File:2sae.png

From EXPART HR
Revision as of 04:10, 14 August 2021 by Admin (talk | contribs)
Jump to navigation Jump to search

Original file(1,875 × 380 pixels, file size: 117 KB, MIME type: image/png)

TỔNG QUAN CHƯƠNG HỌC

Tầm quan trọng của chương học

Để học tập hiệu quả, học sinh cần phải có khả năng tự điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của mình. Khả năng này giúp các con học tập hiệu quả hơn và thành công hơn trong các mối quan hệ với bạn bè và người lớn. Kỹ năng tự điều chỉnh không những hỗ trợ học sinh Tiểu học đạt thành tích cao hơn trong học tập mà còn giúp các con phát triển năng lực cảm xúc - xã hội.

Chương trình CLISE bậc Tiểu học thúc đẩy sự phát triển của kỹ năng tự điều chỉnh và cải thiện kết quả học tập của học sinh thông qua việc tập trung vào các kỹ năng phục vụ học tập. Tập trung sự chú ý, lắng nghe, áp dụng kỹ thuật tự đối thoại và mạnh dạn giao tiếp là các kỹ năng mà học sinh cần có và cần áp dụng để thành công trong những môi trường học tập khác nhau. Đóng vai trò là nền tảng cho năng lực cảm xúc - xã hội (yếu tố cần thiết để học sinh biết thấu cảm, quản lý cảm xúc và giải quyết vấn đề hiệu quả), các kỹ năng phục vụ học tập cũng được đan cài trong các chương học khác của chương trình.

Học sinh có kỹ năng tự điều chỉnh bản thân tốt thường:

  • Có kỹ năng toán học, ngôn ngữ và từ vựng tốt hơn
  • Đạt thành tích tốt hơn trong học tập  
  • Tốt nghiệp trung học phổ thông
  • Có hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội

Học sinh có kỹ năng tự điều chỉnh bản thân kém thường:

  • Có kết quả học tập kém  
  • Gặp vấn đề về cảm xúc và hành vi
  • Bị bạn bè xa lánh
  • Bỏ học
  • Bị cho thôi học

Trò chơi Kích hoạt trí não

Trong phần khởi động đầu mỗi buổi học của chương trình, học sinh sẽ tham gia vào các trò chơi ngắn có độ dài khoảng 5 phút (được gọi là trò chơi Kích hoạt trí não). Các trò chơi này có tác dụng thử thách kỹ năng nhận thức của các con, bao gồm năng lực tập trung, trí nhớ ngắn hạn và khả năng tự kiềm chế. Những kỹ năng này sẽ góp phần nâng cao khả năng tự điều chỉnh của học sinh và đây cũng là mục tiêu lớn của chương trình. Các trò chơi Kích hoạt trí não giúp các con phát triển:

  • Năng lực tập trung: học sinh phải tập trung vào người quản trò, luật chơi và phần thể hiện của mình khi tham gia trò chơi
  • Trí nhớ ngắn hạn: học sinh phải ghi nhớ và tuân thủ luật chơi với độ khó tăng dần
  • Khả năng tự kiềm chế: học sinh phải dừng hoặc thực hiện hành động cụ thể để đảm bảo tuân thủ luật chơi

Để biết thêm thông tin chi tiết về các trò chơi Kích hoạt trí não, thầy cô hãy xem mục Tiến hành giảng dạy trong Wiki môn CLISE.

Tổng quan các bài học

Bài 1: Lắng nghe để học

Bài học này giới thiệu những quy tắc lắng nghe giúp học sinh học tập hiệu quả. Các con được tham gia vào trò chơi Kích hoạt trí não đầu tiên có tác dụng hỗ trợ nâng cao khả năng tập trung chú ý, ghi nhớ và tự kiềm chế bản thân. Các con được giới thiệu phần “Think” (Suy nghĩ) trong chiến lược học tập tương tác Think, Turn, Tell (Suy nghĩ, Quay sang bạn bên cạnh, Chia sẻ).

Bài 2: Tập trung chú ý

Bài học này giúp học sinh phát triển khả năng sử dụng mắt, tai, não bộ và tự đối thoại để nâng cao khả năng tập trung chú ý. Bên cạnh đó, học sinh biết cách sử dụng “ống nhòm tập trung”, một phép ẩn dụ giúp học sinh tập trung hơn.

Bài 3: Làm đúng hướng dẫn

Bài học này tập trung vào cách lắng nghe, ghi nhớ và làm đúng hướng dẫn. Học sinh hiểu được rằng để lắng nghe hiệu quả, các con cần sử dụng mắt, tai và não bộ.

Bài 4: Tự đối thoại để học

Bài học này được xây dựng dựa trên những bài học trước và hướng dẫn học sinh cách áp dụng chiến thuật tự đối thoại để tập trung vào nhiệm vụ được giao, làm theo hướng dẫn và loại bỏ sự phân tâm.

Bài 5: Mạnh dạn

Bài học này trang bị cho học sinh kỹ năng cần thiết để đề nghị có được thứ mình muốn hoặc cần một cách mạnh dạn. Bên cạnh đó, bài học tiếp tục giới thiệu phần “Turn” (Quay sang bạn bên cạnh) và “Tell” trong chiến lược học tập tương tác Think, Turn, Tell.

