Employee relations and procedures/ Quan hệ lao động và Thủ tục nhân sự

From EXPART HR
Revision as of 02:44, 17 September 2021 by Admin (talk | contribs)
Jump to navigation Jump to search
CHƯƠNG 1: KỸ NĂNG HỌC TẬP

Để học tập hiệu quả, học sinh cần phải có khả năng tự điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của mình. Khả năng này giúp các con học tập hiệu quả hơn và thành công hơn trong các mối quan hệ với bạn bè và người lớn. Kỹ năng tự điều chỉnh không những hỗ trợ học sinh Tiểu học đạt thành tích cao hơn trong học tập mà còn giúp các con phát triển năng lực cảm xúc - xã hội.


Chương trình CLISE bậc Tiểu học thúc đẩy sự phát triển của kỹ năng tự điều chỉnh và cải thiện kết quả học tập của học sinh thông qua việc tập trung vào các kỹ năng phục vụ học tập. Tập trung sự chú ý, lắng nghe, áp dụng kỹ thuật tự đối thoại và mạnh dạn giao tiếp là các kỹ năng mà học sinh cần có và cần áp dụng để thành công trong những môi trường học tập khác nhau. Đóng vai trò là nền tảng cho năng lực cảm xúc - xã hội (yếu tố cần thiết để học sinh biết thấu cảm, quản lý cảm xúc và giải quyết vấn đề hiệu quả), các kỹ năng phục vụ học tập cũng được đan cài trong các chương học khác của chương trình.

Mục tiêu học tập của chương này là giúp học sinh xây dựng các kỹ năng nền tảng cần thiết để học tập hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này, học sinh lớp 2 sẽ học các nội dung:


1. Tập trung chú ý:

  • Giữ tập trung và loại bỏ sự phân tâm 
  • Sử dụng mắt, tai và não bộ

2. Lắng nghe hiệu quả:

  • Tập trung vào thầy/cô và ghi nhớ những gì nghe được
  • Chờ đến lượt mình nói
  • Suy nghĩ về những câu hỏi

3. Áp dụng kĩ thuật tự đối thoại:

  • Hiểu rằng tự đối thoại có nghĩa là tự nói thầm với chính mình hoặc chỉ nghĩ trong đầu mà không cần nói ra
  • Áp dụng kĩ thuật tự đối thoại tích cực để tăng cường sự tập trung, ghi nhớ chỉ dẫn, loại bỏ sự phân tâm và tập trung vào nhiệm vụ

4. Mạnh dạn:

  • Sử dụng tư thế mạnh dạn, giọng điệu tự tin và các từ ngữ thể hiện sự tôn trọng
  • Áp dụng kỹ năng giao tiếp mạnh dạn để yêu cầu sự giúp đỡ khi cần

5. Lập kế hoạch 3 bước và tiến hành đánh giá theo các tiêu chí của một kế hoạch tốt



🔎 Xem thêm: Chương 1 - Khối 3


1. Người học có thái độ tôn trọng
Tổng quan
Trong bài học này, học sinh sẽ được học 2 kỹ năng phục vụ học tập, đó là tập trung chú ý và lắng nghe. Học sinh hiểu được rằng việc vận dụng các kỹ năng này giúp các con thể hiện sự tôn trọng.
Mục tiêu bài học
  • Áp dụng kĩ năng tập trung chú ý và kĩ năng lắng nghe trong tình huống cụ thể

Giáo án Phiếu Hoạt động củng cố Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà


2. Sử dụng phương pháp tự đối thoại
Tổng quan
Trong bài học này, học sinh biết được rằng tự đối thoại nghĩa là tự nói thầm với bản thân hay chỉ suy nghĩ trong đầu mà không cần nói ra. Học sinh cũng tìm hiểu về hiệu quả của phương pháp tự đối thoại trong việc giúp bản thân tập trung, hoàn thành nhiệm vụ và kiểm soát sự phân tâm.
Mục tiêu bài học
  • Xác định các yếu tố gây nên sự sao nhãng ở lớp học
  • Thể hiện việc sử dụng phương pháp tự đối thoại trong tình huống cụ thể

Giáo án Phiếu Hoạt động củng cố


3. Mạnh dạn
Tổng quan
Bài học này giúp học sinh hiểu được rằng mạnh dạn là yêu cầu những gì mình muốn hoặc cần bằng giọng nhẹ nhàng, quyết đoán và đây là cách hành xử tôn trọng giúp các con đạt được nguyện vọng của mình. Học sinh thực hành kỹ năng giao tiếp mạnh dạn để thể hiện nguyện vọng của mình ở trường.
Mục tiêu bài học
  • Thể hiện kĩ năng giao tiếp mạnh dạn trong tình huống cụ thể

