File:Contact.png

From EXPART HR
Revision as of 03:14, 16 September 2021 by Admin (talk | contribs)
Jump to navigation Jump to search

Contact.png(512 × 512 pixels, file size: 30 KB, MIME type: image/png)

CHƯƠNG 1: THẤU CẢM & KỸ NĂNG HỌC TẬP

Thấu cảm là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc phát triển các hành vi theo chuẩn mực xã hội cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề giữa các cá nhân. Thấu cảm là chìa khóa cần thiết cho năng lực cảm xúc - xã hội, góp phần vào thành công trong học tập. Khả năng xác định, hiểu và phản hồi ân cần với cảm xúc của một người nào đó sẽ xây dựng nền tảng cho các hành vi hữu ích và có trách nhiệm với xã hội, giúp phát triển tình bạn, xây dựng kỹ năng hợp tác, đối phó và giải quyết xung đột - tất cả đều là những yếu tố giúp học sinh thành công ở trường.


Mục tiêu học tập của chương này là nhằm giúp học sinh phát triển khả năng thấu cảm, biết thể hiện lòng trắc ẩn và có những kỹ năng cần thiết để thành công ở trường.


Ở các lớp trước, chương trình CLISE đã trang bị cho học sinh những kỹ năng phục vụ học tập nhằm giúp các con phát triển kỹ năng tự điều chỉnh mang tính nền tảng để đạt được thành công trong học tập. Ở Lớp 4 và Lớp 5, chương trình CLISE sẽ củng cố kỹ năng học tập của học sinh bằng cách khéo léo lồng ghép chúng vào tất cả các bài học. Hai kỹ năng học tập quan trọng là Lắng nghe chăm chú và Quyết đoán được nhắc tới trong chương này, giúp học sinh phát triển khả năng để thành công ở trường, hòa đồng với các bạn, kết bạn và duy trì tình bạn.  


Để đạt được các mục tiêu này, học sinh lớp 4 sẽ học những nội dung sau đây:

1. Xác định, thấu hiểu cảm xúc của chính mình và của người khác:

  • Tập trung sự chú ý vào các tín hiệu từ cơ thể, ngôn ngữ và tình huống
  • Hiểu rằng con người có thể cùng lúc trải qua nhiều cảm xúc khác nhau

2. Tiếp nhận quan điểm của người khác:

  • Học cách dự đoán cảm xúc của người khác từ hành động của họ hoặc của ai đó
  • Nhận ra quan điểm của người khác

3. Thể hiện lòng trắc ẩn:

  • Hiểu rằng lòng trắc ẩn là thể hiện sự thấu cảm với người khác
  • Nói điều tử tế hoặc làm việc có ích để thể hiện lòng trắc ẩn

4. Thành công ở trường:

  • Lắng nghe chăm chú
  • Quyết đoán

5. Kết bạn và duy trì tình bạn bằng cách:

  • Tôn trọng bạn bè
  • Tìm kiếm sự tương đồng và tôn trọng sự khác biệt
  • Tìm kiếm sự tương đồng và tôn trọng sự khác biệt


🔎 Xem thêm: Chương 1 - Khối 5


1. Thấu cảm và tôn trọng
Tổng quan
Học sinh được giới thiệu về chương trình CLISE và cách chương trình này giúp các con thành công ở trường. Học sinh cũng tìm hiểu cách tôn trọng và thấu cảm giúp các con hòa hợp với mọi người.
Mục tiêu bài học
  • Định nghĩa sự tôn trọng
  • Định nghĩa sự thấu cảm

Giáo án Phiếu Hoạt động củng cố Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà

2. Lắng nghe chăm chú
Tổng quan
Học sinh học và thực hành kĩ năng lắng nghe chăm chú. Học sinh tìm hiểu xem kỹ năng này giúp các con học tập, phối hợp công việc và kết bạn ra sao.
Mục tiêu bài học
  • Thể hiện kĩ năng lắng nghe chăm chú

Giáo án Phiếu Hoạt động củng cố Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà

3. Quyết đoán
Tổng quan
Học sinh học và thực hành xác định các phản ứng bị động, nóng nảy và quyết đoán. Sau đó, các con tìm hiểu xem phản ứng quyết đoán giúp ích như thế nào trong nhiều tình huống xã hội và học tập.
Mục tiêu bài học
  • Xác định các phản ứng bị động, hiếu chiến và quyết đoán
  • Thể hiện phản ứng quyết đoán với bạn bè

