File:Z13.png

From EXPART HR
Revision as of 10:17, 15 September 2021 by Admin (talk | contribs)
Jump to navigation Jump to search

Original file(1,800 × 390 pixels, file size: 80 KB, MIME type: image/png)

Cảm xúc ảnh hưởng tới việc học tập như thế nào?

Một điểm quan trọng được rút ra từ rất nhiều nghiên cứu về cảm xúc và học tập đó là cảm xúc trong lớp học cực kỳ quan trọng. Sau đây là một vài ví dụ:

  • Cảm xúc tác động đến khả năng tập trung chú ý của chúng ta. Đúng vậy, những thứ đem lại cho chúng ta nhiều cảm xúc hơn sẽ khiến chúng ta chú ý nhiều hơn so với những thứ khác.

Ví dụ:

Hai giáo viên ở hai lớp khác nhau cùng dạy một bài học về quá trình chuyển đổi từ một dự luật thành một văn bản luật của chính phủ Mỹ. Một giáo viên giảng dạy theo đúng sách giáo khoa, người còn lại dùng phương pháp đưa học sinh vào một cuộc thảo luận về một vấn đề ở hiện tại có liên quan tới học sinh: Học phí học đại học tăng vọt. Các học sinh trong lớp đầu tiên ghi nhớ được quá trình đó để làm bài kiểm tra, nhưng sau đó sẽ nhanh chóng quên nó. Trong khi đó, các học sinh trong lớp thứ hai lại có sự gắn kết về mặt cảm xúc, viết các lá thư gửi tới các đại biểu Quốc hội và vận dụng những gì các em được học để giải quyết các thách thức xã hội khác.

  • Cảm xúc giúp chúng ta ghi nhớ và truy xuất thông tin. Trong thực tế, những ký ức có cảm xúc thì sống động và dễ dàng gợi lại hơn những ký ức không cảm xúc.

Ví dụ

Niềm vui các em học sinh có được khi hát và nhảy theo các bài hát về các phép toán sẽ giúp các em ghi nhớ bảng cửu chương một cách nhanh chóng.

  • Trạng thái cảm xúc và phản ứng cảm xúc của chúng ta với nội dung học tập có thể tác động tới khả năng suy luận.

Ví dụ:

Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người tham gia nghiên cứu ở trong trạng thái tâm lý tích cực có thể dễ dàng giải quyết các vấn đề theo hướng logic hơn những người có tâm trạng tiêu cực. Trong một thí nghiệm khác, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng khi phải đối mặt với những vấn đề về nhện đòi hỏi suy luận logic, những người tham gia mắc hội chứng sợ nhện có biểu hiện không tốt bằng những người không mắc hội chứng này.

  • Cảm xúc tích cực giúp chúng ta tư duy linh hoạt và sáng tạo hơn khi gặp những vấn đề cần giải quyết.  

Ví dụ:

Trước khi cố gắng giải quyết vấn đề không hồi kết và tưởng chừng như bất khả thi là tạo ra một hệ thống có tổ chức để đón học sinh vào buổi sáng, hiệu trưởng cho nhân viên tham gia một trò chơi có phần ngớ ngẩn khiến tất cả mọi người đều bật cười, đưa họ vào trạng thái tích cực. Kết quả là rất nhiều ý tưởng giải quyết vấn đề được đưa ra, và mọi người đều hào hứng muốn thử nghiệm những cách thức khác nhau.

  • Cảm xúc giúp chúng ta học tập, tích hợp với quá trình nhận thức để hướng dẫn chúng ta suy nghĩ và ra quyết định.

Ví dụ

Một học sinh đang học đọc cảm thấy mơ hồ sau khi đọc một câu văn bởi vì cậu thấy nó không có ý nghĩa gì hoặc không liên quan gì đến câu chuyện. Sau đó, bạn học sinh này quay trở lại và đọc lại câu văn kia một cách cẩn thận hơn, và nhận ra rằng sự mơ hồ đó là do bạn ấy đọc sai một từ. Nói một cách đơn giản, trạng thái cảm xúc mơ hồ chính là thứ đã hướng dẫn bạn học sinh đó học tập trong trường hợp này.

  • Cảm xúc tạo động lực học tập cho chúng ta, đặc biệt là những cảm xúc tích cực, như sự yêu thích.

Ví dụ:

Chuyên gia về cảm xúc và học tập Mary Helen Immordino-yang yêu cầu chúng ta suy nghĩ lý do tại sao một học sinh lại muốn giải một bài vật lý. Bà viết “Các lý do về cơ bản là thuộc về cảm xúc, từ việc làm hài lòng cha mẹ của cậu ấy, tới phần thưởng thực chất của việc tìm ra đáp án là để tránh bị thầy cô phạt hoặc phê bình, hay nguyện vọng theo học một trường đại học tốt.”

