File:7êrq.png

From EXPART HR
Revision as of 10:15, 14 August 2021 by Admin (talk | contribs) (Created page with "<div style="text-align: center; font-size: 24px; color:#472c8f"> '''THẤU CẢM''' </div> ==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''Why This Unit Matters''' == Thấ...")
(diff) ← Older revision | Latest revision (diff) | Newer revision → (diff)
Jump to navigation Jump to search

Original file(1,875 × 380 pixels, file size: 127 KB, MIME type: image/png)

THẤU CẢM

Why This Unit Matters

Thấu cảm là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc phát triển các hành vi theo chuẩn mực xã hội cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề giữa các cá nhân. Thấu cảm là chìa khóa cần thiết cho năng lực cảm xúc - xã hội, góp phần vào thành công trong học tập. Khả năng xác định, hiểu và phản hồi ân cần với cảm xúc của một người nào đó sẽ xây dựng nền tảng cho các hành vi hữu ích và có trách nhiệm với xã hội, giúp phát triển tình bạn, xây dựng kỹ năng hợp tác, đối phó và giải quyết xung đột - tất cả đều là những yếu tố giúp học sinh thành công ở trường.

Học sinh có mức độ thấu cảm cao hơn đi kèm với các kỹ năng và hành vi tương ứng có xu hướng:

  • Thành công trong học tập
  • Được bạn bè quý mến
  • Có kỹ năng xã hội tốt
  • Hòa nhã hơn
  • Hỗ trợ về mặt tinh thần cho người khác

Học sinh có mức độ thấu cảm thấp hơn đi kèm với các kỹ năng và hành vi tương ứng có nguy cơ:

  • Có thành tích học tập kém hơn
  • Bị bạn bè xa lánh
  • Gặp phải các vấn đề về kỷ luật lớp học

'Tổng quan các bài học

Bài 15: Xác định cảm xúc

Trong bài học này, học sinh sẽ học cách xác định cảm xúc của người khác thông qua các tín hiệu từ hiệu từ cơ thể, ngôn ngữ và tình huống, đồng thời biết phân biệt giữa cảm xúc thoải mái và không thoải mái. Bài học đề cập đến cảm xúc sợ hãi, hạnh phúc và lo lắng.

LBài 16: Tìm hiểu về cảm xúc

Trong bài học này, học sinh sẽ học cách xác định những điểm tương đồng và khác biệt trong cảm xúc của mọi người và hiểu rằng cảm xúc có thể thay đổi. Bài học đề cập đến cảm xúc sợ hãi, hạnh phúc, lo lắng và nhẹ nhõm.

Bài 17: Cảm giác tự tin

Trong bài học này, học sinh sẽ tập trung vào cảm giác tự tin và biết rằng sự tự tin có thể được cải thiện thông qua rèn luyện và nỗ lực theo thời gian. Học sinh ôn tập cách xác định cảm xúc dựa vào các tín hiệu và nhớ lại kiến thức đã học rằng cảm xúc có thể thay đổi. Bài học đề cập đến cảm xúc buồn bã, thất vọng, bối rối, tự tin, tự hào và hạnh phúc.

Bài 18: Tôn trọng các sở thích khác nhau

Bài học này giúp học sinh mở rộng hiểu biết về cách mọi người có những cảm xúc khác nhau, đồng thời học được rằng việc tôn trọng sự khác biệt về sở thích có thể giúp các con hòa hợp tốt hơn. Bài học đề cập đến cảm xúc phấn khích, vui thích, buồn chán và ghê tởm.

Bài 19: Thể hiện lòng trắc ẩn

Bài học này giới thiệu cho học sinh khái niệm về lòng trắc ẩn. Học sinh ý thức được rằng khi biết thấu cảm với người khác, các con sẽ có thể bày tỏ sự quan tâm chăm sóc của mình theo nhiều cách khác nhau. Bài học đề cập đến cảm xúc bối rối, buồn bã, và ủ dột.

Bài 20: Dự đoán cảm xúc

Trong bài học này, học sinh sẽ tập trung vào những hành động xảy ra do vô tình, đồng thời thực hành dự đoán cảm xúc của người khác trong tình huống cụ thể. Học sinh cũng học cách đưa ra các giả định trung lập để tránh gây hiểu lầm và hiểu được tầm quan trọng của việc tự chịu trách nhiệm về hành động của mình. Bài học đề cập đến cảm xúc tổn thương, tức giận và buồn bã.