Giáo án Phiếu Hoạt động củng cố Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà

4. Dự đoán cảm xúc
Tổng quan
Học sinh học và thực hành dự đoán cảm xúc của người khác từ hành động của họ hoặc của ai đó.
Mục tiêu bài học
  • Dự đoán cảm xúc của người khác sau hành động của người khác hoặc của chính họ
  • Nêu nguyên nhân và ảnh hưởng của một hành động cụ thể

Giáo án Phiếu Hoạt động củng cố Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà

5. Tiếp nhận quan điểm của người khác
Tổng quan
Học sinh học và thực hành nhận diện, tiếp nhận quan điểm của người khác.
Mục tiêu bài học
  • Thể hiện khả năng tiếp nhận quan điểm của người khác

Giáo án Phiếu Hoạt động củng cố Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà

6. Chấp nhận sự khác biệt
Tổng quan
Học sinh hiểu rằng việc chấp nhận sự khác biệt và tìm ra điểm tương đồng có thể kiến tạo sự tôn trọng lẫn nhau và tình bạn. Các con cũng tìm hiểu nghĩa của từ “định kiến”.
Mục tiêu bài học
  • Xác định sự tương đồng và khác biệt giữa hai người
  • Định nghĩa định kiến

Giáo án Phiếu Hoạt động củng cố Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà

7. Phản đối một cách tôn trọng
Tổng quan
Học sinh học cách phản đối sao cho vẫn thể hiện thái độ tôn trọng, biết áp dụng kỹ năng quyết đoán để truyền đạt quan điểm của bản thân và kỹ năng lắng nghe để hiểu quan điểm của người khác.
Mục tiêu bài học
  • Phân biệt giữa cách thể hiện sự không đồng tình một cách tôn trọng và thiếu tôn trọng đối với người khác
  • Truyền đạt quan điểm riêng của cá nhân
  • Thể hiện kĩ năng biểu đạt sự không đồng tình một cách tôn trọng đối với người khác

Giáo án Phiếu Hoạt động củng cố Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà

8. Ứng xử bằng lòng trắc ẩn
Tổng quan
Học sinh tìm hiểu xem sự thấu cảm giúp các con thể hiện lòng trắc ẩn như thế nào. Tiếp đó, các con học và thực hành biểu đạt sự quan tâm và lòng trắc ẩn với người khác.
Mục tiêu bài học
  • Thể hiện cách ứng xử bằng lòng trắc ẩn trong các tình huống cụ thể

Giáo án Phiếu Hoạt động củng cố Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà


CHƯƠNG 2: PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT
Trong chương trình CLISE, những cấu phần chính của chương Phòng chống bắt nạt được kết hợp giảng dạy với các kỹ năng cảm xúc - xã hội để xây dựng một chương trình phòng chống bắt nạt toàn diện. Mặc dù các kỹ năng cảm xúc - xã hội cung cấp kiến thức nền tảng quan trọng cho học sinh, tuy nhiên nghiên cứu cho thấy để phòng chống bắt nạt một cách hiệu quả, giáo viên cần chú trọng phát triển các hành vi, kỹ năng và chuẩn mực tích cực của học sinh.


Mục tiêu của chương này là nhằm giúp học sinh phát triển các kỹ năng nhận diện, báo cáo và từ chối bắt nạt, từ đó xây dựng một môi trường an toàn và tôn trọng cho tất cả mọi người. Để đạt được mục tiêu này, học sinh lớp 4 sẽ học các nội dung:

1. Tôn trong và có trách nhiêm:

  • Hiểu rằng việc tuân thủ nội quy lớp học sẽ giúp tất cả học sinh cảm thấy được tôn trọng và có trách nhiệm
  • Nhận biết được những hành động và lời nói thể hiện sự tôn trọng và trách nhiệm, từ đó giúp các con tuân thủ nội quy

2. Nhân diện, báo cáo và từ chối bắt nạt:

  • Hiểu được sự khác nhau giữa bắt nạt và xung đột
  • Nhận diện và xác định các loại hành vi bắt nạt khác nhau
  • Hiểu rằng bản thân có thể từ chối bắt nạt theo nhiều cách khác nhau
  • Thể hiện việc báo cáo và từ chối bắt nạt một cách quyết đoán

