File:Z11.png

From EXPART HR
Revision as of 10:16, 15 September 2021 by Admin (talk | contribs)
Jump to navigation Jump to search

Original file(1,800 × 390 pixels, file size: 88 KB, MIME type: image/png)

Cảm xúc là gì?

Cảm xúc là sự phản ứng trước một sự kiện - có thể là điều gì đó diễn ra trong nội tâm (một ký ức hoặc suy nghĩ) hay bên ngoài (một cuộc hội thoại, một vụ xung đột với người khác, hoặc một nhiệm vụ sắp phải hoàn thành) - trong đó tích hợp các quá trình sinh lý, nhận thức, hành vi và biểu cảm và có thể hình thành phản ứng của chúng ta đối với sự kiện đó.

Ví dụ:

Một học sinh sắp làm bài kiểu tra có thể cảm thấy tim đập nhanh hơn và bụng thắt lại (sinh lý). Bạn ấy có thể lo lắng bị trượt bài kiểm tra (nhận thức) và để tránh bài kiểm tra này, bạn ấy có thể cân nhắc việc nói với giáo viên rằng bạn ấy cảm thấy không được khỏe (hành vi). Giáo viên nhận thấy biểu cảm khuôn mặt của học sinh xuất hiện sự căng thẳng và lo lắng và học sinh đó đang cắn móng tay (biểu cảm).

Các nhà nghiên cứu đã xác định được ít nhất sáu loại cảm xúc cơ bản: vui vẻ, buồn bã, giận dữ, ngạc nhiên, sợ hãi, và căm phẫn, mỗi loại lại có những biến thể khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng có ít nhất 27 loại cảm xúc riêng biệt và chúng có mối liên kết chặt chẽ với nhau.

Ví dụ:

Trong ngày cuối trên giảng đường, một học sinh chuẩn bị tốt nghiệp cảm thấy tiếc nuối, buồn bã, sợ hãi, phấn chấn và nhẹ nhõm - tất cả các cảm xúc đó diễn ra cùng một lúc.

Chúng ta thể hiện cảm xúc của mình thông qua nét mặt, giọng nói và cử chỉ.

Ví dụ:

Một học sinh sợ hãi nắm lấy cánh tay của bạn cùng bàn khi nhận kết quả thi cuối năm.

Các cảm xúc kéo dài từ vài giây cho tới vài giờ, hoặc lâu hơn, phụ thuộc vào những yếu tố như mức độ quan trọng của sự việc hay khoảng thời gian mà một người suy nghĩ về sự việc đó.

Ví dụ:

Khi nghe giáo viên thông báo về bài kiểm tra đột xuất, một học sinh bỗng cảm thấy vừa ngạc nhiên, vừa sợ hãi  trong một khoảng thời gian ngắn.

Ví dụ:

Một học sinh cảm thấy buồn suốt một tuần khi chú chim của mình qua đời.

Tầm quan trọng của cảm xúc

Cảm xúc cung cấp thông tin về bản thân chúng ta, và hình thành nên mối quan hệ giữa chúng ta với những người khác, trong các nhóm, và trong xã hội. Cảm xúc có thể được quyết định bởi tín ngưỡng và chuẩn mực văn hóa.

Sau đây là một vài ví dụ:

Cảm xúc và bản thân chúng ta

  • Cảm xúc cho chúng ta biết liệu chúng ta muốn tiếp cận hay né tránh một tình huống hay không.

Ví dụ:

Một học sinh trung học có nên tới gần một người bạn đang cảm thấy vui vẻ vì vừa vượt qua một bài kiểm tra khó?

Ví dụ:

Một trẻ mẫu giáo có nên tránh ăn một quả táo trông có vẻ bị thối không?

  • Cảm xúc cho chúng ta biết liệu một sự việc có liên quan đến cuộc sống của chúng ta hay không

Ví dụ:

Một học vừa mới biết rằng bạn thân của cậu ấy vừa đỗ vào một trường đại học gần với trường mà cậu ấy dự định theo học.

  • Cảm xúc giúp chúng ta quyết định hành động cần thực hiện - nhưng cũng không yêu cầu chúng ta phải thực hiện hành động đó.

Ví dụ:

Một học sinh đã trượt bài kiểm tra vật lý quan trọng mặc dù bạn ấy đã học tập rất chăm chỉ. Bạn ấy nghĩ đến việc bỏ học, nhưng thay vào đó bạn ấy lại chọn tận dụng hết thời gian lên lớp của giảng viên.

