File:9sdfdge.png

From EXPART HR
Revision as of 10:06, 14 August 2021 by Admin (talk | contribs)
Jump to navigation Jump to search

Original file(1,874 × 400 pixels, file size: 89 KB, MIME type: image/png)

BẢO VỆ TRẺ EM

Tầm quan trọng của chương học

Các kỹ năng cảm xúc-xã hội được giảng dạy trong chương trình CLISE cung cấp nền tảng quan trọng cho chương này, tuy nhiên nghiên cứu cho thấy việc phát triển, khuyến khích các hành vi và kỹ năng cụ thể sẽ giúp học sinh ít bị tổn thương hơn trong các tình huống nguy hiểm hoặc bị lạm dụng.

Các bài học về Bảo vệ Trẻ em dạy học sinh cách nhận diện các tình huống không an toàn, ứng phó phù hợp và báo cáo tình huống với người lớn. Học sinh sẽ học cách áp dụng những kỹ năng này vào các tình huống nguy hiểm hoặc bị lạm dụng. Trong quá trình học cách nhận diện các tình huống không an toàn, học sinh được dạy các quy tắc về an toàn chung, chẳng hạn như không chơi với súng hoặc lửa, đội mũ bảo hiểm khi đi xe, v.v....

Các quy tắc về đụng chạm an toàn với trọng tâm là ngăn ngừa lạm dụng tình dục cũng được giới thiệu như những chủ đề an toàn quan trọng. Các bài học về từ chối những tình huống không an toàn và sự đụng chạm không mong muốn giúp củng cố thông điệp rằng học sinh hoàn toàn có thể kiên quyết từ chối bất kỳ hành vi nào của người khác. Việc đưa ra một thông điệp rõ ràng rằng học sinh cần phải báo cáo mọi tình huống không an toàn với người lớn giúp các con hiểu rằng người lớn luôn sẵn sàng giúp các con cảm thấy an toàn và quan tâm, lo lắng cho các con. Nghiên cứu cũng chỉ rõ việc nhận được các bài học về an toàn cá nhân khuyến khích học sinh tiết lộ bất kỳ hành vi lạm dụng nào đã xảy ra hoặc đang diễn ra.

Tổng quan bài học

Bài 9: Cách giữ an toàn

Học sinh hiểu rằng việc áp dụng các Cách giữ an toàn và thực hiện quy tắc Không bao giờ - Không bao giờ sẽ giúp các con được an toàn. Học sinh cũng thực hành kiên quyết từ chối tham gia và báo cáo các tình huống không an toàn.

Bài 10: Quy tắc Luôn phải hỏi trước

Học sinh hiểu rằng một quy tắc quan trọng là luôn phải hỏi cha mẹ hoặc người phụ trách trước khi làm gì, đi đâu hoặc nhận thứ gì từ ai. Học sinh cũng thực hành xác định những người lớn mà các con có thể tìm đến và mạnh dạn xin phép.

Bài 11: Sự đụng chạm an toàn và không an toàn

Học sinh hiểu được sự khác biệt giữa đụng chạm an toàn, không an toàn và không mong muốn. Học sinh cũng học cách vận dụng các kỹ năng mạnh dạn để từ chối sự đụng chạm không an toàn và không mong muốn.

Bài 12: Quy tắc Đụng chạm

Học sinh học Quy tắc Đụng chạm - một người không bao giờ được chạm vào bộ phận riêng tư trên cơ thể của các con, ngoại trừ việc chăm sóc cho các con - và cách kiên quyết từ chối và báo cáo khi ai đó vi phạm quy tắc này. Học sinh cũng học cách tập trung chú ý đến những cảm giác không thoải mái trên cơ thể để nhận ra các tình huống vi phạm quy tắc Đụng chạm, đồng thời hiểu rằng các con không có lỗi khi ai đó vi phạm quy tắc này.

Bài 13: Luyện tập cách giữ an toàn

Học sinh thực hành áp dụng các Cách Giữ An toàn khi ai đó vi phạm Quy tắc Đụng chạm. Các con biết rằng mình không bao giờ được giữ bí mật về việc đụng chạm và không bao giờ là quá muộn để báo cáo về việc vi phạm Quy tắc Đụng chạm. Các con cũng hiểu rằng mình cần tiếp tục báo cáo các hành vi vi phạm cho đến khi có ai đó giúp các con.