3. Hiểu được sức mạnh của người ngoài cuộc:

  • Xác định các cách mà người ngoài cuộc có thể thực hiện để ngăn chặn hành vi bắt nạt
  • Xác định các cách mà người ngoài cuộc có thể thực hiện để hỗ trợ đối tượng bị bắt nạt

4. Có trách nhiệm ngăn chặn hành vi bắt nạt:

  • Hiểu rằng người ngoài cuộc cũng có trách nhiệm khi hành vi bắt nạt diễn ra
  • Hiểu rằng ngăn chặn hành vi bắt nạt là một hành động chính nghĩa
  • Luyện tập cách đối phó khi chứng kiến hành vi bắt nạt

5. Nhận diện, từ chối và báo cáo các hành vi bắt nạt trực tuyến:

  • Hiểu rõ sự tương đồng và khác biệt giữa bắt nạt trực tuyến và các hình thức bắt nạt khác
  • Nhận diện được hành vi bắt nạt trực tuyến khi nó đang diễn ra
  • Thực hiện các cách giúp ngăn chặn hành vi bắt nạt trực tuyến


🔎 Xem thêm: Chương 2 - Khối 5



9. Nhận diện, báo cáo, từ chối bắt nạt
Tổng quan
Học sinh học cách nhận diện hành vi bắt nạt và hiểu được sự khác nhau giữa bắt nạt và xung đột. Học sinh cũng thực hành xác định các loại hành vi bắt nạt khác nhau và thể hiện việc từ chối, báo cáo bắt nạt một cách quyết đoán.
Mục tiêu bài học
  • Hiểu rằng bắt nạt khác với xung đột
  • Nhận diện và xác định các loại hành vi bắt nạt khác nhau
  • Hiểu rằng chúng ta có thể từ chối bắt nạt bằng nhiều cách khác nhau
  • Thể hiện việc báo cáo và từ chối bắt nạt một cách quyết đoán

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]

10. Sức mạnh của người ngoài cuộc đối với bắt nạt
Tổng quan
Học sinh hiểu thế nào là người ngoài cuộc đối với hành vi bắt nạt và hiểu cảm giác khó chịu khi người ngoài cuộc chứng kiến hành vi bắt nạt xảy ra. Học sinh cũng xác định các cách khác nhau mà người ngoài cuộc có thể áp dụng để ngăn chặn hành vi bắt nạt.
Mục tiêu bài học
  • Định nghĩa người ngoài cuộc
  • Xác định các cách mà người ngoài cuộc có thể giúp đỡ để dừng việc bắt nạt
  • Xác định các cách mà người ngoài cuộc có thể hỗ trợ người bị bắt nạt

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]

11. Trách nhiệm của người ngoài cuộc đối với bắt nạt
Tổng quan
Học sinh hiểu được rằng nếu không có trách nhiệm và những hành động cần thiết để chấm dứt bắt nạt thì bản thân người ngoài cuộc cũng trở thành một phần của hành vi bắt nạt. Học sinh thực hành những cách ứng xử tích cực của người ngoài cuộc, bao gồm báo cáo, từ chối bắt nạt và giúp đỡ người bị bắt nạt.
Mục tiêu bài học
  • Hiểu rằng người ngoài cuộc có thể là một phần của vấn đề bắt nạt
  • Hiểu rằng giúp đỡ để chấm dứt việc bắt nạt là một điều đúng đắn
  • Quyết định lựa chọn và thực hành các phản ứng tích cực của người ngoài cuộc đối với bắt nạt

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]

12. Người ngoài cuộc đối với bắt nạt trực tuyến
Tổng quan
Học sinh hiểu thế nào là bắt nạt trên mạng, sự giống và khác nhau giữa bắt nạt trên mạng và các loại hành vi bắt nạt khác. Học sinh cũng thực hành viết những tin nhắn động viên người bị bắt nạt trên mạng và tin nhắn báo cáo hành vi bắt nạt trên mạng.
Mục tiêu bài học
  • Nhận diện và xác định các hình thức bắt nạt trực tuyến khác nhau
  • Hiểu rằng bắt nạt trực tuyến có thể nguy hiểm hơn các loại bắt nạt khác
  • Thể hiện cách ủng hộ và/hoặc bảo vệ người bị bắt nạt trực tuyến