Vận dụng kỹ năng hàng ngày

Để có được hiệu quả lâu dài, các kỹ năng và khái niệm được giới thiệu trong chương trình cần được áp dụng vào hoạt động thường ngày. Việc lặp đi lặp lại các kỹ năng, khái niệm này giúp học sinh có thể vận dụng chúng một cách tự động khi cần thiết. Để đưa những kỹ năng, khái niệm đã học trong môn CLISE vào cuộc sống, cần áp dụng quy trình 3 bước: 1) Dự đoán tình huống. 2) Củng cố kỹ năng. 3) Suy ngẫm.

Dự đoán tình huống

At the beginning of the day or before activities with lots of student interaction, such as recess, group work, or P.E., have students ANTICIPATE how they can apply their learning from the Empathy Unit lessons. Before playing a game in PE., ask: What clues on a person's face or body or in the situation might help you notice and understand that someone is sad about being left out of the game? (Sitting off to the side. Mouth turned down. Eyes looking down.) What could you do to show your compassion? (Go ask the person if he or she is okay. Tell the teacher.)

Củng cố kỹ năng

Notice when students show compassion. REINFORCE the behaviors with specific feedback: Today I saw you notice Laura feeling upset about losing her mittens. You offered to help her find them. That's showing compassion!

Model out loud for students how you identify feelings: I'm worried about missing the bus for the field trip this afternoon, but I'm also excited about how fun the field trip will be.

Remind students to respect different preferences: Remember, it's okay for someone to like to be alone some of the time.

Suy ngẫm

Have students REFLECT on what lesson skills they used and how the skills helped them get along better with others. After an activity for which students anticipated using lesson skills, say: Before P.E., you anticipated how you could notice and understand if someone was feeling sad about being left out of a game. Show a thumbs-up for yes if you noticed this happen. What did you do to show your compassion?

Hoạt động tích hợp với các môn học khác

Agenda.png Ngôn ngữ
Những bài thơ về món ăn cảm xúc
Food often evokes certain emotions, but what would a feeling be if it were food? Review feelings on the class Feelings List. Món ăn thường gợi lên cho chúng ta về những cảm xúc nhất định, vậy sẽ ra sao nếu chúng ta coi cảm xúc chính là món ăn? Trước tiên hãy ôn tập về các loại cảm xúc có trong Bảng cảm xúc. Sau đó, thầy/cô yêu cầu học sinh thử tưởng tượng mỗi cảm xúc chính là một món ăn. Hãy yêu cầu cả lớp sử dụng cấu trúc dưới đây để sáng tạo ra một bài thơ về cảm xúc đầu tiên trong Bảng cảm xúc. Hãy cho học sinh suy nghĩ về các tính từ, danh từ mà các con có thể sử dụng để mô tả mùi vị, hình dạng, cảm giác mà món ăn mang lại, âm thanh (khi ăn) và hương vị của loại món ăn cảm xúc này. Thầy/cô hãy cho học sinh tự lựa chọn các cảm xúc từ Bảng cảm xúc để tạo ra những bài thơ riêng của học sinh và hỗ trợ các con tìm ra các tính từ và danh từ ứng với cảm xúc mà mình đã lựa chọn.

Cấu trúc bài thơ Tối qua con đã nếm một cảm xúc. Con đã nếm cảm xúc_____(danh từ) Nó có mùi như_____(tính từ)_____(tính từ)_____(danh từ) (nối tiếp các câu thơ với các động từ “trông”, “có tiếng” và “có vị”) Tối qua con đã nếm một cảm xúc. Và cảm xúc_____(danh từ) thật là_____(tính từ)

Bài thơ mẫu Tối qua con đã nếm một cảm xúc. Con đã nếm cảm xúc hạnh phúc. Nó có mùi như bắp rang bơ nóng. Nó trông như những đám mây trắng mịn. Nó hệt như những cục bông gòn mềm mềm. Nó nghe như tiếng gió nhiệt đới ấm áp. Nó có vị như ánh nắng vàng. Tối qua con đã nếm một cảm xúc. Và cảm xúc hạnh phúc thật là ngon.

