File:T7.png

From EXPART HR
Revision as of 13:13, 17 September 2021 by Admin (talk | contribs)
Jump to navigation Jump to search

T7.png(723 × 303 pixels, file size: 49 KB, MIME type: image/png)

[ Đang cập nhật]


CHƯƠNG 1: TỰ CHỦ
Phòng chương trình đang cập nhật nội dung này và nó sẽ sớm được hiển thị ở ô này để thầy/cô có thể theo dõi. Trong quá trình chờ cập nhật, thầy/cô vẫn sử dụng các tài liệu ở Google Drive để triển khai việc giảng dạy như bình thường.

1. Đánh giá tính chân thực
Mục tiêu bài học
  • Nhận ra rằng chúng ta có thể kiểm soát cách nhìn nhận về các sự kiện trong cuộc sống
  • Xác định cách kiểm soát cảm xúc trước các sự kiện và cách ứng phó phù hợp

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]

2. Bạn là người đánh giá
Mục tiêu bài học
  • Nhận ra những cách suy nghĩ tiêu cực về các sự việc
  • Xác định cách chống lại các suy nghĩ tiêu cực và thay thế chúng bằng suy nghĩ tích cực

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]

3. Đồng đội
Mục tiêu bài học
  • Giải thích tầm quan trọng của việc nhận diện cảm xúc của bản thân và của người khác
  • Khám phá các cách để chống lại tự độc thoại tiêu cực gắn liền với một số cảm xúc nhất định

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]

4. Bình tĩnh
Mục tiêu bài học
  • Khám phá các cách nhận diện các dấu hiệu cảnh báo của phản ứng cảm xúc không phù hợp
  • Phát triển các chiến lược quản lí cảm xúc

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]

5. Giúp đỡ
Mục tiêu bài học
  • Khám phá cách chia nhỏ hầu hết các vấn đề thành 5 bước nhỏ để giải quyết

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]

6. Ý nghĩa
Mục tiêu bài học
  • Xác định các phản ứng về suy nghĩ và cảm xúc đối với các loại vấn đề khác nhau
  • Phát triển chiến lược chống lại các suy nghĩ tiêu cực
  • Xác định cách tìm kiếm hỗ trợ và giúp đỡ để giải quyết các vấn đề không thể tự giải quyết

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]

7. Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ
Mục tiêu bài học
  • Xác định các loại hình truyền đạt (ngôn ngữ, phi ngôn ngữ)
  • Xác định các vấn đề nảy sinh khi truyền đạt không thành công
  • Khám phá vai trò của việc lắng nghe cẩn thận và trình bày rõ ràng
  • Xác định các rào cản đối với việc truyền đạt rõ ràng

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]

8. Thời gian có đủ?
Mục tiêu bài học
  • Xác định cách tham gia một cuộc trò chuyện
  • Khám phá các kĩ năng truyền đạt hiệu quả trong nhóm

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]

9. Tương lai phía trước
Mục tiêu bài học
  • Khám phá bốn kĩ năng quan trọng trong truyền đạt giữa các mối quan hệ: tiếp thu quan điểm, quả quyết, đàm phán, giải quyết xung đột

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]

10. Ôn tập
Mục tiêu bài học
  • Khám phá các cách quản lí thời gian hiệu quả
  • Suy ngẫm và đánh giá kĩ năng quản lí thời gian của bản thân

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]


CHƯƠNG 2: ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH
Phòng chương trình đang cập nhật nội dung này và nó sẽ sớm được hiển thị ở ô này để thầy/cô có thể theo dõi. Trong quá trình chờ cập nhật, thầy/cô vẫn sử dụng các tài liệu ở Google Drive để triển khai việc giảng dạy như bình thường.