Vận dụng kỹ năng hàng ngày

Để có được hiệu quả lâu dài, các kỹ năng và khái niệm được giới thiệu trong chương trình cần được áp dụng vào hoạt động thường ngày. Việc lặp đi lặp lại các kỹ năng, khái niệm này giúp học sinh có thể vận dụng chúng một cách tự động khi cần thiết. Để đưa những kỹ năng, khái niệm đã học trong môn CLISE vào cuộc sống, cần áp dụng quy trình 3 bước: 1) Dự đoán tình huống. 2) Củng cố kỹ năng. 3) Suy ngẫm.

Dự đoán tình huống

Trước khi bắt đầu một hoạt động, thầy/cô hãy cho học sinh DỰ ĐOÁN xem mình có thể áp dụng các kỹ năng phục vụ học tập nào trong hoạt động đó: Bây giờ các con sẽ luyện viết các chữ cái b, d, p và q. Con nghĩ mình sẽ cần đến kỹ năng học tập nào? Thầy cô hãy chỉ vào từng kỹ năng trên poster Các kỹ năng phục vụ học tập và yêu cầu học sinh giơ ngón tay cái lên nếu các con nghĩ mình sẽ áp dụng kỹ năng đó.

Ngoài ra, thầy cô cũng có thể yêu cầu các con dự đoán cách mà mình sẽ áp dụng những kỹ năng phục vụ học tập trong các tình huống khác, chẳng hạn như khi tham gia các hoạt động sau khi tan lớp hoặc khi ở nhà cùng với gia đình.

Củng cố kỹ năng

Thầy cô cần chú ý xem khi nào học sinh áp dụng các kỹ năng phục vụ học tập và CỦNG CỐ hành vi tích cực của các con thông qua các phản hồi cụ thể, chẳng hạn: Minh An, thầy/cô thấy con rất tập trung chú ý khi thực hiện hoạt động này thông qua cách con ngồi học và đôi mắt tập trung của con.

Thầy cô làm mẫu cho học sinh khi bản thân vận dụng các kỹ năng phục vụ học tập trong ngày: Khánh An muốn chia sẻ điều gì đó với thầy/cô. Thầy/cô cần phải tập trung vào những gì bạn ấy nói.

Thầy cô hãy nhắc nhở học sinh vận dụng các kỹ năng phục vụ học tập. Đề cập đến poster Các kỹ năng phục vụ học tập khi cần: Các con cần sử dụng mắt, tai và não của mình để tập trung chú ý vào những từ ngữ mà thầy/cô sẽ nói khi thầy/cô giới thiệu bước tiếp theo chúng ta cần làm nhé.

Suy ngẫm

Thầy cô hãy yêu cầu học sinh SUY NGẪM xem các con đã áp dụng những kỹ năng bài học nào trong khi thực hiện hoạt động, đồng thời việc áp dụng đó đã hỗ trợ các con học tập hiệu quả hơn ra sao: Trước khi luyện viết chữ, các con đã dự đoán những kỹ năng phục vụ học tập mà mình cần sử dụng. Vậy các con đã sử dụng bao nhiêu kỹ năng? Những kỹ năng đó đã giúp các con hoàn thành nhiệm vụ ra sao?

