File:Z5.png

From EXPART HR
Revision as of 03:24, 10 September 2021 by Admin (talk | contribs)
Jump to navigation Jump to search

Original file(1,800 × 390 pixels, file size: 77 KB, MIME type: image/png)

CÁC THÔNG LỆ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HIỆU QUẢ

Research shows that a principal’s active support is the number one factor in effective program implementation and ongoing skill reinforcement.


Ban Giám hiệu và giáo viên: Đối tác quan trọng làm nên thành công của chương trình
Khi giáo viên dành thời gian và tâm sức để triển khai một chương trình giáo dục năng lực cảm xúc - xã hội trên lớp, đương nhiên họ muốn chương trình đó thành công. Họ mong muốn học sinh được trải nghiệm những kết quả tích cực mà chương trình mang lại. Trên thực tế, quá trình triển khai có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả của chương trình.<ref>Durlak, J. A., & DuPre, E. P. (2008). Implementation matters: A review of research on the influence of implementation on program outcomes and the factors affecting implementation. American Journal of Community Psychology, 41, 327–350</ref> Giáo viên cũng như Ban Giám hiệu tham gia giảng dạy và hỗ trợ việc triển khai chính là những cá nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến thành công của chương trình. <ref>Dusenbury, L., Brannigan, R., Falco, M., & Hansen, W. B. (2003). A review of research on fidelity of implementation: Implications for drug abuse prevention in school settings. Health Education Research: Theory & Practice, 18(2), 237–256.</ref><ref>Kam, C. M., Greenberg, M. T., & Walls, C. T. (2003). Examining the role of implementation quality in school-based prevention using the PATHS curriculum. Prevention Science, 4(1), 55–63.</ref><ref>Rohrbach, L. A., Graham, J. W., & Hansen, W. B. (1993). Diffusion of a school-based substance abuse prevention program: Predictors of program implementation. Preventive Medicine, 22, 237–260.</ref>

Thế nào là triển khai chương trình hiệu quả?

Để triển khai chương trình hiệu quả, cần chú ý đến 4 yếu tố chính sau đây:


  1. Bám sát thiết kế: mức độ tương đồng giữa việc giảng dạy chương trình trên thực tế với thiết kế trên giáo trình và các tài liệu hỗ trợ
  2. Phân bổ chương trình: số lượng, mức độ và thời lượng giảng dạy các cấu phần của chương trình
  3. Chất lượng giảng dạy: hiệu quả giảng dạy của chương trình
  4. Phản hồi của học sinh: mức độ tham gia của học sinh và ảnh hưởng của bài học cũng như các hoạt động học tập đối với học sinh<ref>Durlak & DuPre, 2008.</ref>


MicrosoftTeams-image (8).png



Các yếu tố giúp triển khai chương trình hiệu quả
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai chương trình, đặc biệt là những yếu tố liên quan đến trường học/cụm trường học, các hệ thống hỗ trợ và bản thân chương trình. <ref>Durlak & DuPre, 2008.</ref> Tuy nhiên, điều thực sự làm nên hiệu quả của chương trình chính là yếu tố con người, cụ thể là giáo viên hoặc cố vấn chương trình.<ref>Dusenbury et al., 2003.</ref><ref>Kam et al., 2003.</ref><ref>School climate and teachers’ beliefs and attitudes associated with implementation of the Positive Action program</ref><ref>Han, S. S., & Weiss, B. (2005). Sustainability of teacher implementation of school-based mental health programs. Journal of Abnormal Child Psychology, 33(6), 665–679.</ref>TNhững người trực tiếp giảng dạy và củng cố các kỹ năng có trong chương trình là những đối tượng cuối cùng quyết định xem các kỹ năng này được giảng dạy đến đâu và hiệu quả ra sao, tài liệu nào được sử dụng và sử dụng như thế nào. Họ có trách nhiệm củng cố và thực hành các kỹ năng ngoài giờ học chính thức. Họ là những tác nhân thay đổi quan trọng đối với sự phát triển tích cực của học sinh.