Bài 14: Ôn tập các kỹ năng giữ an toàn

Học sinh xem video David Speaks Up kể về câu chuyện của một cậu bé áp dụng các kỹ năng và khái niệm đã học được trong chương Bảo vệ Trẻ em để giữ an toàn. Sau đó học sinh tự thực hành lại các kỹ năng.


Vận dụng kỹ năng hàng ngày

For long-term effectiveness, the skills and concepts presented in this unit must be applied to daily activities. This provides the repetition necessary for students to make skill use automatic. The three-step process outlined below will help you reinforce students’ use of personal safety skills throughout the school day.

Dự đoán tình huống

Vào đầu ngày hoặc trước các hoạt động hoặc tình huống có thể cần đến các kỹ năng an toàn cá nhân, thầy/cô hãy yêu cầu học sinh DỰ ĐOÁN khi nào và cách các con có thể áp dụng các kỹ năng này để giữ an toàn. Cuối ngày, thầy/cô hãy hỏi: Các con có thể thực hiện những quy tắc nào để giữ an toàn khi các con đi học về? Nhắc học sinh về poster các quy tắc Không bao giờ-Không bao giờ. (Giúp học sinh hiểu rằng không bao giờ được sang đường khi chưa quan sát. Các con đừng bao giờ lái xe mà không thắt dây an toàn và đừng bao giờ chạy xe 2 bánh mà không đội mũ bảo hiểm.)

Củng cố kỹ năng

Phản hồi cụ thể khi học sinh áp dụng các Cách Giữ An toàn và CỦNG CỐ hành vi của các con:  Dũng à, cảm ơn con đã nói với thầy/cô về việc các anh chị lớp lớn đẩy các em nhỏ trên xe buýt của trường. Hành động như vậy là không an toàn và không thể chấp nhận được.

Làm mẫu cho học sinh về cách thầy/cô áp dụng Các Cách Giữ An Toàn: Thầy/cô biết nước đã chảy lênh láng trong phòng vệ sinh ngày hôm qua. Vì vậy, thầy/cô đã hỏi nhân viên vệ sinh trước rằng liệu bước vào bên trong có an toàn không. Các con sẽ hỏi ai đầu tiên trong trường trước khi làm một việc gì đó để được an toàn?

Minh, trông con rất khó chịu khi ngồi chen chúc giữa An và Phát trong suốt giờ Trò chuyện đầu ngày. Hãy nhớ rằng, con có thể nói không với bất kỳ sự đụng chạm nào mà con không muốn. Con có thể mạnh dạn nói: "Tớ không muốn bị đụng chạm".

Suy ngẫm

Yêu cầu học sinh SUY NGẪM về thời điểm các con sử dụng các Cách Giữ An toàn. Việc áp dụng đó đã giúp các con giữ an toàn cho bản thân ra sao? Nghĩ về những cách giữ an toàn các con có thể áp dụng trong giờ giải lao. Nhắc học sinh về poster Các cách giữ an toàn. Đọc từng cách, và sau mỗi cách đó, thầy/cô hãy yêu cầu học sinh giơ ngón tay cái lên nếu các con đã áp dụng nó trong giờ giải lao. Gọi ngẫu nhiên một vài học sinh kể cho cả lớp biết các con đã áp dụng một trong những Cách Giữ An toàn vào giờ ra chơi như thế nào.

