File:5ds.png

From EXPART HR
Revision as of 03:19, 16 August 2021 by Admin (talk | contribs)
Jump to navigation Jump to search

Original file(1,875 × 400 pixels, file size: 89 KB, MIME type: image/png)

CHƯƠNG 1: KỸ NĂNG HỌC TẬP

Để học tập hiệu quả, học sinh cần phải có khả năng tự điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của mình. Khả năng này giúp các con học tập hiệu quả hơn và thành công hơn trong các mối quan hệ với bạn bè và người lớn. Kỹ năng tự điều chỉnh không những hỗ trợ học sinh Tiểu học đạt thành tích cao hơn trong học tập mà còn giúp các con phát triển năng lực cảm xúc - xã hội.

Chương trình CLISE bậc Tiểu học thúc đẩy sự phát triển của kỹ năng tự điều chỉnh và cải thiện kết quả học tập của học sinh thông qua việc tập trung vào các kỹ năng phục vụ học tập. Tập trung sự chú ý, lắng nghe, áp dụng kỹ thuật tự đối thoại và mạnh dạn giao tiếp là các kỹ năng mà học sinh cần có và cần áp dụng để thành công trong những môi trường học tập khác nhau. Đóng vai trò là nền tảng cho năng lực cảm xúc - xã hội (yếu tố cần thiết để học sinh biết thấu cảm, quản lý cảm xúc và giải quyết vấn đề hiệu quả), các kỹ năng phục vụ học tập cũng được đan cài trong các chương học khác của chương trình.

Mục tiêu học tập của chương này là giúp học sinh xây dựng các kỹ năng nền tảng cần thiết để học tập hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này, học sinh lớp 1 sẽ học các nội dung:

1. Tập trung chú ý:

  • Sử dụng phép ẩn dụ về “ống nhòm tập trung” để loại bỏ sự phân tâm
  • Áp dụng phương pháp tự đối thoại để tăng cường và duy trì sự tập trung

2. Lắng nghe hiệu quả

  • Học các quy tắc lắng nghe: đôi mắt quan sát, đôi tai lắng nghe, nói vừa đủ nghe, hạn    chế cử động
  • Áp dụng các quy tắc lắng nghe

3. Sử dụng kĩ thuật tự đối thoại:

  • Hiểu được rằng tự đối thoại có nghĩa là tự nói nhỏ với chính mình hoặc chỉ nghĩ trong đầu mà không cần nói ra
  • Áp dụng tự đối thoại hiệu quả để giúp tập trung chú ý, ghi nhớ hướng dẫn, tránh sao nhãng và tập trung vào nhiệm vụ

4. Mạnh dạn:

  • Sử dụng cử chỉ và giọng điệu mạnh dạn
  • Sử dụng các từ ngữ thể hiện sự tôn trọng
  • Áp dụng kỹ năng giao tiếp mạnh dạn để yêu cầu sự giúp đỡ khi cần


