu nội dung chương và bài học. Thầy cô sẽ phải trả lời một loạt các câu hỏi phục vụ việc giảng dạy sau khi tham khảo 4 tài liệu hỗ trợ, bao gồm: Tổng quan Chương học, Giáo án Bài học, Phiếu Hoạt động củng cố và Hoạt động rèn luyện tại nhà.

  • Tổng quan Chương học: Mục tiêu học tập của chương này là gì?
  • Giáo án Bài học: Cần phải chuẩn bị những tài liệu gì trước buổi học?
  • Phiếu Hoạt động củng cố: Hoạt động nào cần triển khai trong các tiết học bổ trợ để củng cố kỹ năng, khái niệm cho học sinh?
  • Hoạt động rèn luyện tại nhà: Học sinh sẽ đọc nội dung gì cùng bố mẹ khi ở nhà?

Thầy cô sẽ để ý thấy rằng Giáo án Bài học và Phiếu Hoạt động củng cố có một số thông tin giống nhau. Hầu hết các bài học trong chương trình CLISE đều đi kèm với Phiếu Hoạt động củng cố. Tài liệu này hướng dẫn thầy cô cách củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh sau khi bài học kết thúc thông qua các hoạt động cần triển khai trong tuần. Phiếu này gồm hai phần chính là Luyện tập mỗi ngày và Vận dụng kỹ năng hàng ngày. Chi tiết sẽ được giới thiệu trong Chương III của khóa đào tạo. Ngoài ra, đối với khối lớp 1-3, mỗi bài học sẽ đi kèm với các trò chơi Kích hoạt trí não.

Hãy cùng tổng kết lại các bước chuẩn bị bài qua chia sẻ của một giáo viên môn CLISE: “Tôi xem qua Giáo án Bài học 1-2 ngày trước khi giảng dạy. Với những nội dung cần lưu ý, tôi sẽ ghi trực tiếp vào Giáo án để không bị bỏ sót. Với các từ vựng mới và khó hiểu, tôi sẽ giới thiệu và giải thích trước đến học sinh của mình. Ngoài ra, tôi sắp xếp toàn bộ tài liệu, công cụ, dụng cụ hỗ trợ cho bài giảng theo từng ngày, từ thứ Hai đến thứ Sáu”.

Tôi cần tiến hành giảng dạy một bài học như thế nào?

Để dạy bài mới sao cho tự nhiên và hiệu quả, thầy cô có thể dạy thử trước đồng nghiệp. Nếu có thể, thầy cô hãy dạy thử một bài hoặc chí ít là vài phần trước đồng nghiệp sau khi khóa đào tạo này kết thúc.

Các chữ in đậm trong Giáo án Bài học là ví dụ về những gì thầy cô có thể nói với học sinh. Các chữ trong ngoặc đơn là phản hồi thầy cô có thể sẽ đón nhận từ phía học sinh. Phần chữ thường là hướng dẫn để các thầy cô hỗ trợ việc thảo luận và các hoạt động của học sinh.

Gợi ý giảng dạy
  • Tóm tắt ý kiến của học sinh. Việc này có ý nghĩa quan trọng vì nó khiến học sinh cảm thấy rằng mình được lắng nghe.
  • Các phương tiện trực quan như tranh ảnh sẽ giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn.
  • Có chiến lược rõ ràng khi ghép cặp học sinh. Gần như buổi nào học sinh cũng phải làm việc theo cặp, vì vậy thầy cô cần tính toán trước xem mình sẽ ghép cặp như thế nào. Ví dụ, có thể ghép cặp em A với em B trong chương này nhưng sang chương sau lại ghép em A với em C. Thầy cô nên ghép cặp sao cho các em có thể hỗ trợ nhau cùng tiến bộ. Tránh ghép các em thân nhau thành cặp vì một trong những mục tiêu của chương trình là giúp cho những học sinh ít tương tác với nhau có cơ hội được làm việc cùng nhau.
  • Sau khi yêu cầu học sinh phản hồi bằng động tác, thầy cô cần quan sát và ghi nhận những học sinh có phản hồi. Điều này sẽ khuyến khích sự tham gia của học sinh nhiều hơn.
  • Cho học sinh thời gian suy nghĩ sau khi đặt câu hỏi. Như vậy, cả lớp có thể thực sự suy nghĩ về câu hỏi và nhiều em sẽ đưa ra được câu trả lời/ nêu ý kiến hơn.
  • Chỉ định học sinh bất kỳ đứng lên phát biểu khi tổ chức hoạt động thảo luận (sau khi cho các em đủ thời gian suy nghĩ) là một chiến lược đã được kiểm chứng đảm bảo sự tham gia đồng đều của cả lớp vào bài học. Những phản hồi không mang tính đánh giá của giáo viên sẽ khuyến khích sự tham gia tích cực hơn của học sinh. Thầy cô không nên lạm dụng những nhận xét như “Ý tưởng này rất hay” vì nó gây áp lực cho các học sinh khác muốn nêu ý kiến, thay vào đó thầy cô hãy đưa ra các nhận xét trung lập nếu có thể, như “Đó là một ý kiến. Bạn nào có ý kiến khác không?”
Đâu là các ví dụ về hoạt động trong một bài học?