Tầm quan trọng của bài học

Như các thầy/cô đều biết, học tập là một quá trình phức tạp bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm những yếu tố bị tác động trực tiếp bởi cảm xúc như sự chú ý, động lực, các mối quan hệ và nội dung có ý nghĩa. Sau đây là một vài ví dụ dựa trên các nghiên cứu mô tả cụ thể hơn lý do tại sao các nhà giáo dục cần đặc biệt chú ý tới cảm xúc trong lớp học:

Cảm xúc của học sinh khi đang học thực sự quan trọng

Theo các nhà nghiên cứu, học sinh cảm thấy buồn chán khi các em không kiểm soát được việc mình đang học gì hay học như thế nào, dẫn tới việc giảm sút thành tích học tập cũng như nỗ lực và động lực. Các em cũng gặp khó khăn trong việc tập trung chú ý trên lớp và có nhiều khả năng bị phân tâm hơn. Làm cách nào thầy/cô có thể chống lại sự nhàm chán? Hãy để các em lên tiếng và thiết kế nội dung học tập có ý nghĩa hơn đối với cuộc sống của các em.

Mặt khác, khi học sinh cảm thấy thích thú với những gì đang học, các em sẽ thăng hoa! Các em sẽ được thúc đẩy hơn và dành nhiều nỗ lực hơn trong học tập. Kết quả học tập tiến bộ, học hỏi từ những sai lầm, và việc tiếp cận các nhiệm vụ học tập một cách sáng tạo và linh hoạt cũng gắn liền với niềm vui trong học tập.

Một lớp học có sự hỗ trợ về cảm xúc sẽ tạo nên sự khác biệt.

Một nghiên cứu đã mô tả về một lớp học “giàu về mặt nhận thức, nhưng nghèo về mặt cảm xúc.” Giáo viên của lớp học đó đã không đưa ra sự hỗ trợ về mặt cảm xúc nào - không có sự động viên, không có sự hài hước, hay tiếng cười - thay vào đó là những lời mắng mỏ, mỉa mai và xúc phạm. Người giáo viên đó im lặng khi các học sinh thành công, nhưng lại nhận xét tiêu cực về những nỗ lực và năng lực của học sinh khi các em phải đối mặt với những thử thách. Kết quả là khi thất bại, các học sinh cảm nhận nhiều cảm xúc tiêu cực hơn và bảo vệ lòng tự trọng của mình khỏi ảnh hưởng của thất bại bằng cách giảm nỗ lực trong học tập.

Dù vậy, khi học sinh cảm nhận được sự an toàn về cảm xúc, các em cũng dễ mắc sai lầm, chấp nhận rủi ro và thất bại - tất cả những yếu tố chính trong quá trình học tập.

Thiết kế các trải nghiệm học tập với cảm xúc trong tâm trí dẫn tới việc học tập sâu hơn.

Hãy nhớ lại chính quá trình học tập của thầy/cô - thầy/cô thực sự nhớ được bao nhiêu kiến thức mình đã từng học? Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu những gì đang học không có ý nghĩa, học sinh có thể dễ quên nội dung đó và ít có khả năng biết cách vận dụng nó vào thực tế cuộc sống của các em.

Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phần não bộ phát sáng khi chiêm ngưỡng cái đẹp của một bức tranh cũng sẽ được kích hoạt khi các nhà toán học nhận thấy một công thức mà họ coi là đẹp. Như Mary Helen Immordino-Yang viết, “Điều này cho thấy việc học có ý nghĩa thực sự giúp học sinh kết nối những kỹ năng thuật toán riêng biệt với những trải nghiệm có tính trừu tượng, cảm xúc thực chất, chủ quan và ý nghĩa... một thách thức sáng tạo dành cho các nhà giáo dục, nhưng cần thiết cho sự phát triển của việc học tập hữu ích, có thể chuyển giao và có động lực.”

Giáo viên yêu thích những gì mình giảng dạy sẽ truyền cảm hứng học tập cho học sinh.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự nhiệt tình của một giáo viên đối với nội dung cô ấy đang giảng dạy, cùng với sự hài hước phù hợp với nội dung đó có liên quan tích cực tới cảm xúc, học tập và động lực của học sinh. Theo một nghiên cứu, môi trường cảm xúc tích cực trong lớp học được giáo viên tạo nên là yếu tố dự đoán tốt nhất những cảm xúc tích cực của học sinh, sự sẵn sàng yêu cầu hỗ trợ của các em, và tăng cường nỗ lực của các em nhằm nắm vững kiến thức.

“Việc học tập quan trọng nhất diễn ra khi những cảm xúc được tích hợp cùng những hướng dẫn bởi vì khi đó tất cả các hệ thống trong cơ thể được hợp nhất. Nghệ thuật kết nối chặt chẽ với cảm xúc, nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh.” -Eric Jensen

File history

Click on a date/time to view the file as it appeared at that time.

Date/TimeThumbnailDimensionsUserComment
current14:38, 27 February 2023Thumbnail for version as of 14:38, 27 February 20231,800 × 390 (80 KB)Admin (talk | contribs)

Metadata