🔎 Xem thêm: Chương 1 - Khối 1


1. Lắng nghe để học
Tổng quát
Bài học này giới thiệu những quy tắc lắng nghe giúp học sinh học tập hiệu quả. Các con được tham gia vào trò chơi Kích hoạt trí não đầu tiên có tác dụng hỗ trợ nâng cao khả năng tập trung chú ý, ghi nhớ và tự kiềm chế bản thân. Các con được giới thiệu phần “Think” (Suy nghĩ) trong chiến lược học tập tương tác Think, Turn, Tell (Suy nghĩ, Quay sang bạn bên cạnh, Chia sẻ).
Mục tiêu bài học
  • Gọi tên và miêu tả các quy tắc lắng nghe
  • Áp dụng sự chú ý, trí nhớ, và kĩ năng kiểm soát thôi thúc trong trò chơi phát triển trí não
2. Tập trung chú ý
Tổng quát
Bài học này giúp học sinh phát triển khả năng sử dụng mắt, tai, não bộ và tự đối thoại để nâng cao khả năng tập trung chú ý. Bên cạnh đó, học sinh biết cách sử dụng “ống nhòm tập trung”, một phép ẩn dụ giúp học sinh tập trung hơn.
Mục tiêu bài học
  • Gọi tên và miêu tả các quy tắc lắng nghe
  • Áp dụng kĩ năng chú ý trong một trò chơi
  • Chỉ ra các tín hiệu ngôn ngữ đặc trưng trong lớp học yêu cầu sự chú ý của học sinh
3. Làm đúng hướng dẫn
Tổng quát
Bài học này tập trung vào cách lắng nghe, ghi nhớ và làm đúng hướng dẫn. Học sinh hiểu được rằng để lắng nghe hiệu quả, các con cần sử dụng mắt, tai và não bộ.
Mục tiêu bài học
  • Thể hiện khả năng lắng nghe và làm theo hướng dẫn trong một trò chơi
4. Tự đối thoại để học
Tổng quát
Bài học này được xây dựng dựa trên những bài học trước và hướng dẫn học sinh cách áp dụng chiến thuật tự đối thoại để tập trung vào nhiệm vụ được giao, làm theo hướng dẫn và loại bỏ sự phân tâm.
Mục tiêu bài học
  • Thể hiện chiến thuật tự đối thoại để ghi nhớ hướng dẫn
5. Mạnh dạn
Tổng quát
Bài học này trang bị cho học sinh kỹ năng cần thiết để đề nghị có được thứ mình muốn hoặc cần một cách mạnh dạn. Bên cạnh đó, bài học tiếp tục giới thiệu phần “Turn” (Quay sang bạn bên cạnh) và “Tell” trong chiến lược học tập tương tác Think, Turn, Tell.
Mục tiêu bài học
  • Phân biệt sự yêu cầu một cách mạnh dạn với sự yêu cầu một cách bị động hoặc sự yêu cầu một cách hung hăng
  • Xác định tác phong và giọng điệu thể hiện sự mạnh dạn
  • Thể hiện kĩ năng giao tiếp mạnh dạn trong các bối cảnh khác nhau


CHƯƠNG 2: PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT
Trong chương trình CLISE, các kỹ năng cảm xúc - xã hội được kết hợp giảng dạy với những cấu phần chính của chương Phòng chống bắt nạt để xây dựng một chương trình phòng chống bắt nạt toàn diện. Mặc dù các kỹ năng cảm xúc - xã hội cung cấp kiến thức nền tảng quan trọng cho học sinh, tuy nhiên nghiên cứu cho thấy để phòng chống bắt nạt một cách hiệu quả, giáo viên cần chú trọng phát triển, khích lệ các kỹ năng và hành vi cụ thể, đồng thời khuyến khích các chuẩn mực tích cực của học sinh.


Mục tiêu của chương này là nhằm giúp học sinh phát triển các kỹ năng nhận diện, báo cáo và từ chối bắt nạt, từ đó xây dựng một môi trường an toàn và tôn trọng cho tất cả mọi người. Để đạt được mục tiêu này, học sinh lớp 1 sẽ học các nội dung:

1. Giữ an toàn và tôn trọng lẫn nhau:

  • Hiểu rằng việc tuân thủ nội quy lớp học sẽ giúp tất cả học sinh cảm thấy an toàn và được tôn trọng
  • Nhận biết được những hành động và lời nói thể hiện sự an toàn và tôn trọng, từ đó giúp các con tuân thủ nội quy

2. Nhận diện bắt nạt:

  • Hiểu rằng bắt nạt là những hành vi ác ý hoặc gây tổn thương xảy ra liên tục và đối tượng bị nhắm đến không có khả năng ngăn chặn những hành vi đó
  • Xác định được các hành vi bắt nạt

3. Báo cáo bắt nạt:

  • Xác định được những người lớn đáng tin cậy để chia sẻ về các hành vi bắt nạt hoặc ác ý
  • Mạnh dạn báo cáo các hành vi bắt nạt