Giáo án Phiếu Hoạt động củng cố Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà


4. Lập kế hoạch học tập
Tổng quan
Bài học này giới thiệu cho học sinh kỹ năng lập kế hoạch để học tập hiệu quả. Các con biết được những tiêu chí của một kế hoạch tốt và sử dụng những tiêu chí đó để đánh giá kế hoạch 3 bước của bản thân.
Mục tiêu bài học
  • Đánh giá các kế hoạch ba bước trong những tình huống khác nhau bằng việc sử dụng các tiêu chí đánh giá một kế hoạch tốt
  • Tạo một kế hoạch ba bước đơn giản đạt được các tiêu chí của một kế hoạch tốt

Giáo án Phiếu Hoạt động củng cố



CHƯƠNG 2: PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT
Trong chương trình CLISE, các kỹ năng cảm xúc - xã hội được kết hợp giảng dạy với những cấu phần chính của chương Phòng chống bắt nạt để xây dựng một chương trình phòng chống bắt nạt toàn diện. Mặc dù các kỹ năng cảm xúc - xã hội cung cấp kiến thức nền tảng quan trọng cho học sinh, tuy nhiên nghiên cứu cho thấy để phòng chống bắt nạt một cách hiệu quả, giáo viên cần chú trọng phát triển, khích lệ các kỹ năng và hành vi cụ thể, đồng thời khuyến khích các chuẩn mực tích cực của học sinh.


Mục tiêu của chương này là nhằm giúp học sinh phát triển các kỹ năng nhận diện, báo cáo và từ chối bắt nạt, từ đó xây dựng một môi trường an toàn và tôn trọng cho tất cả mọi người.

Để đạt được mục tiêu này, học sinh lớp 3 sẽ học các nội dung:


1. Giữ an toàn và tôn trọng lẫn nhau:

  • Hiểu rằng việc tuân thủ nội quy lớp học sẽ giúp tất cả học sinh cảm thấy an toàn và được tôn trọng
  • Nhận biết được những hành động và lời nói thể hiện sự an toàn và tôn trọng, từ đó giúp các con tuân thủ nội quy

2. Nhận diện bắt nạt:

  • Hiểu rằng bắt nạt là những hành vi ác ý hoặc gây tổn thương xảy ra liên tục, gây ra sự bất bình đẳng và phiến diện
  • Xác định được các hành vi bắt nạt

3. Báo cáo bắt nạt:

  • Xác định được những người lớn đáng tin cậy để chia sẻ về các hành vi bắt nạt hoặc ác ý
  • Mạnh dạn báo cáo các hành vi bắt nạt

4. Từ chối bắt nạt:

  • Hiểu rằng một cá nhân có thể từ chối việc bắt nạt xảy ra với mình hoặc với người khác
  • Kiên quyết từ chối các hành vi bắt nạt

5. Là người ngoài cuộc giúp ngăn chặn hành vi bắt nạt:

  • Kiên quyết từ chối các hành vi bắt nạt xảy ra với người khác
  • Báo cáo hoặc hỗ trợ báo cáo khi có hành vi bắt nạt xảy ra
  • Hỗ trợ những cá nhân bị bắt nạt bằng cách thể hiện sự quan tâm và hòa đồng với họ.


🔎 Xem thêm: Chương 2 - Khối 3



5. Nhận diện bắt nạt
Tổng quan
Học sinh biết được rằng bắt nạt là khi ai đó cố tình nói hoặc thực hiện hành vi ác ý với người khác một cách liên tục và đối tượng bị nhắm đến không có khả năng ngăn chặn hành vi, lời nói đó. Ngoài ra, học sinh cũng ý thức được rằng hành vi bắt nạt là bất bình đẳng và phiến diện.
Mục tiêu bài học
  • Xác định hành vi bắt nạt
  • Nhận diện hành vi bắt nạt trong những hoàn cảnh cụ thể

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]


6. Báo cáo bắt nạt
Tổng quan
Học sinh học cách mạnh dạn báo cáo các trường hợp bắt nạt. Các con cũng xác định được những người lớn đáng tin cậy mà mình có thể tìm đến và báo cáo.
Mục tiêu bài học
  • Xác định người lớn đáng tin cậy để kể về hành vi bắt nạt
  • Phân biệt mách lẻo và báo cáo
  • Thể hiện cách báo cáo với người lớn về hành vi bắt nạt

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]


7. Từ chối bắt nạt
Tổng quan
Học sinh học cách kiên quyết từ chối bắt nạt sau khi đã báo cáo với người lớn đáng tin cậy. Các con cũng biết được rằng bản thân mình cần làm gì để tránh các hành vi bắt nạt người khác.
Mục tiêu bài học
  • Nhận diện bắt nạt
  • Áp dụng kĩ năng từ chối bắt nạt một cách kiên quyết trong tình huống cụ thể