11. Đưa ra quyết định
Mục tiêu bài học
  • Miêu tả các phương pháp đưa ra quyết định khác nhau
  • Giải thích điểm tích cực và hạn chế của từng phương pháp

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]

12. Tại sao sử dụng tư duy phản biện?
Mục tiêu bài học
  • Miêu tả vai trò của tư duy phản biện trong việc đưa ra quyết định đúng đắn
  • Miêu tả lợi ích của tư duy phản biện
  • Liệt kê các kỹ năng chính cần thiết cho tư duy phản biện

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]

13. Tư duy phản biện
Mục tiêu bài học
  • Giải thích các kĩ năng chính liên quan đến tư duy phản biện

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]

14. Chia nhỏ và làm rõ
Mục tiêu bài học
  • Xác định các bước cần thiết để đánh giá thông tin
  • Định nghĩa một lập luận theo tư duy phản biện
  • Giải thích các phần của một lập luận
  • Định nghĩa các loại tiền đề
  • Hiểu rằng một số ngôn ngữ cần được làm rõ khi lập luận

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]

15. Phân tích
Mục tiêu bài học
  • Giải thích các bước cần thiết để phân tích một lập luận
  • Giải thích các thuật ngữ liên quan đến tư duy phản biện
  • Miêu tả khái niệm lỗi sai về logic

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]

16. Quyết định giá trị
Mục tiêu bài học
  • Giải thích lí do vì sao thông tin càng có giá trị thì càng có nhiều ảnh hưởng đến quyết định
  • Miêu tả giá trị của thông tin phụ thuộc vào sức mạnh của lập luận và sự hợp lý với vấn đề như thế nào

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]

17. Quy trình tư duy phản biện
Mục tiêu bài học
  • Giải thích tại sao quy trình lại cần thiết
  • Giải thích các bước trong quy trình tư duy phản biện

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]

18. Ôn tập
Mục tiêu bài học
  • Luyện tập các kĩ năng về tư duy phản biện

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]


CHƯƠNG 3: GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
Nội dung của Chương này được lựa chọn từ chương trình giảng dạy Quyền, Tôn trọng và Trách nhiệm (3Rs). Chương trình 3Rs được thiết kế bài bản để đáp ứng tất cả các Tiêu chuẩn Giáo dục Giới Tính Quốc gia của Mỹ. Các Tiêu chuẩn xác định nội dung và các kỹ năng cốt lõi tối thiểu để giáo dục giới tính từ Lớp 1-12 theo nhu cầu của học sinh, sự giới hạn về nguồn lực của giáo viên và thời gian cho phép trong nhà trường.


Trong trình tự Lớp 9-10, có tổng cộng 15 bài học trong chương Giáo dục giới tính, tám bài học ở lớp 9, bảy bài học ở lớp 10. 15 bài học này bao gồm tất cả bảy chủ đề từ Tiêu chuẩn Giáo dục Giới tính Quốc gia của Mỹ: Giải phẫu và Sinh lý, Sự phát triển của Tuổi dậy thì và Vị thành niên, Bản sắc cá nhân, Mang thai và Sinh sản, STDS / HIV, Quan hệ lành mạnh, An toàn cá nhân. Chúng được thiết kế để xây dựng theo trình tự và phù hợp với sự phát triển của học sinh để các bài học ở mỗi lớp được xây dựng dựa trên các bài học từ các cấp lớp trước đó.


Trong số bảy chủ đề trong chương trình 3Rs, trọng tâm lớn nhất ở lớp 9-10 là các khía cạnh Mang thai và Sinh sản, Mối quan hệ lành mạnh, STDs / HIV và An toàn cá nhân trong khi Bản sắc cá nhân và Sự phát triển của tuổi dậy thì và thanh thiếu niên cũng được thể hiện rõ ràng trong các bài học. Các bài học này xây dựng, củng cố và mở rộng các khái niệm có liên quan được giới thiệu ở bậc tiểu học và lớp 6-8.





19. Quyền, Tôn trọng, Trách nhiệm
Tổng quan
Trong bài học này, thầy/cô sử dụng 2 video clip để khảo sát sự đồng thuận, trong đó có 1 video có chương trình nghiên cứu xem sự đồng thuận nên và không nên được thể hiện như thế nào trong các tình huống khác nhau. Học sinh làm việc theo cặp, thực hiện hoạt động đóng vai sử dụng 1 trong 5 kịch bản khác nhau liên quan tới việc 2 người cần trao đổi với nhau về sự đồng thuận. Cả lớp cùng tham gia hoạt động đóng vai này, sau đó sẽ cùng nhau phân tích. Bài tập về nhà là học sinh suy ngẫm về các tình huống cá nhân trong đó các em chủ động đề nghị hoặc được đề nghị đồng ý quan hệ tình dục.
Mục tiêu bài học
  • Định nghĩa sự đồng thuận, sự cưỡng ép, và sự mất khả năng
  • Phân biệt giữa tình huống mà sự đồng thuận được thể hiện rõ ràng và tình huống mà sự đồng thuận không được thể hiện rõ ràng
  • Giải thích được sự cho và nhận sự đồng thuận là một phần của mối quan hệ có sự tôn trọng