4. Từ chối bắt nạt:

  • Hiểu rằng một cá nhân có thể từ chối việc bắt nạt xảy ra với mình hoặc với người khác
  • Kiên quyết từ chối các hành vi bắt nạt

5. Là người ngoài cuộc giúp ngăn chặn hành vi bắt nạt:

  • Kiên quyết từ chối các hành vi bắt nạt xảy ra với người khác
  • Báo cáo hoặc hỗ trợ báo cáo khi có hành vi bắt nạt xảy ra
  • Hỗ trợ những cá nhân bị bắt nạt bằng cách thể hiện sự quan tâm và hòa đồng với họ


🔎 Xem thêm: Chương 2 - Khối 1



6. Nhận diện bắt nạt
Tổng quát
Học sinh biết được rằng bắt nạt là khi ai đó cố tình nói hoặc thực hiện hành vi ác ý với người khác một cách liên tục và đối tượng bị nhắm đến không có khả năng ngăn chặn hành vi, lời nói đó.
Mục tiêu bài học
  • Xác định hành vi bắt nạt
  • Nhận diện hành vi bắt nạt trong những hoàn cảnh cụ thể
7. Báo cáo bắt nạt
Tổng quát
Học sinh học cách mạnh dạn báo cáo các trường hợp bắt nạt. Các con cũng xác định được những người lớn đáng tin cậy mà mình có thể tìm đến và báo cáo.
Mục tiêu bài học
  • Xác định người lớn đáng tin cậy để kể về hành vi bắt nạt
  • Phân biệt mách lẻo và báo cáo
  • Thể hiện cách báo cáo với người lớn về hành vi bắt nạt
8. Từ chối bắt nạt
Tổng quan
Học sinh học cách kiên quyết từ chối bắt nạt sau khi đã báo cáo với người lớn đáng tin cậy.
Lesson objectives
  • Nhận diện bắt nạt
  • Áp dụng kĩ năng từ chối bắt nạt một cách kiên quyết trong tình huống cụ thể
9. Sức mạnh của người ngoài cuộc đối với bắt nạt
Tổng quan
Học sinh biết được rằng các con có thể giúp ngăn chặn bắt nạt bằng cách nhận diện các hành vi bắt nạt, đứng lên bênh vực người bị bắt nạt, báo cáo hoặc hỗ trợ báo cáo các trường hợp bắt nạt, đồng thời giúp đỡ những cá nhân bị bắt nạt bằng cách thể hiện sự quan tâm và hòa đồng với họ.
Mục tiêu bài học
  • Định nghĩa người ngoài cuộc
  • Thể hiện các cách mà người ngoài cuộc có thể giúp đỡ để dừng việc bắt nạt trong tình huống cụ thể


CHƯƠNG 3: BẢO VỆ TRẺ EM

Các kỹ năng cảm xúc-xã hội được giảng dạy trong chương trình CLISE cung cấp nền tảng quan trọng cho chương này, tuy nhiên nghiên cứu cho thấy việc phát triển, khuyến khích các hành vi và kỹ năng cụ thể sẽ giúp học sinh ít bị tổn thương hơn trong các tình huống nguy hiểm hoặc bị lạm dụng.

Các bài học về Bảo vệ Trẻ em dạy học sinh cách nhận diện các tình huống không an toàn, ứng phó phù hợp và báo cáo tình huống với người lớn. Học sinh sẽ học cách áp dụng những kỹ năng này vào các tình huống nguy hiểm hoặc bị lạm dụng. Trong quá trình học cách nhận diện các tình huống không an toàn, học sinh được dạy các quy tắc về an toàn chung, chẳng hạn như không chơi với súng hoặc lửa, đội mũ bảo hiểm khi đi xe, v.v....