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]


8. Sức mạnh của người ngoài cuộc đối với bắt nạt
Tổng quan
Học sinh biết được rằng các con có thể giúp ngăn chặn bắt nạt bằng cách nhận diện các hành vi bắt nạt, đứng lên bênh vực người bị bắt nạt, báo cáo hoặc hỗ trợ báo cáo các trường hợp bắt nạt, đồng thời giúp đỡ những cá nhân bị bắt nạt bằng cách thể hiện sự quan tâm và hòa đồng với họ.
Mục tiêu bài học
  • Định nghĩa người ngoài cuộc
  • Thể hiện các cách mà người ngoài cuộc có thể giúp đỡ để dừng việc bắt nạt trong tình huống cụ thể

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]



CHƯƠNG 3: BẢO VỆ TRẺ EM

Các kỹ năng cảm xúc-xã hội được giảng dạy trong chương trình CLISE cung cấp nền tảng quan trọng cho chương này, tuy nhiên nghiên cứu cho thấy việc phát triển, khuyến khích các hành vi và kỹ năng cụ thể sẽ giúp học sinh ít bị tổn thương hơn trong các tình huống nguy hiểm hoặc bị lạm dụng.


Các bài học về Bảo vệ Trẻ em dạy học sinh cách nhận diện các tình huống không an toàn, ứng phó phù hợp và báo cáo tình huống với người lớn. Học sinh sẽ học cách áp dụng những kỹ năng này vào các tình huống nguy hiểm hoặc bị lạm dụng. Trong quá trình học cách nhận diện các tình huống không an toàn, học sinh được dạy các quy tắc về an toàn chung, chẳng hạn như không chơi với súng hoặc lửa, đội mũ bảo hiểm khi đi xe, v.v....


Mục tiêu học tập của chương này là giúp học sinh phát triển khả năng nhận diện, báo cáo và từ chối sự đụng chạm cũng như các tình huống không an toàn và hành vi lạm dụng tình dục. Để đạt được mục tiêu này, học sinh lớp 3 sẽ học các nội dung:

1. Xác định và thực hiện các quy tắc sau:

  • Quy tắc Không bao giờ-Không bao giờ: Các quy tắc giữ an toàn phổ biến đối với súng, lửa, nước, việc lái xe, chó, các vật nhọn, phương tiện giao thông và việc qua đường
  • Quy tắc Luôn phải hỏi trước: Luôn hỏi ý kiến cha mẹ hoặc người phụ trách trước tiên
  • Quy tắc Đụng chạm: Một người không bao giờ được chạm vào bộ phận riêng tư trên cơ thể của các con ngoại trừ việc chăm sóc cho các con
  • Quy tắc Không bao giờ giữ bí mật: Không bao giờ giữ bí mật về việc đụng chạm

2. Phản ứng với các tình huống không an toàn bằng việc áp dụng các Cách giữ an toàn:

  • Nhận diện: Điều đó có an toàn không? Áp dụng quy tắc nào trong tình huống này?
  • Báo cáo: Mạnh dạn nói với người lớn
  • Từ chối: Mạnh dạn nói những từ biểu thị ý nghĩa từ chối

3. Áp dụng các Cách giữ an toàn trong những tình huống liên quan đến lạm dụng tình dục


🔎 Xem thêm: Chương 3 - Khối 3



9. Cách giữ an toàn
Tổng quan
Học sinh hiểu rằng việc áp dụng các Cách giữ an toàn và thực hiện quy tắc Không bao giờ - Không bao giờ sẽ giúp các con được an toàn. Học sinh cũng thực hành kiên quyết từ chối tham gia và báo cáo các tình huống không an toàn.
Mục tiêu bài học
  • Xác định quy tắc giữ an toàn phổ biến (quy tắc Không bao giờ-Không bao giờ) đối với lửa, việc lái xe, việc qua đường, nước, vật nhọn và chó
  • Nhận diện các tình huống an toàn và không an toàn
  • Thể hiện việc áp dụng cách giữ an toàn trong các tình huống cụ thể
  • Áp dụng kĩ năng kiên quyết không vi phạm quy tắc Không bao giờ-Không bao giờ trong các tình huống cụ thể

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]


10. Quy tắc Luôn phải hỏi trước
Tổng quan
Học sinh hiểu rằng một quy tắc quan trọng là luôn phải hỏi cha mẹ hoặc người phụ trách trước khi làm gì, đi đâu hoặc nhận thứ gì từ ai. Học sinh cũng thực hành xác định những người lớn mà các con có thể tìm đến và mạnh dạn xin phép.
Mục tiêu bài học
  • Thể hiện việc tuân thủ quy tắc Luôn phải hỏi trước trong các tình huống cụ thể
  • Xác định người em nên hỏi ý kiến đầu tiên trong các tình huống cụ thể