Một học sinh đã bị bạn cùng bàn vẽ nguệch ngoạc vào bức tranh của mình. Bạn ấy cảm thấy tức giận và muốn mách giáo viên, nhưng thay vào đó bạn ấy lại thử áp dụng kỹ năng giải quyết xung đột mới được học với bạn kia.

Cảm xúc và những người khác

  • Cảm xúc giúp chúng ta hiểu cảm xúc, niềm tin và ý định của người khác.

Ví dụ

Trong giờ thảo luận ở lớp về một vấn đề chính trị gai góc, các học sinh đã thể hiện nhiều loại cảm xúc, bao gồm giận dữ, tò mò, hờ hững, vui mừng, hoặc mơ hồ, tiết lộ một vài niềm tin có thể có của các em về vấn đề này.

Trên sân chơi, một giáo viên thấy một nhóm học sinh đang tập trung xung quanh hai học sinh khác, một trong hai học sinh đó đang nói những lời ác ý với bạn còn lại. Trước khi can thiệp, giáo viên đó nhận thấy một học sinh trong nhóm kia trông khá tức giận. Điều đó khiến cho người giáo viên tự hỏi liệu bạn học sinh đó có dám đối đầu với bạn đang cư xử không hay kia không.

  • Cảm xúc có thể thúc đẩy hoặc ngăn chặn hành vi của người khác.

Ví dụ:

Giáo viên đưa ra một ánh mắt nghiêm khắc với hai học sinh đang nói chuyện trong giờ, khiến các em dừng việc nói chuyện lại.

Trong lúc nghỉ giữa hiệp đấu, huấn luyện viên của đội bóng rổ đang yếu thế đã truyền cảm hứng cho các cầu thủ nhằm tạo động lực cho đội giành chiến thắng.

Cảm xúc và tập thể.

  • Cảm xúc giúp xác định ranh giới của tập thể.

Ví dụ:

Trong giờ học lịch sử, các học sinh học về cách Đức Quốc Xã đã sử dụng nỗi sợ hãi và lòng căm thù để đàn áp người Do Thái.

  • Cảm xúc thúc đẩy chúng ta tránh khỏi những hành vi nhất định.

Ví dụ:

Để tránh bị tổn thương bởi sự tẩy chay xã hội, một học sinh trung học đã phải kiềm chế khiếu hài hước ngốc nghếch của mình và thay vào đó, hành động với thái độ xa cách - giống như những đứa trẻ “bình thường”.

Cảm xúc và xã hội

  • Cảm xúc giúp trẻ em hiểu biết về các quy chuẩn và giá trị trong văn hóa của các em.

Ví dụ:

Một học sinh được giáo viên khen ngợi vì đã thể hiện sự quyết đoán của mình khi làm việc cùng với nhóm. Niềm tự hào mà em cảm nhận được sẽ giúp khắc sâu giá trị xã hội phương Tây vào thế giới quan của em.

  • Cảm xúc giúp hình thành nên bản sắc văn hóa.

Ví dụ:

Các học sinh nghiên cứu về những bức chân dung trang trọng của các vị nguyên thủ quốc gia và thảo luận xem biểu cảm khuôn mặt của từng người trong đó nói lên điều gì về chuẩn mực văn hóa của đất nước họ. Ví dụ, nụ cười tươi của Tổng Thống Obama so với một nụ cười mỉm của Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

  • Cảm xúc có thể duy trì các hệ tư tưởng văn hóa và cấu trúc quyền lực.

Ví dụ:

Học sinh thảo luận về những ảnh hưởng của niềm tin và định kiến giới tính trong xã hội xung quanh cảm xúc. Ví dụ, phụ nữ quá dễ xúc động, nhưng không được phép thể hiện sự tức giận, hoặc cảm xúc duy nhất đàn ông được phép thể hiện là sự giận dữ.

“Cảm xúc làm nên con người. Kể cả những cảm xúc khó chịu cũng đều có mục đích của chúng. Đừng nhốt chúng lại. Nếu chúng ta phớt lờ những cảm xúc đó, chúng sẽ chỉ trở nên ồn ào và giận dữ hơn.” –Sabaa Tahir

File history

Click on a date/time to view the file as it appeared at that time.

Date/TimeThumbnailDimensionsUserComment
current14:32, 27 February 2023Thumbnail for version as of 14:32, 27 February 20231,800 × 390 (88 KB)Admin (talk | contribs)

There are no pages that use this file.

Metadata