Mục tiêu học tập của chương này là giúp học sinh phát triển khả năng nhận diện, báo cáo và từ chối sự đụng chạm cũng như các tình huống không an toàn và hành vi lạm dụng tình dục.

Để đạt được mục tiêu này, học sinh lớp 1 sẽ học các nội dung:


1. Xác định và thực hiện các quy tắc sau:

  • Quy tắc Không bao giờ-Không bao giờ: Các quy tắc giữ an toàn phổ biến đối với súng, lửa, nước, việc lái xe, chó, các vật nhọn, phương tiện giao thông và việc qua đường
  • Quy tắc Luôn phải hỏi trước: Luôn hỏi ý kiến cha mẹ hoặc người phụ trách trước tiên
  • Quy tắc Đụng chạm: Một người không bao giờ được chạm vào bộ phận riêng tư trên cơ thể của các con ngoại trừ việc chăm sóc cho các con
  • Quy tắc Không bao giờ giữ bí mật: Không bao giờ giữ bí mật về việc đụng chạm

2. Phản ứng với các tình huống không an toàn bằng việc áp dụng các Cách giữ an toàn:

  • Nhận diện: Điều đó có an toàn không? Áp dụng quy tắc nào trong tình huống này?
  • Báo cáo: Mạnh dạn nói với người lớn
  • Từ chối: Mạnh dạn nói những từ biểu thị ý nghĩa từ chối

3. Áp dụng các Cách giữ an toàn trong những tình huống liên quan đến lạm dụng tình dục


🔎 Xem thêm: Chương 3 - Khối 1



10. Cách giữ an toàn
Tổng quan
Học sinh hiểu rằng việc áp dụng các Cách giữ an toàn và thực hiện quy tắc Không bao giờ - Không bao giờ sẽ giúp các con được an toàn.
Mục tiêu bài học
  • Xác định quy tắc giữ an toàn phổ biến (quy tắc Không bao giờ-Không bao giờ) đối với lửa, việc lái xe, việc qua đường, nước, vật nhọn và chó
  • Nhận diện các tình huống an toàn và không an toàn
  • Thể hiện việc áp dụng cách giữ an toàn trong các tình huống cụ thể
  • Áp dụng kĩ năng kiên quyết không vi phạm quy tắc Không bao giờ-Không bao giờ trong các tình huống cụ thể|}
11. Quy tắc Luôn phải hỏi trước
Tổng quan
Học sinh hiểu rằng hỏi cha mẹ hoặc người phụ trách trước khi làm gì, đi đâu hoặc nhận thứ gì từ ai sẽ giúp các con được an toàn. Học sinh cũng thực hành mạnh dạn nói ra ai là người các con cần hỏi ý kiến đầu tiên.
Mục tiêu bài học
  • Thể hiện việc tuân thủ quy tắc Luôn phải hỏi trước trong các tình huống cụ thể
  • Xác định người em nên hỏi ý kiến đầu tiên trong các tình huống cụ thể
12. Sự đụng chạm an toàn và không an toàn
Tổng quan
Học sinh hiểu được sự khác biệt giữa đụng chạm an toàn, không an toàn và không mong muốn. Học sinh cũng học cách vận dụng các kỹ năng mạnh dạn để từ chối sự đụng chạm không an toàn và không mong muốn.
Mục tiêu bài học
  • Xác định sự đụng chạm an toàn và không an toàn
  • Kiên quyết từ chối sự đụng chạm không an toàn trong các tình huống cụ thể
  • Kiên quyết từ chối sự đụng chạm không mong muốn trong các tình huống cụ thể
13. Quy tắc Đụng chạm
Tổng quan
Học sinh học Quy tắc Đụng chạm - một người không bao giờ được chạm vào các bộ phận riêng tư trên cơ thể của các con, ngoại trừ việc chăm sóc cho các con - và cách kiên quyết từ chối và báo cáo khi ai đó vi phạm quy tắc này. Học sinh cũng học được rằng các con không có lỗi khi ai đó vi phạm Quy tắc Đụng chạm.
Mục tiêu bài học
  • Xác định các bộ phận riêng tư của cơ thể
  • Xác định quy tắc Đụng chạm
  • Áp dụng các cách giữ an toàn trong tình huống ai đó vi phạm quy tắc Đụng chạm
14. Luyện tập các Cách giữ an toàn
Tổng quan
Học sinh thực hành áp dụng các Cách Giữ An toàn khi ai đó vi phạm Quy tắc Đụng chạm. Các con biết rằng mình không bao giờ được giữ bí mật về việc đụng chạm và phải tiếp tục báo với người lớn cho đến khi có ai đó giúp các con.
Mục tiêu bài học
  • Xác định quy tắc Đụng chạm
  • Xác định quy tắc Không bao giờ giữ bí mật
  • Áp dụng kĩ năng báo cáo một cách kiên quyết trong tình huống ai đó vi phạm quy tắc Đụng chạm và quy tắc Không bao giờ giữ bí mật
  • Áp dụng cách giữ an toàn trong tình huống ai đó vi phạm quy tắc Đụng chạm và quy tắc Không bao giờ giữ bí mật
15. Ôn tập các kỹ năng giữ an toàn
Tổng quan
Học sinh xem video David Speaks Up kể về câu chuyện của một cậu bé áp dụng các kỹ năng và khái niệm đã học được trong chương Bảo vệ Trẻ em để giữ an toàn. Sau đó học sinh tự thực hành lại các kỹ năng.
Mục tiêu bài học
  • Xác định các cách giữ an toàn, quy tắc Không bao giờ-Không bao giờ, quy tắc Luôn phải hỏi trước, quy tắc Đụng chạm, và quy tắc Không bao giờ giữ bí mật
  • Nhận diện tình huống ai đó vi phạm quy tắc Đụng chạm
  • Áp dụng các cách giữ an toàn trong các tình huống cụ thể