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]


CHƯƠNG 3: BẢO VỆ TRẺ EM

Dạy cho học sinh rằng các con cần báo cáo các hành vi lạm dụng tình dục là điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc tham gia vào chương trình phòng chống lạm dụng tình dục sẽ làm tăng tỷ lệ tiết lộ thông tin ở học sinh, vì vậy việc trang bị cho học sinh kỹ năng quyết đoán và kỹ năng báo cáo là rất cần thiết. Học sinh cần biết rằng mình có thể tìm kiếm sự giúp đỡ nếu đang bị lạm dụng và phải tiếp tục báo với những người xung quanh cho đến khi được giúp đỡ. Một số học sinh có thể e ngại khi kể về việc bản thân bị lạm dụng vì các con đã bị đe dọa phải giữ bí mật. Điều này khiến cho tình trạng lạm dụng tiếp tục diễn ra. Do đó, chúng ta cần giúp học sinh hiểu rằng các con không được giữ bí mật về việc bị lạm dụng.


Mục tiêu của chương học này là giúp học sinh phát triển năng lực nhận diện, báo cáo và từ chối sự đụng chạm cũng như các tình huống không an toàn hay lạm dụng tình dục. Để đạt được mục tiêu này, học sinh lớp 5 sẽ học các nội dung::

1. Giữ an toàn cho bản thân:

  • Nhận diện các tình huống tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn
  • Xác định những hành vi đụng chạm không an toàn và không mong muốn
  • Thực hiện quy tắc Luôn Hỏi Trước: Luôn hỏi cha mẹ hoặc người phụ trách trước khi đi đâu, làm gì, hay nhận đồ từ người lạ
  • Ghi nhớ quy tắc Các bộ phận riêng tư của cơ thể
  • Thực hiện quy tắc Các bộ phận riêng tư của cơ thể: Các bộ phận cơ thể của mỗi cá nhân là riêng biệt. Không ai được
  1. Động chạm vào cơ thể của mình, ngoài bác sĩ hay y tá
  2. Yêu cầu cho xem bộ phận riêng tư của cơ thể, ngoài bác sĩ và y tá
  3. Bắt mình nhìn vào bộ phận riêng tư của cơ thể của họ hay của bất kì ai khác. Không được đụng chạm vào bộ phận riêng tư trên cơ thể người khác.

2. Ứng phó với những tình huống không an toàn bằng việc áp dụng các Cách giữ an toàn:

  • Nhận diện: Điều đó có an toàn không?
  • Báo cáo: Báo cho người lớn.
  • Từ chối: Nói các từ ngữ biểu thị ý nghĩa từ chối

3. Áp dụng các Cách giữ an toàn trong những tình huống liên quan đến lạm dụng tình dục


🔎 Xem thêm: Chương 3 - Khối 5



13. Giữ an toàn cho bản thân
Tổng quan
Học sinh học các cách để giữ an toàn và biết cách giữ an toàn cho bản thân khi ở một mình. Học sinh cũng biết được mình cần làm gì trong trường hợp khẩn cấp và thực hành áp dụng các Cách giữ an toàn.
Mục tiêu bài học
  • Áp dụng các Cách giữ an toàn trong tình huống cụ thể

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]

14. “Luôn phải hỏi trước”
Tổng quan
Học sinh nắm được tầm quan trọng của quy tắc Luôn phải hỏi trước: luôn hỏi ý kiến cha mẹ hay người phụ trách trước khi đi đâu, làm gì hay nhận đồ vật từ người lạ. Học sinh cũng biết được mình cần phải làm gì nếu không có người lớn xung quanh để hỏi và thực hành áp dụng quy tắc Luôn phải hỏi trước để giữ an toàn cho bản thân.
Mục tiêu bài học
  • Xác định cách áp dụng quy tắc Luôn phải hỏi trước trong tình huống cụ thể
  • Xác định cách áp dụng Cách giữ an toàn trong tình huống cụ thể

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]