Mặc dù vậy, một chương trình khó có thể được triển khai hiệu quả nếu chỉ dựa vào giáo viên. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng triển khai chương trình của giáo viên, tuy nhiên các nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố có tác động lớn nhất là sự dẫn dắt và hỗ trợ của Ban Giám hiệu nhà trường.<ref>Durlak & DuPre, 2008.</ref> <ref>Dusenbury et al., 2003.</ref><ref>Kam et al., 2003.</ref><ref>Beets et al., 2008.</ref><ref>Elias, M. J., Zins, J. E., Graczyk, P. A., & Weissberg, R. P. (2003). Implementation, sustainability, and scaling up of social-emotional and academic innovations in public schools. School Psychology Review, 32(3), 303–319.</ref><ref>Payne, A. A. (2009). Do predictors of the implementation quality of school-based prevention programs differ by program type? Prevention Science, 10, 151–167</ref>Qua cách hành xử của Ban Giám hiệu, giáo viên sẽ biết được đâu là ưu tiên của nhà trường. Nếu giáo viên nhận thấy Ban Giám hiệu đầu tư thời gian và nguồn lực để triển khai chương trình, đồng thời đề cao ý nghĩa của chương trình và chịu trách nhiệm về hiệu quả triển khai, họ sẽ có xu hướng phấn đấu vươn tới sự xuất sắc.<ref>Han & Weiss, 2005.</ref> Vì vậy, sự dẫn dắt của Ban Giám hiệu cùng với việc triển khai của giáo viên sẽ góp phần tạo nên hiệu quả của chương trình.


MicrosoftTeams-image (7).png



Hỗ trợ Ban Giám hiệu và giáo viên triển khai chương trình thành công
Có nhiều yếu tố giúp Ban Giám hiệu và giáo viên triển khai một chương trình thành công.

Với giáo viên, có 4 điều quan trọng giúp họ triển khai chương trình đạt hiệu quả cao:

  1. Họ nhận ra sự cần thiết của chương trình.
  2. Họ tin chương trình sẽ đem lại hiệu quả.
  3. Họ tự tin rằng mình có thể dạy tốt chương trình.
  4. Họ có đầy đủ kỹ năng để giảng dạy chương trình hiệu quả .<ref>Durlak & DuPre, 2008.</ref><ref>Fixsen, D. L., Naoom, S. F., Blase, K. A., Friedman, R. M., & Wallace, F. (2005). Implementation research: A synthesis of the literature (FMHI Publication #231). Tampa, FL: University of South Florida, Louis de la Parte Florida Mental Health Institute, Th</ref><ref>Greenlagh, T., Robert, G., Macfarlane, F., Bate, P., Kyriakidou, O., & Peacock, R. (2005). Diffusion of innovations in health service organizations: A systematic literature review. Oxford, UK: Blackwell.</ref><ref>Henderson, J. L., MacKay, S., & Peterson-Badali, M. (2006). Closing the research-practice gap: Factors affecting adoption and implementation of a children’s mental health program. Journal of Clinical Child and Adolescent Psychology, 35, 2–12.</ref><ref>Stith, S., Pruitt, I., Dees, J., Fronce, M., Green, N., Some, A., & Linkh, D. (2006). Implementing community-based prevention programming: A review of the literature. Journal of Primary Prevention, 27, 599–617.</ref>

Việc đào tạo trước khi triển khai đi kèm với hướng dẫn và hỗ trợ liên tục có thể giúp giáo viên đạt được những điều kể trên và duy trì hiệu quả triển khai.<ref>Han & Weiss, 2005.</ref>


Ban Giám hiệu cần nhận thức được rằng sự dẫn dắt và hỗ trợ của họ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, và rằng hiệu quả tổng thể của chương trình sẽ được nâng lên nếu như họ tích cực theo dõi và khuyến khích giáo viên áp dụng chương trình.<ref>Beets et al., 2008.</ref> Khi những giáo viên có kỹ năng, có động lực phát triển và những người đứng đầu nhà trường luôn nhiệt tình và hỗ trợ nhận thấy hiệu quả mà chương trình mang lại cho học sinh, họ sẽ có xu hướng duy trì hiệu quả đó trong thời gian dài. Khi phối hợp cùng nhau, Ban Giám hiệu và giáo viên thực sự sẽ là những đối tác quan trọng góp phần làm nên thành công của chương trình.