Phần luyện tập kỹ năng thường chiếm 8-10 phút (tùy từng khối lớp) và được thiết kế sao cho có thể khuyến khích sự tham gia của càng nhiều học sinh càng tốt. Đối với khối 1, tất cả các bài thực hành kỹ năng đều được thực hiện bằng lời. Đối với khối 2 và 3, trong hầu hết các bài thực hành, giáo viên sẽ làm mẫu cùng với một học sinh trước, sau đó cho cả lớp thực hành theo cặp. Bên cạnh hoạt động thực hành kỹ năng, một số bài học của khối 2 và 3 còn yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu bài tập. Đối với khối 4 và 5, tất cả các hoạt động thực hành này đều đi kèm với phiếu bài tập. Các bài thực hành kỹ năng có nhiều dạng thức khác nhau, vì vậy giáo viên cần đọc trước tài liệu và hình dung xem mình sẽ triển khai như thế nào trước khi buổi học bắt đầu, đồng thời mường tượng ra các câu hỏi hoặc lời giải thích mà học sinh có thể sẽ cần đến.

Trò chơi Kích hoạt trí não có trong hầu hết các bài học dành cho khối 1-3, giúp học sinh cải thiện khả năng tập trung, ghi nhớ và kiểm soát sự thôi thúc - gọi chung là nhóm kỹ năng điều hành của não bộ. Các trò chơi này có tác dụng thử thách khả năng tập trung và kiểm soát hành vi của học sinh, đồng thời yêu cầu các em phải ghi nhớ luật chơi. Tổ chức trò chơi là một cách vui nhộn giúp học sinh cải thiện kỹ năng điều hành của não bộ, đồng thời có cơ hội vận động cơ thể. Thầy cô cần tìm hiểu cách tổ chức các trò chơi này trước khi triển khai đến học sinh bằng cách đọc kỹ các hướng dẫn của từng trò chơi.

Gợi ý một số phương pháp giảng dạy giúp tăng cường sự tham gia và hiệu quả học tập, hiệu quả vận dụng kỹ năng của học sinh:

  • Sử dụng kỹ thuật yêu cầu phản hồi bằng động tác
  • Đặt câu hỏi “Để chơi tốt trò này, các em đã làm gì?”
  • Tăng dần mức độ thử thách của trò chơi
CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC
Tôi cần làm gì trước khi triển khai chương trình?

Đa số giáo viên đều có chung một câu hỏi, rằng dạy chương trình CLISE có mất nhiều thời gian chuẩn bị không. Thật ra việc chuẩn bị khá đơn giản. Đầu tiên, thầy cô cần xác định xem mỗi tuần mình sẽ giảng dạy vào thời điểm nào. Sau đó, thầy cô cần chuẩn bị tốt cho mỗi bài học, tiếp đến là tiến hành giảng dạy và cuối cùng là củng cố các kỹ năng. Phòng Chương trình đã lập sẵn danh mục các bước cần thực hiện để hỗ trợ thầy cô tốt hơn. Cũng như những chương trình khác, với chương trình CLISE, thầy cô cần theo dõi sự tiến bộ của học sinh và suy ngẫm về việc giảng dạy của mình. Nội dung cụ thể của từng bước sẽ được trình bày ở những phần sau.