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]


11. Sự đụng chạm an toàn và không an toàn
Tổng quan
Học sinh hiểu được sự khác biệt giữa đụng chạm an toàn, không an toàn và không mong muốn. Học sinh cũng học cách vận dụng các kỹ năng mạnh dạn để từ chối sự đụng chạm không an toàn và không mong muốn.
Mục tiêu bài học
  • Xác định sự đụng chạm an toàn và không an toàn
  • Kiên quyết từ chối sự đụng chạm không an toàn trong các tình huống cụ thể
  • Kiên quyết từ chối sự đụng chạm không mong muốn trong các tình huống cụ thể

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]


12. Quy tắc Đụng chạm
Tổng quan
Học sinh học Quy tắc Đụng chạm - một người không bao giờ được chạm vào bộ phận riêng tư trên cơ thể của các con, ngoại trừ việc chăm sóc cho các con - và cách kiên quyết từ chối và báo cáo khi ai đó vi phạm quy tắc này. Học sinh cũng học cách tập trung chú ý đến những cảm giác không thoải mái trên cơ thể để nhận ra các tình huống vi phạm quy tắc Đụng chạm, đồng thời hiểu rằng các con không có lỗi khi ai đó vi phạm quy tắc này.
Mục tiêu bài học
  • Xác định các bộ phận riêng tư của cơ thể
  • Xác định quy tắc Đụng chạm
  • Áp dụng kĩ năng báo cáo với người lớn trong tình huống ai đó vi phạm quy tắc Đụng chạm
13. Luyện tập cách giữ an toàn
Tổng quan
Học sinh thực hành áp dụng các Cách Giữ An toàn khi ai đó vi phạm Quy tắc Đụng chạm. Các con biết rằng mình không bao giờ được giữ bí mật về việc đụng chạm và không bao giờ là quá muộn để báo cáo về việc vi phạm Quy tắc Đụng chạm. Các con cũng hiểu rằng mình cần tiếp tục báo cáo các hành vi vi phạm cho đến khi có ai đó giúp các con.
Mục tiêu bài học
  • Xác định quy tắc Đụng chạm
  • Xác định quy tắc Không bao giờ giữ bí mật
  • Áp dụng cách giữ an toàn trong tình huống ai đó vi phạm quy tắc Đụng chạm và quy tắc Không bao giờ giữ bí mật

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]


14. Ôn tập các kỹ năng giữ an toàn
Tổng quan
Học sinh xem video David Speaks Up kể về câu chuyện của một cậu bé áp dụng các kỹ năng và khái niệm đã học được trong chương Bảo vệ Trẻ em để giữ an toàn. Sau đó học sinh tự thực hành lại các kỹ năng.
Mục tiêu bài học
  • Xác định các cách giữ an toàn, quy tắc Không bao giờ-Không bao giờ, quy tắc Luôn phải hỏi trước, quy tắc Đụng chạm, và quy tắc Không bao giờ giữ bí mật
  • Nhận diện tình huống ai đó vi phạm quy tắc Đụng chạm
  • Áp dụng các cách giữ an toàn trong các tình huống cụ thể

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]



CHƯƠNG 4: THẤU CẢM
Thấu cảm là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc phát triển các hành vi theo chuẩn mực xã hội cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề giữa các cá nhân. Thấu cảm là chìa khóa cần thiết cho năng lực cảm xúc - xã hội, góp phần vào thành công trong học tập. Khả năng xác định, hiểu và phản hồi ân cần với cảm xúc của một người nào đó sẽ xây dựng nền tảng cho các hành vi hữu ích và có trách nhiệm với xã hội, giúp phát triển tình bạn, xây dựng kỹ năng hợp tác, đối phó và giải quyết xung đột - tất cả đều là những yếu tố giúp học sinh thành công ở trường.

