File:17sd.png

From EXPART HR
Revision as of 04:08, 15 August 2021 by Admin (talk | contribs)
Jump to navigation Jump to search

Original file(1,846 × 400 pixels, file size: 91 KB, MIME type: image/png)

BẢO VỆ TRẺ EM

Tầm quan trọng của chương học

Dạy cho học sinh rằng các con cần báo cáo các hành vi lạm dụng tình dục là điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc tham gia vào chương trình phòng chống lạm dụng tình dục sẽ làm tăng tỷ lệ tiết lộ thông tin ở học sinh, vì vậy việc trang bị cho học sinh kỹ năng quyết đoán và kỹ năng báo cáo là rất cần thiết. Học sinh cần biết rằng mình có thể tìm kiếm sự giúp đỡ nếu bị lạm dụng và phải tiếp tục báo với những người xung quanh cho đến khi được giúp đỡ. Một số học sinh có thể e ngại khi kể về việc bản thân bị lạm dụng vì các con đã bị đe dọa phải giữ bí mật. Điều này khiến cho tình trạng lạm dụng tiếp tục diễn ra. Do đó, chúng ta cần giúp học sinh hiểu rằng các con không được giữ bí mật về việc bị lạm dụng.

Chương này mô tả cách hành xử thường thấy ở những người vi phạm quy tắc Các bộ phận riêng tư của cơ thể để hành vi của họ không bị phát hiện. Ví dụ, thủ phạm có thể cố gắng làm cho trẻ thích chúng bằng cách tặng quà cho trẻ. Đôi khi, chúng bắt trẻ làm những việc mà trẻ không được phép (ví dụ như xem các nội dung khiêu dâm) để trẻ sợ hãi không dám báo cáo với người lớn. Đôi khi chúng còn đe dọa để ngăn không cho trẻ báo cáo. Trước khi thực hiện hành vi lạm dụng, những kẻ này có thể lên kế hoạch kỹ càng bằng việc lựa chọn cẩn thận đối tượng mình sẽ tiếp cận, theo sau đó là các hành vi kết bạn và xây dựng lòng tin. Các đối tượng này còn có thể cố gắng xây dựng lòng tin hoặc lấy lòng những người lớn khác trong cộng đồng như Hiệu trưởng, giám đốc, nhân viên nhà trường và các cô bảo mẫu.

Tổng quan các bài học

Bài 13: Giữ an toàn cho bản thân

Học sinh học các cách để giữ an toàn và biết cách giữ an toàn cho bản thân khi ở một mình. Học sinh cũng biết được mình cần làm gì trong trường hợp khẩn cấp và thực hành áp dụng các Cách giữ an toàn.

Bài 14: “Luôn phải hỏi trước”

Học sinh nắm được tầm quan trọng của quy tắc Luôn phải hỏi trước: luôn hỏi ý kiến cha mẹ hay người phụ trách trước khi đi đâu, làm gì hay nhận đồ vật từ người lạ. Học sinh cũng biết được mình cần phải làm gì nếu không có người lớn xung quanh để hỏi và thực hành áp dụng quy tắc Luôn phải hỏi trước để giữ an toàn cho bản thân.

Bài 15: Sự đụng chạm không an toàn và không mong muốn

Học sinh học cách xác định những hành vi đụng chạm không an toàn và không mong muốn và hiểu rằng người khác không được đụng chạm vào mình theo cách không an toàn hoặc không mong muốn. Học sinh cũng học cách tập trung chú ý đến những cảm giác không thoải mái trên cơ thể để nhận biết các hành vi đụng chạm không mong muốn và thực hành từ chối, báo cáo về những tiếp xúc không an toàn và không mong muốn.

Bài 16: Quy tắc về sự riêng tư của cơ thể

Học sinh học quy tắc Các bộ phận riêng tư của cơ thể và áp dụng các Cách giữ an toàn để ứng phó khi ai đó vi phạm quy tắc này. Học sinh cũng thực hành xác định những người lớn mà mình có thể tìm đến để báo cáo hành vi vi phạm quy tắc Các bộ phận riêng tư của cơ thể và thực hành kiên quyết từ chối nếu ai đó cố tình vi phạm quy tắc này.

Bài 17: Luyện tập cách giữ an toàn

Học sinh hiểu rằng vi phạm quy tắc Các bộ phận riêng tư của cơ thể là hành vi sai trái và các con không có lỗi nếu như ai đó vi phạm quy tắc này. Học sinh cũng biết được rằng những người vi phạm quy tắc Các bộ phận riêng tư của cơ thể có thể làm một số việc để giữ bí mật về hành vi của mình, tuy nhiên các con không bao giờ được giữ bí mật về việc bị đụng chạm vào các bộ phận riêng tư trên cơ thể và cần tiếp tục báo cáo cho đến khi tìm được ai đó có thể giữ an toàn cho mình.