Micro1.png Khoa học
Luyện tập chính là một động lực học tập
Trong bài 17: Cảm giác tự tin, học sinh hiểu được rằng việc luyện tập một kĩ năng hay hoạt động có thể giúp học sinh thay đổi cảm nhận về hoạt động đó và và cảm thấy tự tin hơn khi thực hiện. Thầy/cô hãy cùng học sinh thảo luận xem cường độ luyện tập có ảnh hưởng như thế nào đến sự tự tin của học sinh. Nếu các con luyện tập ít, các con sẽ cảm thấy ít tự tin hơn. Nếu các con luyện tập nhiều hơn, các con sẽ cảm thấy tự tin hơn. Sau đó, hãy so sánh việc luyện tập với một lực tác động có ảnh hưởng đến sự tự tin của học sinh. Sử dụng bút chì hoặc những đồ vật khác trong lớp để để mô tả việc tác dụng lực khác nhau sẽ khiến chuyển động của vật thay đổi. Thầy/cô hãy cho học sinh làm một thí nghiệm để xem các lực khác nhau sẽ tác động đến chuyển động của một hoặc nhiều vật trong lớp học ra sao. Sau đó, chọn bốn tổ hợp lực khác nhau (ví dụ: nhẹ/mạnh) để thử với từng vật. Học sinh sẽ ghi lại dự đoán của mình về mỗi lần thử, sau đó ngồi vào bàn quan sát để ghi lại kết quả thực tế. Tiếp theo, các con sẽ tiến hành thí nghiệm, thảo luận về những điều quan sát được và xem dự đoán của mình đúng hay sai.
Plane.png Khoa học xã hội
Biệt đội “Lòng trắc ẩn”
Với hoạt động này, cứ 2 cặp học sinh môn CLISE sẽ cùng tham gia một biệt đội “Lòng trắc ẩn” gồm 4 người. Thầy/cô hãy yêu cầu các đội suy nghĩ về những cách giúp đỡ người khác hoặc những lời hay để chia sẻ với mọi người trong cộng đồng trường học và ghi chép lại ý tưởng của mình. Nhiệm vụ của mỗi đội là thể hiện lòng trắc ẩn bằng chính những hành động mà các con vừa ghi lại. Học sinh có thể kiểm tra xem các con đã thực hiện những hành động trắc ẩn nào trong suốt một ngày hoặc một tuần. Các con cũng có thể bổ sung thêm những hành động mới vào danh sách.
Easel1.png Mỹ thuật
m nhạc và tâm trạng
Thầy cô bật các đoạn nhạc đã lựa chọn thuộc các thể loại âm nhạc khác nhau như nhạc jazz, nhạc cổ điển, nhạc rock, nhạc đồng quê, nhạc dân gian hay nhạc điện tử. Ghi lại những thể loại nhạc đã chọn vào bảng được kẻ sẵn trên một tờ giấy khổ lớn. Sau khi nghe từng đoạn nhạc, thầy/cô và cả lớp hãy cùng thảo luận xem thể loại âm nhạc đó gợi lên những cảm xúc gì. Ghi lại câu trả lời vào các cột tương ứng. Tiếp đến, thảo luận về cách âm nhạc ảnh hưởng đến cảm xúc và tâm trạng. Ví dụ, thầy/cô có thể hỏi học sinh: Con sẽ nghe loại nhạc nào để cảm thấy hạnh phúc? Để cảm thấy phấn khích?
Compass.png Toán học
Phân số biểu thị mức yêu thích
Phát triển trò chơi Human Bar Graphs trong Bài 8 bằng cách yêu cầu học sinh tập biểu thị những điểm giống và khác nhau dưới dạng phân số. Trước tiên, thầy/cô hãy xác định phân số biểu thị số học sinh luôn luôn, đôi khi và không bao giờ hào hứng với từng hoạt động trong trò chơi (xem Phiếu Hoạt động củng cố - Bài 8). Nếu thầy/cô đã tạo một bảng kiểm đếm trong khi cho học sinh chơi trò chơi thì hãy sử dụng những dữ liệu đó để lập phân số. Nếu chưa, hãy khảo sát học sinh thêm lần nữa. Thầy/cô cùng học sinh biểu thị số liệu khảo sát dưới dạng phân số. Nếu có thể, yêu cầu học sinh tạo các dải phân số cho mỗi câu hỏi khảo sát và giới thiệu các phân số tương đương đến học sinh.
  • 12/24 Luôn luôn
  • 6/24 Đôi khi
  • 6/24 Không bao giờ


File history

Click on a date/time to view the file as it appeared at that time.

Date/TimeThumbnailDimensionsUserComment
current12:25, 5 December 2022Thumbnail for version as of 12:25, 5 December 20221,875 × 380 (127 KB)Admin (talk | contribs)

There are no pages that use this file.

Metadata