Hoạt động tích hợp với các môn học khác

Agenda.png Ngôn ngữ
Những câu chuyện về việc giữ an toàn
Yêu cầu mỗi học sinh viết một câu chuyện ngắn về việc áp dụng Các Cách Giữ An Toàn. Bắt đầu bằng cách đọc một câu chuyện của riêng thầy/cô. Giải thích cho học sinh hiểu về cách thầy/cô đã áp dụng tất cả các Cách Giữ An toàn và có thể là Quy tắc Luôn phải hỏi trước hoặc một trong những Quy tắc Không bao giờ-Không bao giờ trong câu chuyện của thầy/cô. Nhắc học sinh về poster các Cách Giữ An toàn và quy tắc Không bao giờ-Không bao giờ. Thầy/cô có thể gợi ý cho học sinh như sau: Con hãy viết một câu chuyện về một lần con áp dụng các Cách Giữ An toàn và thực hiện Quy tắc Không bao giờ-Không bao giờ. Sau khi học sinh hoàn thành câu chuyện của mình, động viên các con xung phong đọc to câu chuyện của mình lên.
Plane.png Khoa học Xã hội
An toàn trong chính cộng đồng con sinh sống
Yêu cầu học sinh lên danh sách những người hoặc tổ chức trong cộng đồng có thể giúp các con giữ an toàn: Các con có biết ai hoặc nhóm người nào mà công việc của họ là giúp đỡ và đảm bảo an toàn cho các con không? (Lính cứu hỏa. Các tổ chức tôn giáo. Bác sĩ. Cơ quan Nhà nước tại địa phương. Các tổ chức hướng đạo sinh. Công an.) Ghi câu trả lời của học sinh lên bảng.

Xem lại poster Các Cách Giữ An toàn và hỏi học sinh: Những người này có thể giúp các con giữ an toàn bằng cách nào? Liệt kê câu trả lời của học sinh lên bảng. Khi cả lớp hoàn thành việc bổ sung ý kiến cho nhau, hãy nối mỗi ý kiến với một trong các Cách Giữ An toàn. Giao cho mỗi học sinh một trong số những người hoặc tổ chức mà các con đã thảo luận và yêu cầu các con đọc một bài báo ngắn hoặc nếu có thể, thực hiện một cuộc phỏng vấn ngắn để tìm hiểu xem những người hoặc tổ chức này làm gì để đảm bảo an toàn cho các con.

Music.png Âm nhạc
Chơi nhạc cụ cùng bài hát "Three Ways to Stay Safe"
Cho học sinh nghe bài hát "Three Ways to Stay Safe" một vài lần, tập trung vào nhạc. Phát cho các con các loại nhạc cụ đơn giản như kèn kazoo, sáo, chũm chọe, trống hoặc trống lắc cho mỗi học sinh. Nếu không có đủ nhạc cụ, một số học sinh có thể tự mình tạo ra âm nhạc. Cho học sinh vài phút để khám phá âm thanh mà nhạc cụ của các con có thể tạo ra. Bật lại bài hát "Three Ways to Stay Safe" và cho học sinh chơi nhạc cụ theo bài hát. Sau khi học sinh đã thực hành chơi theo, ghi âm lại và để học sinh hát theo bản thu âm đó.
Compass.png Toán học
Con nên hỏi ý kiến ai trước?
Yêu cầu mỗi học sinh lấy ra một tờ giấy và hướng dẫn các con như sau:
  1. Gấp tờ giấy của các con làm đôi, rồi lại làm đôi. Mở tờ giấy ra.
  2. Bây giờ sẽ có bốn phần trên tờ giấy của các con. Mỗi phần là một thời điểm trong ngày: lúc thức dậy, lúc ăn trưa, sau giờ học và lúc đi ngủ.
  3. Trong mỗi phần, hãy vẽ một bức tranh về những gì các con đang làm vào thời điểm đó.
  4. Dưới mỗi bức tranh, hãy viết nơi các con đã ở vào thời điểm đó ngày hôm qua.
  5. Với mỗi nơi, hãy nghĩ về người phụ trách khi con ở đó. Đó có phải là cha mẹ của con không? Hay đó là thầy/cô giáo? Hay một người nào khác? Viết tên của người đó ở cuối mỗi phần. Nếu các con nghĩ về nhiều hơn một người, hãy viết hết tên của họ xuống. Đây là những người các con nên hỏi ý kiến trước khi làm điều gì đó, đi đâu đó hoặc nhận một món quà từ ai đó.


File history

Click on a date/time to view the file as it appeared at that time.

Date/TimeThumbnailDimensionsUserComment
current12:23, 5 December 2022Thumbnail for version as of 12:23, 5 December 20221,874 × 400 (89 KB)Admin (talk | contribs)

There are no pages that use this file.

Metadata