15. Sự đụng chạm không an toàn và không mong muốn
Tổng quan
Học sinh học cách xác định những hành vi đụng chạm không an toàn và không mong muốn và hiểu rằng người khác không được đụng chạm vào mình theo cách không an toàn hoặc không mong muốn. Học sinh cũng học cách tập trung chú ý đến những cảm giác không thoải mái trên cơ thể để nhận biết các hành vi đụng chạm không mong muốn và thực hành từ chối, báo cáo về những tiếp xúc không an toàn và không mong muốn.
Mục tiêu bài học
  • Xác định sự khác nhau giữa đụng chạm không an toàn và đụng chạm không mong muốn
  • Xác định và từ chối sự đụng chạm không an toàn và không mong muốn trong tình huống cụ thể

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]

16. Quy tắc về sự riêng tư của cơ thể
Tổng quan
Học sinh học quy tắc Các bộ phận riêng tư của cơ thể và áp dụng các Cách giữ an toàn để ứng phó khi ai đó vi phạm quy tắc này. Học sinh cũng thực hành xác định những người lớn mà mình có thể tìm đến để báo cáo hành vi vi phạm quy tắc Các bộ phận riêng tư của cơ thể và thực hành kiên quyết từ chối nếu ai đó cố tình vi phạm quy tắc này.
Mục tiêu bài học
  • Hiểu được toàn bộ các phần của quy tắc Các bộ phận riêng tư của cơ thể
  • Nhận diện tình huống khi ai đó vi phạm quy tắc Các bộ phận riêng tư của cơ thể
  • Báo cáo với người lớn về sự vi phạm quy tắc Các bộ phận riêng tư của cơ thể trong tình huống cụ thể
17. Luyện tập cách giữ an toàn
Tổng quan
Học sinh hiểu rằng vi phạm quy tắc Các bộ phận riêng tư của cơ thể là hành vi sai trái và các con không có lỗi nếu như ai đó vi phạm quy tắc này. Học sinh cũng biết được rằng những người vi phạm quy tắc Các bộ phận riêng tư của cơ thể có thể làm một số việc để giữ bí mật về hành vi của mình, tuy nhiên các con không bao giờ được giữ bí mật về việc bị đụng chạm vào các bộ phận riêng tư trên cơ thể và cần tiếp tục báo cáo cho đến khi tìm được ai đó có thể giữ an toàn cho mình.
Mục tiêu bài học
  • Xác định điều mà người vi phạm quy tắc Các bộ phận riêng tư của cơ thể làm để giữ bí mật về việc làm của họ
  • Báo cáo với người lớn về sự vi phạm quy tắc Các bộ phận riêng tư của cơ thể trong tình huống cụ thể

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]

18. Ôn tập kỹ năng an toàn
Tổng quan
Học sinh ôn tập và thực hành các kỹ năng và khái niệm được học trong chương Bảo vệ trẻ em.
Mục tiêu bài học
  • Giải thích tại sao việc sử dụng Cách giữ an toàn lại quan trọng
  • Nhận diện tình huống khi ai đó vi phạm quy tắc Các bộ phận riêng tư của cơ thể
  • Áp dụng Cách giữ an toàn và quy tắc Luôn phải hỏi trước trong các tình huống cụ thể

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]


CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ CẢM XÚC
Hướng dẫn học sinh cách nhận diện cảm xúc mạnh và vận dụng Các Bước Trấn Tĩnh để kiểm soát tốt bản thân là những cách thức hữu hiệu để tăng khả năng đối phó và giảm bớt sự nóng nảy cũng như các hành vi tiêu cực khác. Trong chương này, học sinh sẽ được trang bị những biện pháp giúp chủ động ngăn chặn cảm xúc mạnh trở thành hành vi tiêu cực. Khi cảm xúc mạnh leo thang, các phản ứng sinh lý mạnh mẽ của cơ thể sẽ làm giảm khả năng suy luận của học sinh, khiến các con khó có thể bình tĩnh giải quyết các vấn đề liên quan đến tương tác cũng như các vấn đề khác. Khả năng giữ bình tĩnh, không cho cảm xúc mạnh leo thang và làm sai lệch hành vi giúp học sinh có thể áp dụng nhiều kỹ năng khác được giảng dạy trong chương trình, chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp hiệu quả, tính quyết đoán và kỹ năng giải quyết vấn đề.