CHƯƠNG 4: THẤU CẢM
Thấu cảm là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc phát triển các hành vi theo chuẩn mực xã hội cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề giữa các cá nhân. Thấu cảm là chìa khóa cần thiết cho năng lực cảm xúc - xã hội, góp phần vào thành công trong học tập. Khả năng xác định, hiểu và phản hồi ân cần với cảm xúc của một người nào đó sẽ xây dựng nền tảng cho các hành vi hữu ích và có trách nhiệm với xã hội, giúp phát triển tình bạn, xây dựng kỹ năng hợp tác, đối phó và giải quyết xung đột - tất cả đều là những yếu tố giúp học sinh thành công ở trường.

Mục tiêu học tập của chương này là giúp học sinh phát triển năng lực thấu cảm và thể hiện lòng trắc ẩn đối với người khác. Để đạt được mục tiêu này, học sinh lớp 1 sẽ học các nội dung:


1. Nhận diện và thấu hiểu cảm xúc của bản thân cũng như của những người khác:

  • Xây dựng vốn từ vựng về cảm xúc
  • Sử dụng các tín hiệu về thể chất và môi trường hoàn cảnh để nhận diện cảm xúc của mình cũng như của người khác
  • Phân biệt giữa cảm xúc thoải mái và không thoải mái

2. Bước đầu tiếp nhận quan điểm của người khác:

  • Hiểu rằng những người khác nhau sẽ có cảm xúc giống hoặc khác nhau
  • Hiểu rằng cảm xúc có thể thay đổi theo thời gian
  • HIểu rằng phản ứng của người khác có thể là vô tình và không hề có chủ đích

3. Thể hiện lòng trắc ẩn đối với người khác:

  • Hiểu rằng lòng trắc ẩn là thể hiện sự thấu cảm thông qua hành động
  • Lắng nghe người khác để thể hiện sự quan tâm
  • Nói và làm những điều tử tế dành cho người khác để thể hiện sự quan tâm