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]


20. Xác định các phương án
Tổng quan
Trong bài học này, thầy/cô yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm nhỏ, cùng suy nghĩ về tất cả các yếu dẫn đến việc các bạn trẻ vị thành niên sử dụng biện pháp tránh thai. sau đó, đóng vai một trẻ vị thành niên để điền thông tin cá nhân trên một trang web. Dựa trên thông tin về lối sống của các em, trang web sẽ đưa ra đề xuất về những biện pháp phòng tránh thai hiệu quả nhất. Tiếp theo mỗi nhóm được phát một “cờ lê” cản trở nhân vật của các em sử dụng biện pháp tránh thai, và nhiệm vụ của các em là nghĩ cách giải quyết được “chiếc cờ lê đó”. Thầy/cô sẽ được cung cấp những chiếc “cờ lê” cho các nhóm và bản Hướng dẫn giáo viên để triển khai phiếu bài tập.
Mục tiêu bài học
  • Liệt kê các phương án tránh thai hiệu quả cho lứa tuổi vị thành niên
  • Phân tích các yếu tố có tác động đến khả năng sử dụng biện pháp tránh thai thành công của lứa tuổi vị thành niên
  • Xác định các lí do một người ở lứa tuổi vị thành niên muốn sử dụng biện pháp tránh thai (ngoài mục đích tránh thai)

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]


21. Quyền hợp pháp
Tổng quan
Mở đầu bài học sẽ là một câu đố để đánh giá mức độ hiểu biết của học sinh về quyền sức khỏe tình dục của thanh thiếu niên, sau đó là một kịch bản có kiến thức chuyên sâu về tình huống một trẻ vị thành niên mang thai ngoài ý muốn. Học sinh phân tích hành động của từng nhân vật trong kịch bản và thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả. Bài tập về nhà dành cho các em (không bắt buộc) đó là trả lời các câu hỏi về các quyền của trẻ vị thành niên ở địa phương kèm theo một số trang web cụ thể mà các em có thể tìm câu trả lời. Thầy/cô sẽ được trang bị bản Hướng dẫn giáo viên để triển khai đánh giá ở đầu tiết học.
Mục tiêu bài học
  • Miêu tả các điều luật về quyền của trẻ vị thành niên và sức khỏe sinh sản và tình dục

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]


22. Tiếng nói chung
Tổng quan
Trong bài học này, học sinh suy ngẫm về phong cách giao tiếp của chính mình thông qua hoạt động xem xét có nên nêu ra những chủ đề khó hay không. Sau đó, học sinh tham gia đóng vai các cặp đôi có mối quan hệ tình cảm nói chuyện về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Nhiệm vụ được giao về nhà cho học sinh là hoàn thành phiếu bài tập tìm hiểu về các phương pháp xét nghiệm bệnh lây nhiễm qua đường tình dục trong cộng đồng của các em.
Mục tiêu bài học
  • Giải thích việc có phong cách giao tiếp giống/khác với đối phương sẽ ảnh hưởng thế nào đến khả năng giao tiếp về các chủ đề quan trọng
  • Xác định cách trò chuyện với đối phương về nguy cơ liên quan đến bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
  • Xác định cách bảo vệ sức khỏe tình dục cho bản thân và cho đối phương

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]


23. Trách nhiệm và tôn trọng khi sử dụng công nghệ
Tổng quan
Trong bài học này, học sinh sẽ ôn tập lại kiến thức về tin nhắn tình dục và điều luật ở Mỹ liên quan đến việc này. Sau đó học sinh phân tích 3 tình huống và đưa ra lời khuyên cho các nhân vật dựa vào kiến thức của các em về những điều luật có liên quan đến tin nhắn tình dục. Bài tập về nhà là các em làm việc theo nhóm 5 học sinh, sử dụng phiếu bài tập ghi lại những thông tin chia sẻ về tin nhắn tình dục.
Mục tiêu bài học
  • Định nghĩa “tin nhắn tình dục” (sexting)
  • Xác định tác hại của tin nhắn tình dục và lí do mọi người nhắn tin tình dục
  • Xác định mối liên hệ về pháp luật giữa nhắn tin tình dục và văn hóa phẩm đồi trụy trẻ em
  • Miêu tả các điều luật có liên quan đến tin nhắn tình dục