Mục tiêu học tập của chương này là giúp học sinh phát triển kỹ năng quản lý những cảm xúc mạnh của bản thân trước khi chúng leo thang và dẫn đến hậu quả tiêu cực. Để đạt được mục tiêu này, học sinh Lớp 5 sẽ học các nội dung:


1. Xác định tác động của cảm xúc mạnh đến não bộ và cơ thể:

  • Tập trung chú ý vào các dấu hiệu trên cơ thể để xác định cảm xúc đang có
  • Hiểu được rằng khi các con có cảm xúc mạnh, phần cảm xúc của não (hạch hạnh nhân) sẽ bị chi phối, khiến các con khó có thể suy nghĩ thấu đáo
  • Nhận thức được rằng khi các con suy nghĩ về cảm xúc của mình, phần suy nghĩ của não (vỏ não) bắt đầu giành quyền kiểm soát trở lại

2. Trấn tĩnh, sử dụng Các Bước Trấn Tĩnh:

  • Dừng lại — quan sát các dấu hiệu cơ thể
  • Gọi tên cảm xúc
  • Trấn tĩnh:
Hít thở
Đếm số
Sử dụng phương pháp tự đối thoại tích cực

3. Kiểm soát cảm xúc mạnh của bản thân:

  • Sử dụng phương pháp tự đối thoại tích cực để giữ bình tĩnh, tập trung và có động lực
  • Giao tiếp quyết đoán để tránh xung đột leo thang



19. Quản lý cảm xúc mạnh
Tổng quan
Học sinh ôn lại những gì xảy ra trong não bộ và cơ thể khi bản thân trải qua những cảm xúc mạnh. Tiếp đó, các con sẽ thực hành ngăn chặn cảm xúc leo thang bằng việc quan sát các dấu hiệu cơ thể, từ đó xác định và gọi tên các cảm xúc mạnh khi chúng xuất hiện.
Mục tiêu bài học
  • Miêu tả những thứ xảy ra trong não bộ và cơ thể khi bản thân trải qua cảm xúc mạnh
  • Xác định tín hiệu riêng của bản thân báo hiệu cảm xúc mạnh
  • Xác định và gọi tên những cảm xúc mạnh

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]

20. Giữ bình tĩnh
Tổng quan
Học sinh thực hành xác định các tình huống cần giữ bình tĩnh. Các con sẽ học kỹ thuật thở sâu và tập trung để trấn tĩnh bản thân. Các con cũng sẽ được tiếp cận một số cách giữ bình tĩnh khác như: đếm số, tạm dừng hay tự đối thoại tích cực.
Mục tiêu bài học
  • Xác định các tình huống cần giữ bình tĩnh
  • Áp dụng kĩ thuật thở sâu, tập trung
  • Xác định và thể hiện các chiến lược giữ bình tĩnh khác (tự đối thoại tích cực, đếm số, nghỉ giải lao)

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]

21. Quản lý sự lo lắng
Tổng quan
Học sinh thực hành xác định các tình huống gây ra sự lo lắng, sau đó áp dụng các cách giữ bình tĩnh đã học để quản lý sự lo lắng.
Mục tiêu bài học
  • Xác định các tình huống xã hội gây ra sự lo lắng
  • Áp dụng các chiến lược giữ bình tĩnh trong các tình huống gây ra sự lo lắng

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]

22. Quản lý sự thất vọng
Tổng quan
Học sinh học cách xác định các dấu hiệu cơ thể cho thấy bản thân đang trải qua cảm xúc thất vọng. Sau đó, các con sẽ thực hành áp dụng Các Bước Trấn Tĩnh để làm giảm và quản lý sự thất vọng.
Mục tiêu bài học
  • Xác định tín hiệu từ cơ thể thể hiện sự thất vọng
  • Sử dụng các bước giữ bình tĩnh để giảm sự thất vọng

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]

23. Chống lại ý muốn trả thù
Tổng quan
Học sinh hiểu rằng việc trả thù có thể khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Học sinh sẽ áp dụng Các Bước Trấn Tĩnh để giúp bản thân chống lại ý muốn trả thù. Tiếp đó, các con sẽ thực hành xác định hệ quả của việc trả thù và tìm giải pháp thay thế cho việc trả thù.
Mục tiêu bài học
  • Xác định hệ quả của sự trả thù/ trả đũa
  • Tạo ra các giải pháp thay thế cho việc thực hiện trả thù/ trả đũa
  • Thể hiện việc áp dụng các bước giữ bình tĩnh