🔎 Xem thêm: Chương 4 - Khối 1



16. Nhận diện cảm xúc
Tổng quan
Trong bài học này, học sinh sẽ học cách nhận diện cảm xúc thông qua những tín hiệu về thể chất, chẳng hạn như vui, buồn, ghê tởm, ngạc nhiên. (Bài học này có 2 phiếu đi kèm là 6A và 6B.)
Mục tiêu bài học
  • Gọi tên cảm xúc khi có những tín hiệu về thể chất
17. Các tín hiệu thể hiện cảm xúc
Tổng quan
Trong bài học này, học sinh biết được rằng ngoài tín hiệu về thể chất, các tín hiệu về môi trường hoàn cảnh cũng giúp con nhận diện cảm xúc của người khác. (Bài học này có 2 phiếu đi kèm là 7A và 7B.)
Mục tiêu bài học
  • Gọi tên cảm xúc khi có những tín hiệu về thể chất
  • Gọi tên cảm xúc khi có những tín hiệu về môi trường và hoàn cảnh
18. Tương đồng và khác biệt
Tổng quan
Bài học này tập trung vào sự tương đồng và khác biệt cảm xúc của mọi người. Học sinh sẽ học và hiểu được rằng việc mọi người có những cảm xúc khác nhau trong cùng một hoàn cảnh là điều hết sức bình thường.
Mục tiêu bài học
  • So sánh sự tương đồng và khác nhau về thể chất và cảm xúc của hai người
  • Giải thích được con người có cảm xúc khác nhau về cùng một hoàn cảnh
19. Cảm xúc thay đổi
Tổng quan
Bài học này giúp học sinh hiểu được rằng cùng một hoàn cảnh nhưng ở thời điểm khác nhau có thể mang đến những cảm xúc khác nhau, và cảm xúc có thể thay đổi theo thời gian.
Mục tiêu bài học
  • Thể hiện các hành vi chào đón, cởi mở
20. Tai nạn
Tổng quan
Bài học này giúp học sinh hiểu rằng một số hành động xảy ra là do vô tình chứ không phải cố ý. Học sinh biết được mình nên nói gì, làm gì khi vô tình để xảy ra chuyện gì đó.
Mục tiêu bài học
  • Hiểu được ý nghĩa của từ “tai nạn”
  • Biết cần nói gì khi vô tình làm điều gì không tốt
  • Dự đoán cảm xúc của người khác sau hành động của chính họ hoặc của người khác
21. Thể hiện sự quan tâm và chăm sóc
Tổng quan
Bài học này giúp học sinh biết cách thể hiện sự quan tâm chăm sóc (lòng trắc ẩn) thông qua việc lắng nghe, nói những điều tốt đẹp và giúp đỡ người khác khi các con thấu cảm với họ. Bài học này đề cập đến cảm xúc bối rối.
Mục tiêu bài học
  • Ghi nhớ rằng lắng nghe, nói điều tốt đẹp, và giúp đỡ là 3 cách để thể hiện sự quan tâm
  • Thể hiện sự quan tâm và giúp đỡ trong những hoàn cảnh cụ thể


UNIT 5: EMOTION MANAGEMENT


Teaching students to recognize strong feelings and use Calming-Down Steps to stay in control are effective ways to increase coping and reduce aggression and other problem behaviors. In this unit, students are taught proactive strategies to help prevent strong feelings from turning into negative behaviors. When intense feelings are allowed to escalate, strong physiological reactions hamper students' ability to reason and to solve interpersonal and other problems without aggression. The ability to keep strong emotions from escalating and driving behavior allows students the chance to employ many of the other skills taught in the program, such as effective communication, assertiveness, negotiation and compromise, and problem solving.

The goal of this unit is to develop students' ability to identify and manage their own strong feelings.