Hoạt động tích hợp với các môn học khác

Agenda.png Ngôn ngữ
Ống nhòm xác định nhân vật
Thầy cô yêu cầu học sinh áp dụng các kỹ năng lắng nghe, tập trung chú ý, tự đối thoại và làm đúng hướng dẫn để xác định xem khi nào các con nghe thấy tên của nhân vật chính được nhắc đến trong câu chuyện mà thầy/cô giáo đang đọc cho cả lớp cùng nghe. Trước khi đọc truyện, thầy cô hướng dẫn học sinh bật “ống nhòm tập trung” lên và lắng nghe thật kỹ hướng dẫn. Viết tên nhân vật chính trong truyện lên bảng, sau đó đọc to trước lớp và yêu cầu cả lớp cùng đọc theo. Tiếp đến, thầy cô cho học sinh xem tranh về nhân vật đó. Yêu cầu các con lắng nghe thật kỹ để biết được khi nào tên của nhân vật được nhắc đến trong truyện và giơ tay mỗi khi các con nghe thấy. Sau khi đọc xong, thầy cô yêu cầu học sinh lần lượt đọc to câu chuyện trước lớp hoặc trong nhóm của mình, trong khi các bạn còn lại giơ tay khi nghe thấy tên nhân vật.
Micro1.png Khoa học
Ống nhòm quan sát
Thầy cô yêu cầu học sinh áp dụng các kỹ năng lắng nghe, tập trung chú ý, tự đối thoại và làm đúng hướng dẫn trong giờ Khoa học để biết các lực khác nhau (ví dụ: lực đẩy và lực kéo) tác dụng lên đồ vật và khiến đồ vật chuyển động ra sao. Chuẩn bị sẵn một vài đồ vật, chẳng hạn như ô tô đồ chơi có bánh xe, đồ chơi hoặc xe đẩy có bánh xe và dây kéo, túi đựng đồ mua sắm, miếng bọt biển và một quyển sách. Thầy cô hướng dẫn học sinh bật “ống nhòm tập trung” lên và lắng nghe thật kỹ hướng dẫn. Tiến hành minh họa lực đẩy hoặc lực kéo tác dụng lên từng đồ vật. Học sinh cần tập trung chú ý và xác định xem thầy/cô đã sử dụng lực đẩy hay lực kéo để di chuyển từng món đồ. Nếu các con nghĩ đó là lực đẩy, hãy giơ một tay lên. Nếu các con nghĩ đó là lực kéo, hãy giơ hai tay. Thầy cô yêu cầu học sinh nhắc lại thật to hướng dẫn trước khi bắt đầu hoạt động. Ví dụ, thầy cô nhấc quai của túi mua sắm lên và hỏi học sinh: Thầy/cô đã sử dụng lực đẩy hay lực kéo để di chuyển túi xách? Đợi học sinh giơ tay. (Lực đẩy: giơ hai tay). Làm tương tự với các đồ vật còn lại. Để tóm tắt bài học, thầy cô có thể nói: Các con đã quan sát được điểm khác biệt nào giữa lực đẩy và lực kéo? (Lực đẩy di chuyển đồ vật ra xa chúng ta. Lực kéo di chuyển đồ vật về gần phía chúng ta.)
Plane.png Khoa học Xã hội
Kỹ năng đọc bản đồ
Thầy cô yêu cầu học sinh áp dụng các kỹ năng lắng nghe, tập trung chú ý, tự đối thoại và làm đúng hướng dẫn trong giờ Khoa học xã hội: “Giới thiệu về bản đồ”. Thầy cô chuẩn bị sẵn một tấm bản đồ lớp học. Có thể trình chiếu tấm bản đồ đó bằng máy chiếu hoặc phát cho mỗi học sinh một bản. Trước khi bắt đầu bài học, thầy cô hướng dẫn học sinh bật “ống nhòm tập trung” lên và lắng nghe thật kỹ hướng dẫn. Giải thích với học sinh đây là tấm bản đồ lớp học được nhìn từ trên trần nhà xuống. Thầy cô yêu cầu học sinh tìm vị trí bàn giáo viên trên bản đồ. Nói với học sinh rằng khi nào các con tìm thấy, hãy giơ tay lên. Thầy cô gọi một học sinh chỉ ra bàn giáo viên trên bản đồ còn các học sinh khác chú ý lắng nghe. Tiếp đến, yêu cầu học sinh chỉ ra vị trí của cửa ra vào, cửa sổ, bàn học của mình và những đồ vật khác trên bản đồ. Thầy cô yêu cầu học sinh tự lập bản đồ lớp học, trường học hoặc sân chơi. Cần nhắc nhở học sinh áp dụng các kỹ năng phục vụ học tập trong suốt quá trình thực hiện hoạt động này.
Easel1.png Mỹ thuật
Poster Các kỹ năng phục vụ học tập
Thầy cô yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ hoặc cá nhân để tạo ra tấm poster của riêng mình. Mỗi tấm poster sẽ thể hiện một kỹ năng phục vụ học tập. Thầy cô có thể chỉ định những kỹ năng cụ thể cho học sinh để có sự phân phối đều các poster. Viết từng kỹ năng lên bảng, hoặc treo poster Các kỹ năng phục vụ học tập ở vị trí dễ nhìn để học sinh có thể dễ dàng chép lại các từ ngữ trên đó vào tấm poster của mình. Thầy cô chuẩn bị sẵn nguyên liệu để các con trang trí poster, sau đó trưng bày các tấm poster này xung quanh lớp học.
Compass.png Toán
Kỹ năng xem giờ
Mỗi ngày, thầy hãy cô yêu cầu học sinh áp dụng các kỹ năng lắng nghe, tập trung chú ý, tự đối thoại và làm đúng hướng dẫn để tập xem giờ. Ở các thời điểm khác nhau trong ngày, thầy cô hướng dẫn học sinh bật “ống nhòm tập trung” lên và tập trung vào chiếc đồng hồ trong lớp. Đầu tiên, yêu cầu học sinh xác định đơn vị giờ trước. Sau đó hỏi các con: Đâu là kim chỉ giờ? Hiện tại, đơn vị giờ đang là bao nhiêu? Nếu kim giờ ở giữa số 1 và số 2 thì là mấy giờ? Khi các con đã tự tin với giờ, thầy cô hướng dẫn thêm các con về phút. Sau mỗi lần giải thích, thầy cô gọi ngẫu nhiên một vài học sinh đứng lên nhắc lại những gì thầy cô vừa nói.


File history

Click on a date/time to view the file as it appeared at that time.

Date/TimeThumbnailDimensionsUserComment
current12:11, 5 December 2022Thumbnail for version as of 12:11, 5 December 20221,875 × 380 (117 KB)Admin (talk | contribs)

There are no pages that use this file.

Metadata