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]


24. Quyền được an toàn
Tổng quan
Bài học này đưa ra định nghĩa của vận động và học sinh làm việc theo nhóm chuẩn bị để vận động thầy/cô Hiệu trưởng của mình phê duyệt linh vật mới cho trường. Học sinh sử dụng kiến thức về chiến dịch vận động hiệu quả để đưa ra một yêu cầu mẫu của thầy/cô Hiệu trưởng nhằm cải thiện môi trường học tập cho học sinh LGBTQ. Bài tập về nhà có liên quan đến dự án nhóm và nghiên cứu, được nêu rõ ở 2 slide cuối của bài học.
�Mục tiêu bài học
  • Miêu tả cách vận động để tạo ra sự thay đổi tích cực về môi trường gắn kết tại trường học
  • Thể hiện cách lập luận thuyết phục để thay đổi chính sách

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]


25. Tin thật và tin giả
Tổng quan
Bài học này nhằm giúp học sinh hiểu được các tiêu chí để phân biệt đâu là trang web chứa thông tin chính xác và tin cậy. Sau đó, các em làm việc theo nhóm nhỏ, sử dụng các tiêu chí đó để đánh giá 1 trong 8 trang web thông dụng về sức khỏe tình dục dành cho trẻ vị thành niên. Sau khi hoàn thành bản đánh giá, mỗi nhóm sẽ chia sẻ quan điểm của mình rằng trang web đó có phải nguồn thông tin chính xác và đáng tin cậy về sức khỏe tình dục dành cho trẻ vị thành niên hay không.
Mục tiêu bài học
  • Phân tích các chiến lược khác nhau để phân biệt đâu là nguồn thông tin sức khỏe tình dục chính xác, đáng tin cậy
  • Liệt kê các nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy về sức khỏe tình dục dành cho trẻ vị thành niên

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]



CHƯƠNG 4: SỨC KHOẺ TINH THẦN

Sức khỏe tinh thần là chương được thiết kế để giúp các giáo viên bồi dưỡng sức khỏe tinh thần trong lớp học của học sinh và trang bị cho học sinh các kỹ năng suốt đời để có được sức khỏe tinh thần tích cực. 8 bài học có thể dễ dàng được tích hợp vào bất kỳ bối cảnh lớp học nào.


Sức khỏe tinh thần là một yếu tố quan trọng của sức khỏe toàn diện. Nghiên cứu cho thấy rằng việc trang bị cho học sinh kiến ​​thức và các công cụ như kỹ năng nhận thức - hành vi không chỉ cải thiện khả năng đối phó với các tình huống căng thẳng mà còn tạo cơ sở để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe tinh thần trong tương lai.


Bằng cách phân tích và xác định sức khỏe tinh thần là gì, mô hình hóa và củng cố hành vi tích cực, chương Sức khỏe tinh thần kết hợp các nội dung được nghiên cứu thực nghiệm với các hoạt động hấp dẫn. Chương học dạy học sinh tầm quan trọng của việc chú ý đến sức khỏe tinh thần của mình và tác động của sự kỳ thị, làm rõ sự khác biệt giữa sức khỏe tinh thần và bệnh tâm thần, giúp học sinh hiểu các bệnh tâm thần cụ thể, và cung cấp các chiến lược và bước mà học sinh có thể sử dụng để tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.


Mỗi bài học trong số tám bài học này đều nâng cao kiến ​​thức của học sinh để xây dựng sự hiểu biết toàn diện về sức khỏe tinh thần là gì và làm thế nào để đạt được điều đó. Các kịch bản và câu chuyện tương tác cho phép học sinh đối mặt với các tình huống căng thẳng và quản lý sức khỏe tinh thần của mình một cách hiệu quả đồng thời xác định các dấu hiệu cảnh báo và cách tìm sự giúp đỡ cho bản thân và người khác.