Mục tiêu học tập của chương này là giúp học sinh phát triển năng lực thấu cảm và thể hiện lòng trắc ẩn đối với người khác. Để đạt được mục tiêu này, học sinh lớp 3 sẽ học các nội dung:


1. Nhận diện và thấu hiểu cảm xúc của bản thân cũng như của người khác:

  • Tập trung vào các tín hiệu từ cơ thể, ngôn ngữ và tình huống
  • Phân biệt giữa cảm xúc thoải mái và không thoải mái
  • Hiểu rằng cảm xúc có thể thay đổi
  • Ý thức được rằng con có thể có những cảm xúc mâu thuẫn trong tình huống cụ thể
  • Mở rộng vốn từ vựng về cảm xúc (Tham khảo Tổng quan các bài học để nắm được các cảm xúc cụ thể được đề cập trong chương trình lớp 2)

2. Tiếp nhận quan điểm của người khác:

  • Hiểu rằng những người khác nhau sẽ có cảm xúc giống hoặc khác nhau
  • Cân nhắc các tình huống từ các góc nhìn khác nhau
  • Tôn trọng sở thích khác biệt của nhau
  • Dự đoán cảm xúc của người khác

3. Thể hiện lòng trắc ẩn đối với người khác:

  • Hiểu rằng lòng trắc ẩn là thể hiện sự quan tâm lo lắng khi con biết thấu cảm
  • Nói và làm những điều tử tế dành cho người khác để thể hiện sự quan tâm

4. Phát triển kỹ năng tình bạn để hòa đồng hơn với những người khác bằng cách:

  • Nhận ra rằng trò chuyện giúp họ kết bạn và hòa đồng hơn với những người khác
  • Học cách bắt đầu, duy trì, và kết thúc cuộc trò chuyện một cách thân thiện


🔎 Xem thêm: Chương 4 - Khối 3



15. Xác định cảm xúc của người khác
Tổng quan
Trong bài học này, học sinh sẽ học cách xác định cảm xúc của người khác thông qua các tín hiệu từ hiệu từ cơ thể, ngôn ngữ và tình huống. Các con cũng hiểu rằng cảm xúc của mọi người là rất đa dạng và có thể sẽ khác nhau dù tình huống có tương tự nhau. Bài học đề cập đến cảm xúc buồn bã, bối rối, ủ dột, lo lắng, hạnh phúc, ngốc nghếch và buồn cười.
Mục tiêu bài học
  • Gọi tên các cảm xúc khác nhau
  • Sử dụng các tín hiệu từ cơ thể, ngôn ngữ, và tình huống để xác định cảm xúc của người khác
  • Xác định cảm xúc của bản thân là giống hay khác với cảm xúc của người khác

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]


16. Thấu hiểu các quan điểm
Tổng quan
Trong bài học này, học sinh được giới thiệu khái niệm thấu cảm. Các con sẽ thực hành ghi nhận và thấu hiểu quan điểm cũng như cảm xúc của người khác, đồng thời nhận ra rằng cảm xúc của mọi người có thể thay đổi. Bài học đề cập đến cảm giác nhẹ nhõm.
Mục tiêu bài học
  • Sử dụng các tín hiệu từ cơ thể, ngôn ngữ, và tình huống để xác định cảm xúc của người khác
  • Xác định liệu rằng cảm xúc của người khác có thay đổi trong tình huống cụ thể hay không

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]


17. Cảm xúc mâu thuẫn
Tổng quan
Trong bài học này, học sinh tìm hiểu cách mà mọi người có những cảm xúc mâu thuẫn trong cùng một tình huống. Các con sẽ thực hành thể hiện sự thấu cảm bằng cách ghi nhận và thấu hiểu những cảm xúc mâu thuẫn của người khác. Bài học đề cập đến cảm xúc tò mò và hồi hộp.
Mục tiêu bài học
  • Xác định hai cảm xúc mâu thuẫn mà một người có thể có trong tình huống cụ thể
  • Giải thích các lý do có thể có cho cảm xúc mâu thuẫn của một người trong tình huống cụ thể

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]


18. Chấp nhận sự khác biệt
Tổng quan
Trong bài học này, học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc chấp nhận và ghi nhận sự khác biệt của người khác. Các con thực hành thể hiện sự thấu cảm bằng cách ghi nhận và thấu hiểu những điểm tương đồng cũng như khác biệt giữa mình với người khác. Bài học đề cập đến cảm xúc buồn bã, tổn thương và bối rối.
Mục tiêu bài học
  • Gọi tên sự tương đồng và khác biệt giữa mọi người
  • Dự đoán cảm xúc của người khác khi bị trêu chọc vì khác biệt

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]


19. Thể hiện lòng trắc ẩn
Tổng quan
Bài học này giới thiệu cho học sinh khái niệm về lòng trắc ẩn. Học sinh ý thức được rằng khi biết thấu cảm với người khác, các con sẽ có thể bày tỏ sự quan tâm chăm sóc của mình theo nhiều cách khác nhau. Bài học đề cập đến cảm xúc thất vọng.
Mục tiêu bài học
  • Thể hiện kĩ năng tập trung chú ý và kĩ năng lắng nghe trong các tình huống cụ thể
  • Xác định những cách thể hiện lòng trắc ẩn đối với người khác trong tình huống cụ thể
  • Biểu đạt sự tôn trọng với các vấn đề quan tâm của người khác trong các tình huống cụ thể