Về cơ bản, các bước chuẩn bị trước khi triển khai chương trình bao gồm:

  1. Xác định thời điểm giảng dạy
  2. Chuẩn bị
  3. Tiến hành giảng dạy
  4. Củng cố kỹ năng
  5. Theo dõi sự tiến bộ và suy ngẫm

Lịch làm việc ví dụ dưới đây sẽ giúp thầy cô hình dung rõ hơn về khoảng thời gian mình sẽ sử dụng để triển khai chương trình.

LịchTV.png

Thầy cô sẽ cần dành ra vài tiếng để chuẩn bị chương trình giảng dạy và cần hoàn thiện mọi công tác chuẩn bị một tuần trước khi bắt tay vào dạy các bài học. Với từng bài học, thầy cô có thể tùy ý bố trí một khoảng thời gian chuẩn bị vừa đủ. Mỗi bài học kéo dài 35 phút, sau mỗi bài học là hoạt động bổ trợ kéo dài ít nhất 10 phút và được triển khai 3 ngày/tuần. Chi tiết về các hoạt động bổ trợ sẽ được trình bày ở Chương III.

Chương trình này được thiết kế khá đơn giản, tuy nhiên thầy cô vẫn cần chuẩn bị trước khi tiến hành giảng dạy. Giả sử tuần tới thầy cô sẽ bắt đầu dạy. Hãy cùng điểm qua những việc thầy cô cần làm trong tuần này.

  • Đầu tiên là hoàn thành khóa đào tạo này. Thầy cô đang ở bước 1 rồi đây!
  • Tiếp đến, đọc phần Tổng quan Chương trình.
  • Sau đó, thầy cô nghiên cứu nội dung các tài liệu giảng dạy của chương trình. Đảm bảo thầy cô có thể truy cập đầy đủ tài liệu giảng dạy trong thư mục CLISE trên Google Drive.
  • Sau đó, đọc phần Tổng quan Chương 1 để hiểu hơn về mục tiêu cần đạt, ý nghĩa của chương và nội dung tổng quát của các bài học trong chương.
  • Thầy cô đã sẵn sàng lên lịch cho các tiết dạy của mình. Điều phối chuyên môn hoặc Ban giám hiệu tại cơ sở sẽ hỗ trợ thầy cô ở bước này.
  • Sau khi lên lịch xong, hãy bố trí lớp học sao cho phù hợp để tối đa hóa mức độ tập trung và sự tham gia của học sinh.
  • Tiếp đó, kiểm tra xem các thiết bị dùng để phát video, audio có hoạt động tốt hay không.
  • Cuối cùng là bước gửi thư cho phụ huynh (Thư gửi Phụ huynh). Thư này nhằm giới thiệu chương trình CLISE đến phụ huynh và hướng dẫn phụ huynh cách hỗ trợ con tại nhà.

Sau khi hoàn tất các bước trong danh mục trên, thầy cô đã có thể bắt tay vào giảng dạy.

Tôi cần chuẩn bị cho bài học ra sao?

Hãy cùng đi qua quy trình chuẩn bị cho bài học mà thầy cô có thể sẽ thực hiện.

LịchTV.png

Trong ví dụ này, thầy cô sẽ dạy “Bài 1: Tôn trọng” cho đối tượng là học sinh lớp 2. Đầu tiên, hãy cùng điểm qua các tài liệu hỗ trợ mà thầy cô cần sử dụng. Tiếp đến là tìm hiểu nội dung chương và bài học. Thầy cô sẽ phải trả lời một loạt các câu hỏi phục vụ việc giảng dạy sau khi tham khảo 3 tài liệu hỗ trợ, bao gồm: Tổng quan Chương học, Giáo án Bài học, Phiếu Hoạt động củng cố.

  • Tổng quan Chương học: Mục tiêu học tập của chương này là gì?
  • Giáo án Bài học: Cần phải chuẩn bị những tài liệu gì trước buổi học?
  • Phiếu Hoạt động củng cố: Hoạt động nào cần triển khai trong các tiết học bổ trợ để củng cố kỹ năng, khái niệm cho học sinh?