26. Nâng cao nền tảng sức khỏe tinh thần
Tổng quan
Students learn the Ways to Stay Safe and how to keep themselves safe when they're alone. Students also learn what to do in case of emergency and practice using the Ways to Stay Safe to keep themselves safe.
Mục tiêu bài học
  • Định nghĩa sức khỏe tinh thần
  • Liệt kê các hành vi có thể duy trì và đóng góp vào sức khỏe tinh thần tích cực
  • Đánh giá việc thực hiện bốn nền tảng của sức khỏe tinh thần trong cuộc sống
  • Lập kế hoạch cải thiện và nâng cao nền tảng sức khỏe tinh thần

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]


27. Các yếu tố nguy cơ và phòng vệ
Tổng quan
Students learn the importance of the Always Ask First Rule: Always ask a parent or the person in charge first before going somewhere, doing something, or accepting something from someone. Students also learn what to do if there is no one nearby to ask first and practice using the Always Ask First Rule to keep themselves safe.
Mục tiêu bài học
  • Định nghĩa các yếu tố nguy cơ và yếu tố phòng vệ
  • Hiểu được rằng các yếu tố nguy cơ không thể nào thay đổi được, nhưng tác động của chúng có thể bị hạn chế
  • Miêu tả cách hạn chế các yếu tố nguy cơ và nâng cao các yếu tố phòng vệ

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]


28. Rối loạn thể chất và rối loạn tinh thần
Tổng quan
Students learn how to identify unsafe and unwanted touches and that it's never okay for someone to touch them in a way that's unsafe or unwanted. Students also learn to pay attention to uncomfortable feelings in their bodies to help them recognize unwanted touches and practice refusing and reporting unsafe and unwanted touches.
Mục tiêu bài học
  • Miêu tả mối quan hệ qua lại giữa sức khỏe thể chất, cảm xúc, trí tuệ và xã hội
  • Xác định các triệu chứng và cách điều trị của 5 tình trạng sức khỏe tinh thần phổ biến có ảnh hưởng đến trẻ vị thành niên

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]


29. Nghiên cứu rối loạn sức khỏe tinh thần
Tổng quan
Students learn the Private Body Parts Rule and how to use the Ways to Stay Safe to respond if someone breaks it. Students also practice identifying adults they can report a broken Private Body Parts Rule to and how to refuse assertively if someone tries to break the rule.
Mục tiêu bài học
  • Xác định các trang web có các thông tin đúng đắn, đáng tin cậy về sức khỏe
  • Nghiên cứu và trình bày thông tin về rối loạn sức khỏe tinh thần đã lựa chọn
  • Sử dụng ngôn ngữ và cách tiếp cận không giáo điều để trình bày thông tin

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]


30. Căng thẳng là gì?
Tổng quan
Students learn breaking the Private Body Parts Rule is wrong and that it's never their fault if someone else breaks it. Students also learn people who break the Private Body Parts Rule may do things to keep it secret, but they should never keep a broken Private Body Parts Rule secret and should keep reporting until they find an adult who will help keep them safe.
Mục tiêu bài học
  • Định nghĩa căng thẳng
  • Xác định mục tiêu của căng thẳng và tác động về thể chất của căng thẳng
  • Xác định các chiến lược giải quyết vấn đề có thể được sử dụng để giảm thiểu căng thẳng

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]


31. Chuyển đổi lời tự đối thoại tiêu cực
Tổng quan
Students review and practice the skills and concepts they learned during the Child Protection Unit.
Mục tiêu bài học
  • Xác định các lời tự đối thoại tiêu cực
  • Xác định các cách đối mặt và chuyển hướng tự đối thoại tiêu cực

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]


32. Sự kì thị
Tổng quan
Students review and practice the skills and concepts they learned during the Child Protection Unit.
Mục tiêu bài học
  • Xác định sự kì thị ngăn cản con người tìm đến sự hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe tinh thần như thế nào
  • Nhận ra sự ảnh hưởng của truyền thông đến việc nhìn nhận về sức khỏe tinh thần

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]


33. Chống kì thị: dự án PSA
Tổng quan
Students review and practice the skills and concepts they learned during the Child Protection Unit.
Mục tiêu bài học
  • Đánh giá sự hiệu quả của PSA đã được lập
  • Phác thảo và tạo ra áp phích PSA cá nhân xoay quanh chủ đề về kì thị sức khỏe tinh thần

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]


File history

Click on a date/time to view the file as it appeared at that time.

Date/TimeThumbnailDimensionsUserComment
current12:35, 27 February 2023Thumbnail for version as of 12:35, 27 February 2023723 × 303 (49 KB)Admin (talk | contribs)

The following page uses this file:

Metadata