Công cụ hỗ trợ Ban Giám hiệu trong vai trò dẫn dắt


Phòng Chương trình hiểu rõ vai trò quan trọng của Ban Giám hiệu đối với hiệu quả triển khai của chương trình giáo dục năng lực cảm xúc - xã hội, vì vậy chúng tôi xin gửi tới các Ban Giám hiệu Bộ công cụ hỗ trợ môn CLISE. Bộ công cụ này gợi ý cho thầy cô các cách đơn giản, dễ áp dụng hàng ngày để triển khai môn CLISE sao cho hiệu quả tại cơ sở mình.

Bộ công cụ bao gồm nội dung các buổi họp đã được chuẩn bị sẵn và vô cùng chi tiết để giới thiệu chương trình tới toàn thể cán bộ nhân viên nhà trường; nội dung các thông báo phát qua loa buổi sáng, kịch bản cho các buổi sinh hoạt toàn trường, nội dung truyền thông đến cán bộ nhân viên và phụ huynh học sinh; và các hướng dẫn giúp Ban Giám hiệu giao tiếp hiệu quả nhằm thu hút học sinh tham gia vào quá trình lập kế hoạch ứng dụng các kỹ năng môn CLISE để thay đổi hành vi của bản thân. Các công cụ này hỗ trợ việc củng cố kỹ năng cả trong và ngoài lớp học, khuyến khích những hành vi tích cực bằng ngôn ngữ chung, nhất quán trong phạm vi toàn trường, đồng thời mang lại hiệu quả cho những nỗ lực xây dựng môi trường học tập trường an toàn và hỗ trợ.



CLISE: Các kỹ năng tạo dựng thành công trong học tập và xã hội


Chương trình CLISE được triển khai ngay tại lớp học, trang bị cho học sinh thuộc nhiều khối lớp kỹ năng thấu hiểu và quản lý cảm xúc, kiểm soát phản ứng của bản thân, đồng thời hiểu được cảm xúc của người khác, biết cách giải quyết vấn đề và ra quyết định có trách nhiệm. Chương trình bao gồm các bài học hàng tuần ngắn gọn và dễ truyền đạt, các bài hát và trò chơi hấp dẫn đi kèm với hoạt động hàng ngày và tài liệu mang về nhà để củng cố việc học tập của học sinh.

Được xây dựng dựa trên bằng chứng nghiên cứu, chương trình giúp giáo viên dễ dàng đưa nội dung giáo dục năng lực cảm xúc - xã hội vào chính lớp học của mình, qua đó giảm thiểu các hành vi tiêu cực của học sinh và gia tăng thành tích của toàn trường thông qua việc thúc đẩy khả năng tự điều chỉnh, cải thiện sự an toàn và tăng cường hỗ trợ. Chương trình cũng phù hợp với những chính sách và tiêu chuẩn trường học khác, bao gồm Can thiệp và Hỗ trợ hành vi tích cực (PBIS), Mô hình phản ứng với sự can thiệp (RTI), Tư duy và Hành vi của Hiệp hội Tham vấn Học đường Hoa Kỳ (ASCA), các chuẩn đầu ra của chương trình học tổng thể cũng như các Thực hành Phục hồi (Restorative Practices) và Thực hành dựa trên nhận thức về sang chấn (Trauma-informed Practices).



Công việc quản lý của Ban giám hiệu

Dưới đây là danh sách các nhiệm vụ mà hiệu trưởng cần thực hiện để chứng minh sự làm chủ đối với chương trình và đảm bảo việc thực hiện chương trình có hiệu quả.