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]


20. Kết bạn
Tổng quan
Bài học này tập trung vào các kỹ năng kết bạn. Học sinh vận dụng các kỹ năng tập trung chú ý và lắng nghe để giúp bản thân mở đầu, duy trì, và kết thúc cuộc trò chuyện một cách thân thiện. Các con hiểu ý nghĩa của việc áp dụng những kỹ năng này trong việc kết bạn và hòa đồng với bạn bè.
Mục tiêu bài học
  • Thể hiện kĩ năng tập trung chú ý và kĩ năng lắng nghe trong một trò chơi
  • Bắt đầu, duy trì và kết thúc một cuộc trò chuyện một cách thân thiện

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]



CHƯƠNG 5: QUẢN LÝ CẢM XÚC


Hướng dẫn học sinh cách nhận diện cảm xúc mạnh và vận dụng Các Bước Trấn Tĩnh để kiểm soát tốt bản thân là những cách thức hữu hiệu để tăng khả năng đối phó và giảm bớt sự nóng nảy cũng như các hành vi tiêu cực khác. Trong chương này, học sinh sẽ được trang bị những biện pháp giúp chủ động ngăn chặn cảm xúc mạnh trở thành hành vi tiêu cực. Khi cảm xúc mạnh leo thang, các phản ứng sinh lý mạnh mẽ của cơ thể sẽ làm giảm khả năng suy luận của học sinh, khiến các con khó có thể bình tĩnh giải quyết các vấn đề liên quan đến tương tác cũng như các vấn đề khác. Khả năng giữ bình tĩnh, không cho cảm xúc mạnh leo thang và làm sai lệch hành vi giúp học sinh có thể áp dụng nhiều kỹ năng khác được giảng dạy trong chương trình, chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng mạnh dạn, thương lượng - thỏa hiệp và giải quyết vấn đề.

Học sinh có kỹ năng quản lý hiệu quả các cảm xúc mạnh như giận dữ, lo lắng, bối rối và thất vọng có xu hướng:

Mục tiêu học tập của chương này là giúp học sinh phát triển kỹ năng quản lý những cảm xúc mạnh của bản thân trước khi chúng leo thang và dẫn đến hậu quả tiêu cực.

Để đạt được mục tiêu này, học sinh Lớp 3 sẽ học các nội dung:

1. Xác định tác động của cảm xúc mạnh đến não bộ và cơ thể:

  • Tập trung chú ý vào các dấu hiệu trên cơ thể để xác định cảm xúc đang có
  • Hiểu được rằng khi các con có cảm xúc mạnh, phần cảm xúc của não sẽ bị chi phối, khiến các con khó có thể suy nghĩ thấu đáo
  • Nhận thức được rằng khi các con suy nghĩ về cảm xúc của mình, phần suy nghĩ của não bắt đầu giành quyền kiểm soát trở lại
  • Tiếp tục mở rộng vốn từ về cảm xúc (Xem “Tổng quan các bài học” để biết các cảm xúc cụ thể đối với Lớp 3)

2. Trấn tĩnh, sử dụng Các Bước Trấn Tĩnh:

  • Dừng lại — quan sát các dấu hiệu cơ thể
  • Gọi tên cảm xúc
  • Trấn tĩnh:
Hít thở
Đếm số
Sử dụng phương pháp tự đối thoại tích cực

3. Kiểm soát cảm xúc mạnh của bản thân:

  • Đối diện với lời buộc tội một cách bình tĩnh, suy nghĩ thông suốt về việc bị buộc tội và chịu trách nhiệm khi cần thiết
  • Kiểm soát sự thất vọng bằng phương pháp tự đối thoại tích cực, đặt mục tiêu và lập kế hoạch
  • Sử dụng kỹ năng giao tiếp mạnh dạn để tránh xung đột leo thang
  • Suy nghĩ về nhiều cách giải thích khác nhau và thu thập thêm thông tin trước khi đi đến kết luận



🔎 Xem thêm: Chương 5 - Khối 3


21. Giới thiệu về Quản lý cảm xúc
Tổng quan
Bài học này giúp học sinh thấy được điều gì sẽ xảy ra trong não bộ và cơ thể khi các con trải qua những cảm xúc mạnh. Các con hiểu được rằng việc tập trung chú ý vào những dấu hiệu cơ thể giúp bản thân nhận ra rằng mình đang có cảm xúc mạnh và bắt đầu lấy lại sự bình tĩnh. Bài học đề cập đến những cảm xúc như lo lắng, hồi hộp, lo sợ.
Mục tiêu bài học
  • Xác định các tín hiệu từ cơ thể giúp gọi tên cảm xúc của bản thân

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]