Mỗi chương học trong chương trình CLISE đều đi kèm với Phiếu Hoạt động củng cố gồm nhiều Hoạt động củng cố đa dạng. Tài liệu này hướng dẫn thầy cô cách triển khai các hoạt động để củng cố kiến thức, kỹ năng gắn liền với các bài học trong chương học cho học sinh. Có 3 loại hoạt động củng cố, gồm: hoạt động thử thách tại lớp, hoạt động họp lớp và hoạt động dự án phục vụ cộng đồng. Chi tiết sẽ được giới thiệu trong Chương III của Khóa đào tạo.

Sau đây là chia sẻ của một giáo viên môn CLISE: “Tôi xem qua Giáo án Bài học 1-2 ngày trước khi giảng dạy. Với những nội dung cần lưu ý, tôi sẽ ghi trực tiếp vào Giáo án để không bị bỏ sót. Với các từ vựng mới và khó hiểu, tôi sẽ giới thiệu và giải thích trước đến học sinh của mình. Ngoài ra, tôi sắp xếp toàn bộ tài liệu, công cụ, dụng cụ hỗ trợ cho bài giảng theo từng ngày, từ thứ Hai đến thứ Sáu”.

Sự chuẩn bị chu đáo có thể giúp thầy cô tạo ra một bài học gắn kết và ý nghĩa, kết nối với cuộc sống của học sinh. Trước khi dạy một bài học, hãy dành một vài phút cho những công việc sau:

  1. In hoặc tải xuống giáo án và tài liệu phát cho học sinh
  1. Đọc qua giáo án
  1. Xem trước phần slide bài học

Xem qua tài liệu bài học trước tiết học sẽ giúp thầy cô có cơ hội làm quen với các khái niệm và kỹ năng được dạy trong bài học, chuẩn bị các câu chuyện cá nhân liên quan đến nội dung bài học mà thầy cô sẽ chia sẻ với học sinh và lên kế hoạch cho bất cứ sửa đổi cần thiết nào so với giáo án gợi ý mà phòng chương trình cung cấp để đáp ứng nhu cầu riêng của học sinh tại lớp học của thầy cô.

Tôi cần tiến hành giảng dạy một bài học như thế nào?

Các bài học trong mỗi chương học được thiết kế theo hướng kế thừa lẫn nhau. Khi học sinh chuyển qua các bài học trong một chương học, học sinh học các khái niệm và kỹ năng ngày càng phức tạp, áp dụng các kỹ năng mới vào các bối cảnh mới và khó khăn hơn, đồng thời thực hành các kỹ năng từ các bài học trước một cách độc lập hơn.

Bài học cuối cùng trong mỗi chương học là một nhiệm vụ thực hành. Các nhiệm vụ thực hành mang lại cho học sinh cơ hội thể hiện các kỹ năng và kiến ​​thức mà các em đã xây dựng được trong một chương học và cung cấp cho giáo viên bằng chứng về việc học tập của học sinh.

Để dạy bài mới sao cho tự nhiên và hiệu quả, thầy cô có thể dạy thử trước đồng nghiệp. Nếu có thể, thầy cô hãy dạy thử một bài hoặc chí ít là vài phần trước đồng nghiệp sau khi khóa đào tạo này kết thúc.

Các chữ in đậm trong Giáo án Bài học là ví dụ về những gì thầy cô có thể nói với học sinh. Các chữ trong ngoặc đơn là phản hồi thầy cô có thể sẽ đón nhận từ phía học sinh. Phần chữ thường là hướng dẫn để các thầy cô hỗ trợ việc thảo luận và các hoạt động của học sinh.

Mỗi bài học được sắp xếp thành 3–5 phần. Các phần điển hình được mô tả dưới đây.

Khởi động

Phần Khởi động định hướng cho học sinh mục đích của bài học. Các hoạt động ngắn và dòng câu hỏi thường được sử dụng để nhanh chóng thu hút học sinh, kích hoạt kiến ​​thức trước đó của học sinh và bước đầu hình dung nội dung sẽ được khám phá trong bài học.