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]

24. Ứng xử khi bị xúc phạm
Tổng quan
Học sinh thực hành xác định và áp dụng các cách ứng xử phù hợp khi bị xúc phạm cũng như các phương pháp trấn tĩnh đã học.
Mục tiêu bài học
  • Xác định các chiến lược ứng xử khi bị xúc phạm
  • Thể hiện các chiến lược giữ bình tĩnh đã học
  • Thể hiện phản ứng quyết đoán trước sự xúc phạm

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]

25. Tránh mặc định
Tổng quan
Học sinh hiểu rằng việc trấn tĩnh bản thân khi trải qua những cảm xúc mạnh sẽ giúp các con suy nghĩ thấu đáo và đưa ra những quyết định sáng suốt hơn. Học sinh sẽ thực hành áp dụng các kỹ năng quyết đoán cũng như phương pháp tự đối thoại tích cực để tránh đưa ra ý kiến mặc định.


Mục tiêu bài học
  • Xác định các chiến lược quản lý cảm xúc
  • Thể hiện kĩ năng quyết đoán
  • Xác định và sử dụng phương pháp tự đối thoại tích cực để tránh đưa ra các mặc định

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]


CHƯƠNG 5: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Việc hướng dẫn thực hành kỹ năng giải quyết vấn đề không chỉ giúp học sinh nâng cao kỹ năng giải quyết các vấn đề xã hội mà còn giúp các con hạn chế những hành vi bốc đồng, nâng cao năng lực xã hội và duy trì quan hệ tình bạn, đồng thời góp phần ngăn chặn bạo lực. Chương trình CLISE được thiết kế nhằm giúp học sinh xây dựng khả năng giải quyết hiệu quả các mâu thuẫn khi tương tác. Những học sinh có khả năng giữ bình tĩnh và tự giải quyết các vấn đề cá nhân thường có xu hướng thành công hơn trong học tập cũng như trong các mối quan hệ tương tác khác.

Mục tiêu học tập của chương học này là nhằm giúp học sinh phát triển khả năng tự giải quyết vấn đề.

Để đạt được mục tiêu này, học sinh lớp 5 sẽ học các nội dung:


1. Giữ bình tĩnh trước khi giải quyết vấn đề:

Áp dụng Các bước trấn tĩnh đã được học trong chương Quản lý cảm xúc trước khi tìm cách giải quyết vấn đề.

2. Áp dụng Các bước giải quyết vấn đề:

• S: Sáng suốt nêu vấn đề: Học sinh học cách nêu vấn đề sử dụng ngôn ngữ công tâm, không đổ lỗi.

• T: Tìm cách giải quyết: Học sinh tìm ra các cách giải quyết dựa trên nguyên tắc an toàn và thể hiện sự tôn trọng.

• E:  Xem xét hệ quả: Học sinh sẽ phân tích hệ quả tiêu cực và tích cực trước khi đưa ra giải pháp.

• P: Chọn giải pháp phù hợp nhất: Học sinh biết cách lựa chọn các giải pháp đáp ứng tốt nhất các mục tiêu xã hội.

3. Lập kế hoạch 3 bước có tính thực tế để triển khai các giải pháp phức tạp hơn khi giải quyết vấn đề:

• Chia một nhiệm vụ lớn thành các phần nhỏ, dễ quản lý hơn

• Sử dụng Danh mục Lập kế hoạch

4.  Áp dụng các bước giải quyết vấn đề để giải quyết các tình huống tiêu biểu đối với học sinh lớp 5, chẳng hạn như:

• Xung đột ở sân chơi

• Đề nghị khắc phục khi làm hỏng vật gì đó

• Tìm kiếm sự giúp đỡ khi học tập tại trường

• Xử lý tin đồn

• Chống lại áp lực từ bạn bè



🔎 Xem thêm: Chương 5 - Khối 5


26. Solving Problems, Part 1
Tổng quan
Học sinh hiểu được rằng chỉ khi giữ bình tĩnh thì các con mới có thể giải quyết vấn đề hiệu quả và thành công ở trường học. Học sinh được giới thiệu về Quy trình giải quyết vấn đề bao gồm các bước—S: Sáng suốt nêu vấn đề, T: Tìm giải pháp, E: Xem xét hệ quả, và P: Chọn giải pháp phù hợp nhất. Các con sẽ thực hành bước đầu tiên trong Quy trình giải quyết vấn đề, đó là S: Sáng suốt nêu vấn đề, và chỉ tập trung vào việc nêu vấn đề mà không đổ lỗi cho ai.
Mục tiêu bài học
  • Ghi nhớ bước Nêu vấn đề của quy trình giải quyết vấn đề
  • Nêu vấn đề mà không đổ lỗi cho ai