22. Quản lý sự lo lắng trước kì thi
Tổng quan
Trong bài học này, học sinh học hai bước đầu tiên trong Các Bước Trấn Tĩnh, đó là: Dừng lại — quan sát các dấu hiệu cơ thể và Gọi tên cảm xúc.
Mục tiêu bài học
  • Xác định hai bước đầu của quá trình giữ bình tĩnh
  • Thể hiện việc sử dụng hai bước đầu của quá trình giữ bình tĩnh trong tình huống cụ thể

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]


23. Giải quyết sự buộc tội
Tổng quan
Trong bài học này, học sinh tập trung vào việc quản lý cảm xúc mạnh khi bị buộc tội về điều gì đó. Các con sẽ học và thực hành hít thở bằng bụng để giữ bình tĩnh. Ngoài ra, các con cũng thực hành nhận trách nhiệm khi mắc lỗi. Bài học đề cập đến những cảm xúc như bối rối, buồn bã và tức giận.
Mục tiêu bài học
  • Thể hiện kĩ thuật thở bằng bụng chính xác
  • Sử dụng kĩ thuật thở bằng bụng để giữ bình tĩnh trong tình huống cụ thể
  • Thể hiện những bước giải quyết sự buộc tội trong các tình huống cụ thể

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]


24. Quản lý sự thất vọng
Tổng quan
Trong bài học này, học sinh được học và thực hành phương pháp tự đối thoại tích cực để trấn an bản thân mỗi khi cảm thấy thất vọng. Các con hiểu rằng việc đặt ra một mục tiêu mới và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó là những cách tích cực để quản lý sự thất vọng.
Mục tiêu bài học
  • Tạo ra các đoạn tự đối thoại tích cực có thể sử dụng để giữ bình tĩnh trong tình huống cụ thể
  • Lập kế hoạch ba bước đơn giản để đạt được mục tiêu trong tình huống cụ thể

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]


25. Quản lý sự tức giận
Tổng quan
Trong bài học này, học sinh hiểu được rằng ai cũng có lúc cảm thấy tức giận nhưng không nên thể hiện nó bằng những hành vi gây tổn thương. Các con sẽ thực hành đếm số để làm dịu cảm xúc tức giận và trở nên mạnh dạn hơn để đạt được những gì các con muốn hoặc cần.
Mục tiêu bài học
  • Sử dụng việc đếm số để giữ bình tĩnh trong tình huống cụ thể
  • Sử dụng kĩ năng giao tiếp mạnh dạn để có được thứ mình muốn hoặc cần trong tình huống cụ thể

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]


26. Quản lý cảm xúc tổn thương
Tổng quan
Trong bài học này, học sinh thực hành Các Bước Trấn Tĩnh để giúp bản thân tránh đưa ra những kết luận không chính xác khi cảm xúc bị tổn thương. Các con hiểu được rằng việc suy nghĩ về những lời giải thích khác nhau và thu thập thêm thông tin là những cách để tránh đi đến kết luận vội vàng. Bài học đề cập đến những cảm xúc như buồn bã, tổn thương và ngạc nhiên.
Mục tiêu bài học'
  • Xác định tình huống cần sử dụng chiến lược giữ bình tĩnh
  • Thể hiện việc sử dụng các chiến lược giữ bình tĩnh
  • Tạo ra những lời giải thích khác nhau cho cùng một tình huống cụ thể

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]



CHƯƠNG 6: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Việc hướng dẫn thực hành kỹ năng giải quyết vấn đề không chỉ giúp học sinh nâng cao kỹ năng giải quyết các vấn đề xã hội mà còn giúp các con hạn chế những hành vi bốc đồng, nâng cao năng lực xã hội và duy trì quan hệ tình bạn, đồng thời góp phần ngăn chặn bạo lực. Chương trình CLISE được thiết kế nhằm giúp học sinh xây dựng khả năng giải quyết hiệu quả các mâu thuẫn khi tương tác. Những học sinh có khả năng giữ bình tĩnh và tự giải quyết các vấn đề cá nhân thường có xu hướng thành công hơn trong học tập cũng như trong các mối quan hệ tương tác khác.


Mục tiêu học tập của chương này là giúp học sinh phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề.


Để đạt được mục tiêu trên, học sinh Lớp 3 sẽ học những nội dung sau:

1. Trấn tĩnh, sử dụng các bước trấn tĩnh:

  • Dừng lại - Quan sát các dấu hiệu cơ thể
  • Gọi tên cảm xúc
  • Trấn tĩnh:
  1. Hít thở
  2. Đếm số
  3. Sử dụng phương pháp tự đối thoại tích cực

2. Áp dụng kỹ năng tiếp nhận quan điểm của người khác khi nảy sinh vấn đề:  

• Suy xét các dấu hiệu xã hội trong tình huống gặp phải

• Khi xảy ra bất đồng, biết cách đặt mình vào vị trí của bạn để hiểu những cảm giác mà bạn phải trải qua

3. Áp dụng các bước giải quyết vấn đề

S: Sáng suốt nêu vấn đề: Học sinh học cách nêu vấn đề sử dụng ngôn ngữ công tâm, không đổ lỗi.