To achieve this goal,students in first grade learn to:

1. Understand strong feelings by:

  • Building on their vocabulary of feelings words
  • Learning that it is natural to experience a range of feelings
  • Understanding that although everyone feels angry sometimes, it is never okay to act in mean or hurtful ways toward others
  • Understanding that it is important to calm down when feelings are strong

2. Recognize their own strong feelings by:

  • Using physical clues
  • Understanding that feelings vary in strength and that when feelings are very strong, it is important to calm down

3. Calm down strong feelings using the Calming-Down Steps:

  • Stop-use your signal
  • Name your feeling
  • Calm down:
Breathe
Count
Use positive self-talk
Click on this link to watch a video demonstrating how to do belly breathing


🔎 Xem thêm: Chương 5 - Khối 1


22. Identifying Our Own Feelings
Tổng quan
Trong bài học này, học sinh sẽ được học cách nhận diện cảm xúc của bản thân bằng việc chú ý tới những dấu hiệu trên cơ thể. Bài học nhấn mạnh rằng mỗi người đôi lúc sẽ có những cảm xúc mạnh, đồng thời đề cập tới cảm xúc thất vọng.
Mục tiêu bài học
  • Xác định tín hiệu cơ thể giúp nhận diện cảm xúc
  • Xác định người lớn mà học sinh có thể trò chuyện về cảm xúc
23. Strong Feelings
Tổng quan
Bài học này giới thiệu tới học sinh rằng cảm xúc có các mức độ khác nhau. Học sinh biết được rằng các cảm xúc mạnh cần được quản lý. Bài học giới thiệu 2 bước đầu tiên trong Các Bước Trấn Tĩnh, đó là Nói “Dừng lại” và Gọi tên cảm xúc - những bước đầu giúp học sinh lấy lại bình tĩnh. Bài học cũng đề cập tới cảm xúc bất mãn.
Mục tiêu bài học
  • Nhận diện tình huống và tín hiệu cơ thể báo hiệu cảm xúc mạnh
  • Thể hiện 2 bước giữ bình tĩnh để kiểm soát cảm xúc mạnh
24. Calming Down Anger
Tổng quan
BBài học này dạy học sinh cách kiềm chế cảm xúc mạnh bằng việc thực hành kỹ thuật thở bụng (thở bằng cơ hoành). Bài học tập trung vào cảm xúc giận dữ.
Mục tiêu bài học
  • Giải thích những tín hiệu từ cơ thể và từ các tình huống báo hiệu cảm xúc giận dữ như thế nào
  • Thể hiện kĩ thuật thở bằng bụng chính xác
  • Sử dụng quy trình 3 bước để giữ bình tĩnh: nói “dừng lại”, gọi tên cảm xúc, và thở bằng bụng
25. Self-Talk for Calming Down
Tổng quan
Bài học này dạy học sinh cách luyện tập và áp dụng phương pháp tự đối thoại tích cực như một công cụ để giữ bình tĩnh. Bài học đề cập tới cảm xúc ghen tị.
Mục tiêu bài học
  • Nhận diện tình huống cần sử dụng kĩ thuật giữ bình tĩnh
  • Sử dụng phương pháp tự đối thoại tích cực để giữ bình tĩnh
26. Managing Worry
Tổng quan
Bài học này giới thiệu phương pháp đếm số để giữ bình tĩnh. Trong bài học này, học sinh áp dụng Các Bước Trấn Tĩnh để kiểm soát cảm xúc lo lắng.
Mục tiêu bài học
  • Nhận diện tình huống cần sử dụng kĩ năng giữ bình tĩnh
  • Thể hiện cách giữ bình tĩnh - thở bằng bụng, đếm, sử dụng phương pháp tự đối thoại tích cực
  • Xác định người trưởng thành mà học sinh có thể trò chuyện khi cảm thấy lo lắng


UNIT 6: PROBLEM SOLVING

Students' social problem-solving skills can be improved by direct instruction. Teaching problem-solving skills reduces impulsive behavior, improves social competence and friendships, and prevents violence. The skills taught in the CLISE program are designed to build students' ability to handle interpersonal conflicts effectively. Students capable of calming down and solving their own problems are more successful in school and in their interpersonal relationships.