  1. Đọc và hiểu rõ mô hình triển khai sáu nhiệm vụ (xem Các công việc triển khai chương trình)
  2. Đọc và hiểu rõ trách nhiệm của Ban giám hiệu (xem Các vị trí triển khai chương trình)
  3. Đọc và hiểu các điểm chính của mục tiêu môn học, hình thức triển khai, cách tiếp cận dạy và học, cách tiếp cận đánh giá (xem Tổng quan)
  4. Thông báo các kỳ vọng về chương trình đào tạo trong năm
  5. Xây dựng kế hoạch đánh giá chương trình
  6. Xem lại Danh sách Nhóm Lãnh đạo CLISE và phân công các vai trò:
    • Quyết định (những) Ban giám hiệu nào phụ trách việc triển khai chương trình CLISE tại trường
    • Quyết định đội ngũ Giáo viên sẽ dạy môn CLISE
    • Chỉ định điều phối cơ sở môn CLISE cho từng khối lớp tại trường và đảm bảo rằng (các) điều phối cơ sở hiểu cặn kẽ cách dạy các bài học, cách củng cố các kỹ năng và khái niệm của chương trình cũng như cách sử dụng các công cụ được cung cấp để đánh giá việc học của học sinh và phát triển chuyên môn của giáo viên CLISE (xem Hướng dẫn triển khai chương trình)
  7. Tạo phân phối chương trình (pacing guide) cho các bài học CLISE và các hoạt động bổ trợ cho tất cả các khối lớp ở trường
  8. Phối hợp với Phòng Chương trình đào tạo trước khi triển khai cho tất cả giáo viên CLISE
  9. Xây dựng kế hoạch triển khai năm học, liên kết các kỹ năng và khái niệm CLISE vào các hoạt động và sáng kiến ​​ở trường
  10. Lập kế hoạch liên lạc liên tục với học sinh, nhân viên, gia đình
  11. Lên lịch và tiến hành các cuộc họp định hướng cho tất cả nhân viên tại trường để thu hút họ tham gia củng cố các kỹ năng mà học sinh đã học được trong các bài học và tạo ra một môi trường hỗ trợ để phát triển kỹ năng
  12. Bắt đầu thu thập dữ liệu cơ bản theo kế hoạch đánh giá của trường bằng cách thực hiện các cuộc khảo sát liên quan đến việc triển khai chương trình
  13. Tổ chức các cuộc họp Tổng quan chương học (do điều phối cơ sở chủ trì) với tất cả giáo viên CLISE (ít nhất 1 tuần trước chương học)
  14. Giám sát việc triển khai các bài học thông qua báo cáo hàng tháng từ (các) điều phối cơ sở và dự giờ đánh giá tiết học, sau đó báo cáo dữ liệu cho Phòng Chương trình
  15. Kết hợp các hành động cụ thể của trường học vào PPT slide về Ứng phó với Bắt nạt và Quấy rối
  16. Lên lịch và tiến hành Cuộc họp định kỳ giữa năm với cán bộ nhân viên: điều chỉnh các hình thức hỗ trợ được gửi ý dựa trên nhu cầu thực tế đã xác định tại cơ sở
  17. Phân tích kết quả đánh giá học sinh cuối học kỳ 1 và báo cáo số liệu cho Phòng Chương trình
  18. Lên lịch và tiến hành Cuộc họp định kỳ cuối năm với cán bộ nhân viên
  19. Phân tích kết quả đánh giá học sinh cuối học kỳ 2 và báo cáo số liệu cho Phòng Chương trình
  20. Thu thập và báo cáo dữ liệu vào cuối năm học để làm căn cứ cho việc chuẩn bị cho năm học tới



<references />

File history

Click on a date/time to view the file as it appeared at that time.

Date/TimeThumbnailDimensionsUserComment
current14:20, 27 February 2023Thumbnail for version as of 14:20, 27 February 20231,800 × 390 (77 KB)Admin (talk | contribs)

The following page uses this file:

Metadata