Video

Một số bài học sử dụng video để giải thích hoặc cung cấp ví dụ về các khái niệm mới.

Định nghĩa

Phần Định nghĩa nêu bật các thuật ngữ từ vựng làm nền tảng cho bài học. Các định nghĩa từ vựng này được đưa vào phần trình bày bài học cũng như trong giáo án và tài liệu phát cho học sinh.

'Thảo luận

Phần Thảo luận khuyến khích học sinh tham gia vào chủ đề bài học và đưa ra những suy nghĩ và hiểu biết sâu sắc của mình trước cả lớp.

Hoạt động

Phần Hoạt động được thiết kế để xây dựng sự hiểu biết của học sinh về các khái niệm chính và sự phát triển các kỹ năng chính của các em, đồng thời cung cấp sự giải phóng trách nhiệm dần dần. Các mô hình được cung cấp để thể hiện một kỹ năng hoặc quy trình nhất định, bao gồm cả các quy trình suy nghĩ. Học sinh tích cực tham gia vào các mô hình này khi họ thực hành áp dụng khái niệm hoặc kỹ năng với mức độ độc lập ngày càng tăng.

Tổng kết

Phần Tổng kết tạo cơ hội cho học sinh suy ngẫm về cách áp dụng nội dung bài học vào cuộc sống cá nhân. Thông thường, học sinh sẽ làm điều này bằng cách thảo luận hoặc viết câu trả lời cho một câu hỏi hoặc gợi ý.


Các bài học được xây dựng cẩn thận để thu hút học sinh tham gia, kích hoạt kiến ​​thức trước đó của học sinh, xây dựng sự hiểu biết của học sinh về các khái niệm chính và cho các em cơ hội thực hành các kỹ năng chính. Việc giảng dạy toàn bộ các hoạt động trong bài học cho phép học sinh đạt được mục tiêu học tập cho bài học đó và cảm thấy sẵn sàng cho bài học tiếp theo.

Chương trình CLISE Trung học được thiết kế để hỗ trợ sự tham gia của học sinh bằng cách nâng cao tiếng nói và sự lựa chọn của học sinh. Những hướng dẫn sau đây có thể giúp thầy cô thúc đẩy một môi trường lớp học nơi học sinh cảm thấy được ghi nhận, được chấp nhận và được đánh giá cao:

  • Cùng xây dựng các chuẩn mực cho các bài học với tư cách là một lớp và thường xuyên nhắc lại các chuẩn mực đó. Mời học sinh phản ánh về loại cộng đồng lớp học mà học sinh muốn xây dựng và việc tạo ra các chuẩn mực để xây dựng cộng đồng đó mang lại cho học sinh sự tự chủ đối với trải nghiệm của chính mình với các bài học.
  • Khuyến khích học sinh chia sẻ suy nghĩ và trải nghiệm của bản thân càng nhiều càng tốt. Chia sẻ kinh nghiệm của mình và lắng nghe từ bạn bè có thể giúp học sinh xây dựng sự đồng cảm với nhau, bối cảnh hóa việc học những nội dung mới và áp dụng những gì các em đã học được vào cuộc sống của bản thân.
  • Bất cứ khi nào có thể, hãy cho phép học sinh chọn cách các em tương tác với nội dung. Ví dụ: thầy cô có thể để học sinh chọn phương thức mà các em sử dụng để trả lời một câu hỏi hoặc lựa chọn một trong hai ví dụ được đưa ra để phân tích. Những cơ hội lựa chọn này của học sinh có thể thúc đẩy ý thức của học sinh về sự tự chủ và làm chủ việc học của mình.
  • Giải thích tại sao mỗi khái niệm và kỹ năng lại quan trọng, đồng thời hướng dẫn học sinh kết nối các khái niệm và kỹ năng mới với cuộc sống của chính mình và các vấn đề mà các em quan tâm. Sự tham gia của học sinh phụ thuộc vào sự hiểu biết của các em về việc nội dung bài học phù hợp và có tính thực tiễn với cuộc sống và sở thích của các em như thế nào. Vì vậy, thầy cô cần đặc biệt khuyến khích học sinh chia sẻ trải nghiệm và suy nghĩ của bản thân về cách các kỹ năng của môn học có thể giúp ích cho các em trong học tập và cuộc sống như thế nào.
Một số gợi ý giảng dạy thầy cô cần lưu ý:
  • Tóm tắt ý kiến của học sinh. Việc này có ý nghĩa quan trọng vì nó khiến học sinh cảm thấy rằng mình được lắng nghe.
  • Các phương tiện trực quan như tranh ảnh sẽ giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn.
  • chiến lược rõ ràng khi ghép cặp học sinh. Gần như buổi nào học sinh cũng phải làm việc theo cặp, vì vậy thầy cô cần tính toán trước xem mình sẽ ghép cặp như thế nào. Ví dụ, có thể ghép cặp em A với em B trong chương này nhưng sang chương sau lại ghép em A với em C. Thầy cô nên ghép cặp sao cho các em có thể hỗ trợ nhau cùng tiến bộ. Tránh ghép các em thân nhau thành cặp vì một trong những mục tiêu của chương trình là giúp cho những học sinh ít tương tác với nhau có cơ hội được làm việc cùng nhau.
  • Sau khi yêu cầu học sinh phản hồi bằng động tác, thầy cô cần quan sát và ghi nhận những học sinh có phản hồi. Điều này sẽ khuyến khích sự tham gia của học sinh nhiều hơn.
  • Cho học sinh thời gian suy nghĩ sau khi đặt câu hỏi. Như vậy, cả lớp có thể thực sự suy nghĩ về câu hỏi và nhiều em sẽ đưa ra được câu trả lời/ nêu ý kiến hơn.
  • Chỉ định học sinh bất kỳ đứng lên phát biểu khi tổ chức hoạt động thảo luận (sau khi cho các em đủ thời gian suy nghĩ) là một chiến lược đã được kiểm chứng đảm bảo sự tham gia đồng đều của cả lớp vào bài học. Những phản hồi không mang tính đánh giá của giáo viên sẽ khuyến khích sự tham gia tích cực hơn của học sinh. Thầy cô không nên lạm dụng những nhận xét như “Ý tưởng này rất hay” vì nó gây áp lực cho các học sinh khác muốn nêu ý kiến, thay vào đó thầy cô hãy đưa ra các nhận xét trung lập nếu có thể, như “Đó là một ý kiến. Bạn nào có ý kiến khác không?”

Phần luyện tập kỹ năng thường chiếm 8-10 phút (tùy từng khối lớp) và được thiết kế sao cho có thể khuyến khích sự tham gia của càng nhiều học sinh càng tốt. Đối với khối 1, tất cả các bài thực hành kỹ năng đều được thực hiện bằng lời. Đối với khối 2 và 3, trong hầu hết các bài thực hành, giáo viên sẽ làm mẫu cùng với một học sinh trước, sau đó cho cả lớp thực hành theo cặp. Bên cạnh hoạt động thực hành kỹ năng, một số bài học của khối 2 và 3 còn yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu bài tập. Đối với khối 4 và 5, tất cả các hoạt động thực hành này đều đi kèm với phiếu bài tập. Các bài thực hành kỹ năng có nhiều dạng thức khác nhau, vì vậy giáo viên cần đọc trước tài liệu và hình dung xem mình sẽ triển khai như thế nào trước khi buổi học bắt đầu, đồng thời mường tượng ra các câu hỏi hoặc lời giải thích mà học sinh có thể sẽ cần đến.

Trò chơi Kích hoạt trí não có trong hầu hết các bài học dành cho khối 1-3, giúp học sinh cải thiện khả năng tập trung, ghi nhớ và kiểm soát sự thôi thúc - gọi chung là nhóm kỹ năng điều hành của não bộ. Các trò chơi này có tác dụng thử thách khả năng tập trung và kiểm soát hành vi của học sinh, đồng thời yêu cầu các em phải ghi nhớ luật chơi. Tổ chức trò chơi là một cách vui nhộn giúp học sinh cải thiện kỹ năng điều hành của não bộ, đồng thời có cơ hội vận động cơ thể. Thầy cô cần tìm hiểu cách tổ chức các trò chơi này trước khi triển khai đến học sinh bằng cách đọc kỹ các hướng dẫn của từng trò chơi.