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]

27. Solving Problems, Part 2
Tổng quan
Học sinh học về 3 bước tiếp theo của Quy trình giải quyết vấn đề. Các con sẽ thực hành tạo ra các giải pháp an toàn và thể hiện sự tôn trọng cho một vấn đề, xác định những hệ quả của từng giải pháp, sau đó lựa chọn những giải pháp phù hợp nhất.
Mục tiêu bài học
  • Tạo ra các giải pháp an toàn và thể hiện sự tôn trọng cho một vấn đề
  • Xác định hệ quả của các giải pháp khả thi
  • Lựa chọn một giải pháp phù hợp cho một vấn đề

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]

28. Making a Plan
Tổng quan
Học sinh tiếp tục thực hành các bước giải quyết vấn đề. Các con hiểu được rằng có một số giải pháp khá phức tạp khi triển khai và cần phải đi kèm với kế hoạch cụ thể. Sau đó, học sinh sẽ thực hành lập một kế hoạch 3 bước bằng cách chia nhỏ một nhiệm vụ lớn thành các phần nhỏ hơn và dễ quản lý hơn.
Mục tiêu bài học
  • Giải thích mục đích của việc lập kế hoạch
  • Lập một kế hoạch ba bước để triển khai một giải pháp cho một vấn đề

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]

29. Seeking Help
Tổng quan
Học sinh ôn tập các bước của Quy trình giải quyết vấn đề, học và thực hành kỹ năng quyết đoán khi tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người lớn đáng tin cậy để giải quyết vấn đề.
Mục tiêu bài học
  • Nếu các bước của quy trình giải quyết vấn đề
  • Thể hiện việc sử dụng kĩ năng quyết đoán khi tìm kiếm giúp đỡ

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]

30. Dealing with Gossip
Tổng quan
Học sinh biết cách xác định các tin đồn có hại. Sau đó, các con thực hành áp dụng các bước giải quyết vấn đề để xử lý tin đồn và tạo ra các ý tưởng đề từ chối hoặc tránh các tin đồn có hại.
Mục tiêu bài học
  • Xác định tại sao tin đồn lại gây hại
  • Tạo ra các ý tưởng để từ chối hoặc tránh những tin đồn có hại
  • Thể hiện việc sử dụng các bước của quy trình giải quyết vấn đề để xử lý các tin đồn

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]

31. Dealing with Peer Pressure
Tổng quan
Học sinh áp dụng các bước của Quy trình giải quyết vấn đề để tìm ra cách chống lại áp lực từ bạn bè. Sau đó, các con sẽ thực hành vận dụng kĩ năng quyết đoán để chống lại áp lực từ bạn bè.
Mục tiêu bài học
  • Thể hiện việc sử dụng kĩ năng quyết đoán để chống lại áp lực từ bạn bè
  • Thể hiện việc sử dụng các bước của quy trình giải quyết vấn đề để tìm ra cách chống lại áp lực từ bạn bè

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]

''32. Reviewing CLISE Skills
Tổng quan
Học sinh sẽ ôn tập và thực hành tất cả các kỹ năng cũng như khái niệm CLISE đã học trong năm học.
Mục tiêu bài học
  • Xác định các kĩ năng và khái niệm đã học được sử dụng trong tình huống học sinh có thể gặp phải ở trường
  • Viết một kịch bản giải quyết một vấn đề có sử dụng kĩ năng đã học

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]

File history

Click on a date/time to view the file as it appeared at that time.

Date/TimeThumbnailDimensionsUserComment
current12:40, 5 December 2022Thumbnail for version as of 12:40, 5 December 2022512 × 512 (30 KB)Admin (talk | contribs)

The following page uses this file:

Metadata