Bài 18: Ôn tập kỹ năng an toàn

Học sinh ôn tập và thực hành các kỹ năng và khái niệm được học trong chương Bảo vệ trẻ em.


Vận dụng kỹ năng hàng ngày

Để có hiệu quả lâu dài, các kỹ năng và khái niệm được trình bày trong chương này phải được áp dụng vào các hoạt động hàng ngày. Điều này giúp học sinh áp dụng các kỹ năng lặp đi lặp lại, từ đó biết vận dụng chúng một cách tự động. Quy trình 3 bước dưới đây sẽ giúp thầy/cô củng cố kỹ năng giữ an toàn cá nhân cho học sinh trong suốt thời gian các con học tập ở trường.

Dự đoán tình huống

Vào đầu ngày hoặc trước các hoạt động hoặc tình huống có thể cần đến các kỹ năng an toàn cá nhân, thầy/cô hãy yêu cầu học sinh DỰ ĐOÁN khi nào và cách các con có thể áp dụng các kỹ năng này để giữ an toàn. Trước khi bắt đầu giờ Giáo dục thể chất, thầy cô hãy hỏi học sinh: Các con có thể làm gì để giữ an toàn cho bản thân nếu phát hiện một hành vi đụng chạm không an toàn trong giờ Giáo dục thể chất? (Từ chối tham gia. Nói không với sự đụng chạm không an toàn. Báo cáo sự việc với thầy/cô.)

Củng cố

Phản hồi cụ thể khi học sinh áp dụng các Cách Giữ An toàn và CỦNG CỐ hành vi của các con: Sơn à, cảm ơn con đã báo cho thầy/cô biết vụ xô đẩy trong giờ Giáo dục thể chất. Việc báo cáo những hành vi đụng chạm không an toàn sẽ giúp con giữ an toàn cho bản thân.

Làm mẫu cho học sinh về cách thầy/cô áp dụng Các Cách Giữ An Toàn: Hôm qua, trong lúc bước vào cửa hàng thì thầy/cô bị ngã. Lúc đó, có một người chạy tới định giúp thầy/cô đứng dậy. Thầy/cô cảm thấy không thoải mái chút nào, vì vậy thầy/cô đã kiên quyết nói với người ấy, “Cảm ơn nhưng tôi có thể tự đứng dậy được.”

Thầy/cô hãy nhắc học sinh áp dụng các Cách để Giữ An toàn: Nếu như có ai đó đưa cho các con thứ gì khi chúng ta đang trên đường tham quan khu chợ thì nhớ hỏi ý kiến thầy/cô hoặc những người đi kèm trước khi nhận nó nhé.

Suy ngẫm

Thầy/cô hãy nhắc học sinh áp dụng các Cách để Giữ An toàn: Nếu như có ai đó đưa cho các con thứ gì khi chúng ta đang trên đường tham quan khu chợ thì nhớ hỏi ý kiến thầy/cô hoặc những người đi kèm trước khi nhận nó nhé.

Hoạt động tích hợp với các môn học khác

Agenda.png Ngôn ngữ
Bài viết "I'm in Charge" trên trang cá nhân

Thầy/cô mở bài hát “I’m in Charge” cho học sinh nghe, sau đó cho các con phỏng vấn nhau theo cặp về một lần các con áp dụng Cách giữ an toàn để đảm bảo an toàn cho bản thân, sử dụng những câu hỏi gợi ý như sau:

  • Hãy kể cho tớ nghe lần bạn phải “chịu trách nhiệm” (in charge) làm điều gì đó để giữ an toàn cho bản thân?
  • Làm thế nào mà bạn nhận biết được tình huống đó là không an toàn?
  • Bạn đã làm gì để giữ an toàn cho bản thân?