T: Tìm cách giải quyết: Học sinh tìm ra các cách giải quyết dựa trên nguyên tắc an toàn và thể hiện sự tôn trọng.

E:  Xem xét hệ quả: Học sinh sẽ phân tích hệ quả tiêu cực và tích cực trước khi đưa ra giải pháp.

P: Chọn giải pháp phù hợp nhất: Học sinh biết cách lựa chọn các giải pháp đáp ứng tốt nhất các mục tiêu xã hội.

4. Áp dụng quy trình Giải Quyết Vấn Đề để xử lý một số vấn đề thường gặp của học sinh lớp 3, như là:

• Mâu thuẫn khi vui chơi

• Sự khác biệt trong thói quen làm việc

• Bị tẩy chay

• Chịu áp lực tiêu cực từ bạn bè



🔎 Xem thêm: Chương 6 - Khối 3


27. Giải quyết vấn đề, bài 1
Tổng quan
This lesson introduces students to the important first step of the Problem-Solving Steps—S: Say the problem without blame. The importance of calming down first before beginning to solve problems is also emphasized.
Mục tiêu bài học
  • Ghi nhớ bước đầu tiên trong quy trình giải quyết vấn đề
  • Xác định và trình bày một vấn đề trong tình huống cụ thể
  • Xác định ngôn ngữ đổ lỗi khi trình bày vấn đề trong tình huống cụ thể

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]


28. Giải quyết vấn đề, bài 2
Tổng quan
This lesson continues to introduce the Problem-Solving Steps—including T: Think of solutions; E: Explore consequences; and P: Pick the best solution. The importance of thinking of safe and respectful solutions is emphasized.
Mục tiêu bài học
  • Ghi nhớ các bước của quy trình giải quyết vấn đề
  • Đề xuất một số giải pháp cho một vấn đề được đưa ra trong tình huống cụ thể
  • Xác định liệu rằng giải pháp có an toàn và thể hiện sự tôn trọng hay không
  • Phân tích hệ quả tích cực và tiêu cực của các giải pháp

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]


29. Giải quyết vấn đề ở lớp học
Tổng quan
In this lesson, students continue to practice the Problem-Solving Steps, applying the steps to the problem of taking responsibility when something they said or did hurt someone's feelings. Students learn that taking responsibility means admitting what they did, apologizing, and offering to make amends.
Mục tiêu bài học
  • Áp dụng các bước giữ bình tĩnh trước một tình huống bùng nổ cảm xúc trong một hoàn cảnh cụ thể
  • Ghi nhớ các bước của quy trình giải quyết vấn đề
  • Sử dụng các bước của quy trình giải quyết vấn đề để giải quyết một vấn đề liên quan đến quan hệ giữa bạn học trong lớp trong tình huống cụ thể

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]


30. Giải quyết vấn đề bị tẩy chay
Tổng quan
In this lesson, students apply the Problem-Solving Steps to the playground problem of a student being intentionally excluded from play. Students learn that the compassionate, respectful response is to invite the excluded student to join in.
Mục tiêu bài học
  • Áp dụng các bước của quy trình giải quyết vấn đề với vấn đề bị xa lánh, tẩy chay bởi bạn bè, trong tình huống cụ thể
  • Thể hiện kĩ năng giao tiếp mạnh dạn trong tình huống cụ thể

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]


31. Giải quyết áp lực tiêu cực từ bạn bè
Tổng quan
In this lesson, students apply the Problem-Solving Steps to the playground problem of negotiating fair game rules.
Mục tiêu bài học
  • Áp dụng các bước của quy trình giải quyết vấn đề với vấn đề bị gây áp lực tiêu cực từ bạn bè, trong tình huống cụ thể
  • Thể hiện kĩ năng giao tiếp mạnh dạn trong tình huống cụ thể

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]


32. Ôn tập cuối năm
Tổng quan
In this lesson, students review and practice applying all CLISE skills and concepts learned this year.
Mục tiêu bài học
  • Ghi nhớ các kĩ năng đã được học
  • Xác định các kĩ năng trong một câu chuyện
  • Liên hệ tới các ví dụ của bản thân về việc sử dụng các kĩ năng

[ Giáo án] [ Phiếu Hoạt động củng cố] [ Phiếu Hoạt động rèn luyện ở nhà]