There are two main goals for this unit. The first is to develop students' ability to solve problems in safe and respectful ways. The second is to develop students' skills for making and keeping friends.

To achieve these goals, students in first grade learn to:

1. Calm down before trying to solve problems, using the Calming-Down Steps:

  • Stop-use your signal
  • Name your feeling
  • Calm down:
Breathe
Count
Use positive self-talk

2. Apply the Problem-Solving Steps:

  • S: Say the problem without blame. Students learn to use words to describe a problem rather than acting in mean or aggressive ways.
  • T: Think of solutions. Students learn to think of multiple solutions to a problem, rather than acting on the first idea that comes to mind.
  • E: Explore consequences. Students learn to think about what could happen if a certain solution is chosen.
  • P: Pick the best solution. Students choose solutions that best meet prosocial goals.

3. Make and keep friends by:

  • Learning the three Fair Ways to Play: sharing, trading, and taking turns
  • Learning how to invite others to play
  • Learning that playing together with others helps you get to know them
  • Understanding the importance of choosing to have fun with a friend (a social goal) over getting one's own way (an individual goal)


🔎 See thêm: Chương 6 - Khối 1


27. Solving Problems, Part 1
Tổng quan
This lesson introduces the problem-solving process. Students learn and practice the first two steps, S:Say the problem, and T:Think of solutions.
Mục tiêu bài học
  • Mô tả các vấn đề nảy sinh trong tình huống cụ thể
  • Tìm các giải pháp khác nhau cho các vấn đề trong tình huống cụ thể
28. Solving Problems, Part 2
Tổng quan
This lesson continues teaching the problem-solving process. They learn and practice the second two steps, E:Explore consequences, and P:Pick the best solution.
Mục tiêu bài học
  • Dự đoán hệ quả của hành động bằng cách sử dụng mẫu câu nếu-thì
  • Lựa chọn một giải pháp phù hợp cho một vấn đề
29. Fair Ways to Play
Tổng quan
This lesson addresses the play skills of sharing, trading, and taking turns. These skills are necessary to promote fair and fun peer interactions.
Mục tiêu bài học
  • Định nghĩa và phân biệt chia sẻ, trao đổi, và chờ đến lượt
  • Xác định và nêu vấn đề trong một tình huống cụ thể
  • Đề ra các giải pháp khả thi cho một tình huống
  • Thể hiện cách chơi công bằng
30. Inviting to Join In
Tổng quan
This lesson addresses how to be inclusive and invite others to play. It encourages students to have empathy for students who have no one to play with.
Mục tiêu bài học
  • Áp dụng các bước giải quyết vấn đề
  • Thể hiện cách mời người khác tham gia chơi cùng trong tình huống cụ thể
31.Handling Name-Calling
Tổng quan
This lesson addresses name-calling. Effectively dealing with name-calling involves ignoring the remark and/or telling the person to stop in an assertive way. It can also include telling an adult.
Mục tiêu bài học
  • Thể hiện phản ứng cương quyết với sự xúc phạm
  • Xác định người lớn mà học sinh có thể xin giúp đỡ nếu sự xúc phạm không dừng lại
32. Reviewing CLISE skills
Tổng quan
In this lesson, students review and practice applying all CLISE skills and concepts learned this year.
Mục tiêu bài học
  • Ghi nhớ các kĩ năng đã được học
  • Thể hiện quy tắc lắng nghe
  • Thể hiện quy tắc giữ bình tĩnh
  • Gọi tên và giải thích một khái niệm hoặc kĩ năng đã học

File history

Click on a date/time to view the file as it appeared at that time.

Date/TimeThumbnailDimensionsUserComment
current12:10, 5 December 2022Thumbnail for version as of 12:10, 5 December 20221,875 × 400 (89 KB)Admin (talk | contribs)

There are no pages that use this file.

Metadata