Thầy/cô cho học sinh viết một bài chia sẻ ngắn gồm 1-2 đoạn văn kể lại trải nghiệm của bạn mình

Micro1.png Khoa học
Làm mũ bảo hiểm cho bóng nước
Với hoạt động này, học sinh sẽ thiết kế, thử nghiệm rồi thiết kế lại những chiếc mũ bảo hiểm cho bóng nước. Trước khi bắt đầu bài học, hãy thu thập thật nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau mà học sinh có thể dùng để làm nên những chiếc mũ bảo hiểm (ví dụ: như khay đựng trứng, giấy lót bong bóng khí, bông gòn, báo và băng dính). Chia lớp thành các nhóm nhỏ và phát cho mỗi nhóm một quả bóng nước. Yêu cầu mỗi nhóm làm một chiếc mũ bảo hiểm cho quả bóng nước của các con, làm sao để quả bóng đó không bị vỡ ra khi ném vào tường. Thầy/cô cần kiểm tra xem sản phẩm của mỗi nhóm hiệu quả đến đâu bằng cách sờ vào bên ngoài chiếc mũ bảo hiểm, sau đó cùng cả lớp thảo luận xem vì sao từng thiết kế lại hiệu quả hoặc không hiệu quả. Thầy/cô cho học sinh xem một chiếc mũ bảo hiểm cho người đi xe đạp và yêu cầu các con so sánh thiết kế của mình với thiết kế của chiếc mũ bảo hiểm đó. Phát cho mỗi nhóm quả bóng nước thứ hai và yêu cầu các con thiết kế một chiếc mũ bảo chắc chắn hơn. Để tăng độ khó cho những nhóm đã thành công với chiếc mũ bảo hiểm đầu tiên, thầy cô cũng có thể thay thế bóng nước bằng quả trứng trong lượt thứ hai này.
Plane.png Khoa học xã hội
Biển hiệu an toàn: Chúng có ý nghĩa gì?
FTìm hình ảnh về các biển hiệu an toàn thường gặp và ít gặp (ví dụ: biển báo giao thông, biển lối thoát hiểm, hoặc các biểu tượng đồ ăn an toàn). Thầy/cô cho cả lớp cùng xem những tấm hình đó và thảo luận xem từng dấu hiệu mang ý nghĩa gì. Thầy/cô giao cho mỗi học sinh hoặc mỗi nhóm một dấu hiệu và yêu cầu học sinh sử dụng Internet để nghiên cứu về lịch sử của dấu hiệu đó và tại sao nó lại có hình như vậy. Yêu cầu mỗi nhóm viết một bài văn ngắn hoặc thực hiện một bài thuyết trình ngắn trước lớp về kết quả các con đã tìm ra.
Easel1.png FMỹ thuật
Buổi tiệc karaoke an toàn!
Thầy/cô chia lớp thành các nhóm nhỏ. Phát cho mỗi nhóm một bản in lời bài hát “I’m in Charge” và cho các con thời gian để học lời và sáng tạo ra điệu nhảy để phụ họa cho bài hát. Sau một tuần, thầy/cô yêu cầu các nhóm vừa hát vừa biểu diễn điệu nhảy của mình. Ngoài ra, thầy/cô cũng có thể tìm các bài hát nổi tiếng với chủ đề an toàn và giao cho mỗi nhóm biểu diễn một bài khác nhau.
Basketball.png Giáo dục thể chất
Vượt chướng ngại vật
Thầy/cô tạo một không gian mở, đủ rộng trong lớp học và thiết kế lối đi cho các con bằng cách rải những tờ giấy lên sàn nhà. Tiếp đến, cho học sinh viết tên các “chướng ngại vật” lên giấy, chẳng hạn như dầu sôi, dung nham núi lửa, hoặc quái vật ăn thịt người.

Hãy chia học sinh thành các cặp ngẫu nhiên. Tránh xếp các bạn thân nhau thành một cặp. Các con sẽ phối hợp với người bạn của mình để vượt chướng ngại vật! Trước khi bắt đầu, hãy xác định ai là bạn A, ai là bạn B.

  • Bạn A nhắm mắt lại, đặt tay trái lên vai bạn B.
  • Bạn B có nhiệm vụ dẫn đường cho bạn mình vượt chướng ngại vật một cách an toàn mà không được phát ra tiếng nói. Con phải thật cẩn thận khi lựa chọn đường đi để giữ an toàn cho bạn của mình. Nếu một trong hai con chạm phải bất kỳ tờ giấy chướng ngại nào, hai con sẽ bị mất mạng và phải bắt đầu trò chơi lại từ đầu.
  • Đổi vai cho nhau khi các con đã vượt chướng ngại vật thành công.

Sau khi trò chơi kết thúc, thầy/cô hãy cùng cả lớp bàn về những thử thách mà các con gặp phải trên đường vượt chướng ngại vật và cách các con vượt qua thử thách đó. Thảo luận về tầm quan trọng của việc có một người bạn giúp con giữ an toàn khi con ở một mình.



File history

Click on a date/time to view the file as it appeared at that time.

Date/TimeThumbnailDimensionsUserComment
current12:42, 5 December 2022Thumbnail for version as of 12:42, 5 December 20221,846 × 400 (91 KB)Admin (talk | contribs)

There are no pages that use this file.

Metadata