File:Aq.png

From EXPART HR
Revision as of 07:01, 23 August 2021 by Admin (talk | contribs)
Jump to navigation Jump to search

Original file(2,864 × 415 pixels, file size: 221 KB, MIME type: image/png)

27.1.png

Chương trình CLISE sẽ được dạy và học theo hướng dựa vào kĩ năng (skills-based), nghĩa là các kĩ năng sẽ được rèn luyện và nâng cao theo thời gian và có sự tham gia rõ ràng của cả hệ thống nhà trường trong việc triển khai chương trình CLISE. Điều này sẽ yêu cầu sự thay đổi lớn trong tư duy và thực tiễn giảng dạy vốn chú trọng vào nội dung từ trước đến nay của cả giáo viên và học sinh.

Baa.png
Mức độ tiếp nhận kiến thức

Chương trình CLISE áp dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau để hướng dẫn học sinh đi qua ba mức tiếp nhận để đạt được mức độ thành thạo theo yêu cầu tối thiểu của một năng lực cụ thể (biểu đồ 2). Đặc thù của việc đào tạo kĩ năng và phẩm chất không chỉ yêu cầu học sinh thu nạp kiến thức một chiều mà còn yêu cầu học sinh có thể đánh giá, xử lý các nội dung đấy ở góc độ cá nhân và chuyển hóa chúng thành những năng lực được sở hữu bởi chính học sinh.

Biểu đồ 2. Ba mức tiếp nhận kiến thức trong chương trình CLISE.

Ở mức độ đầu tiên - Thu nạp kiến thức, học sinh sẽ học thông qua nghe, đọc, thảo luận, khám phá, và trải nghiệm. Mức độ này cho phép học sinh tiếp xúc với các thông tin cơ bản và những trải nghiệm có liên quan đến các năng lực, qua đó giúp học sinh phát triển hiểu biết sâu sắc về từng năng lực.

Tuy nhiên, những nội dung này chỉ được tiếp nhận một chiều, chưa được cá nhân hóa cho từng học sinh. Vì vậy, học sinh sẽ cần phải sử dụng tư duy phản biện để phân tích, nghiên cứu sâu hơn về các chủ đề nội dung được học, bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, sau đó áp dụng chúng vào hoàn cảnh của bản thân để có thể đạt được mức tiếp nhận thứ hai - Phản biện kiến thức. Ở bước thứ hai này, kiến thức không chỉ tồn tại bên ngoài học sinh mà đã dẫn đến một cách nhìn cá nhân về thế giới khách quan, nghĩa là kiến thức đã được sở hữu bởi học sinh.

Những góc nhìn và quan điểm này sẽ không thể ổn định ngay từ đầu, vì thế để có thể biến chúng thành những điểm mạnh của tính cách, phẩm chất, và kĩ năng, chúng cần được lặp đi lặp lại theo thời gian. Do vậy, giáo viên cần triển khai các hoạt động suy ngẫm để củng cố những hiểu biết sâu sắc của học sinh. Quá trình này sẽ dẫn đến mức tiếp nhận thứ ba - Chuyển hóa kiến thức thành kĩ năng và phẩm chất.

Mô hình giảng dạy này đề cao việc tự khám phá của học sinh, chứ không phải việc thuyết giảng. Vai trò của giáo viên trong chương trình CLISE vì thế trở thành người trợ giúp nhiều hơn là người hướng dẫn.


41.png
Cách tiếp cận học tập cơ bản

Để hỗ trợ việc thu nạp, phản biện và chuyển hóa kiến thức, chương trình CLISE khuyến khích việc áp dụng bốn cách tiếp cận học tập cơ bản, gồm: tư duy phản biện, suy ngẫm, quan điểm khoa học, và học tập tích cực.

Trong chương trình CLISE, tư duy phản biện đóng vai trò vô cùng quan trọng và được hiểu là quá trình khám phá, nghiên cứu các chủ đề và trải nghiệm thông qua lập luận logic, xem xét các quan điểm đa chiều, đối thoại, tranh biện, và các hoạt động khác để có được hiểu biết sâu hơn và tinh hơn. Cảm xúc và phẩm chất là những thứ không thể được áp đặt từ ngoài vào hay từ trên xuống, vì thế hiểu biết về các vấn đề này cần được phát triển dựa trên sự thống nhất với trải nghiệm cá nhân và thực tiễn thế giới khách quan. Vì thế, chương trình CLISE khuyến khích học sinh khám phá bản chất của việc lập luận khoa học, thuyết phục, chú trọng vào việc đặt đúng câu hỏi hơn là trả lời đúng câu hỏi.

Biểu đồ 3. Bốn cách tiếp cận học tập chính chương trình CLISE


Cách tiếp cận thứ hai là học qua suy ngẫm. Trong chương trình CLISE, các hoạt động suy ngẫm sẽ hướng sự chú ý của học sinh vào những trải nghiệm cá nhân theo một cách đều đặn và có chủ đích. Học sinh sẽ được khuyến khích tạo ra các trải nghiệm cá nhân, trực tiếp đối với các nội dung giảng dạy bằng việc tham gia, quan sát, và đánh giá suy ngẫm.  

Các giá trị phẩm chất thường được phát triển dựa trên những hiểu biết về cảm xúc, vì thế học sinh nên được khuyến khích tiếp cận các nội dung chương trình CLISE bằng quan điểm khoa học, nghĩa là các hình thức truy vấn. Những hoạt động truy vấn này phụ thuộc vào và dựa trên hiểu biết khoa học về bản thân chúng ta và thế giới xung quanh. Quan điểm khoa học sẽ cung cấp một cái nhìn khách quan về các giá trị đạo đức, không bị giới hạn và chi phối bởi một nền văn hóa hay tôn giáo nào. Cách tiếp cận khách quan này sẽ bổ trợ cho cách tiếp cận có tính chủ quan như suy ngẫm, để việc học được toàn diện và trọn vẹn.

Cách tiếp cận chính cuối cùng là học tập tích cực, gồm tất cả phương pháp và chiến lược có tính chủ động, yêu cầu sự tham gia tích cực của học sinh, đối lập với cách tiếp cận thụ động một chiều thông tin từ giáo viên đến học sinh. Học tập tích cực có thể là học tập hợp tác (dự án nhóm, thảo luận nhóm do học sinh chủ trì, trò chơi phối hợp), thể hiện sáng tạo (mỹ thuật, âm nhạc, biểu diễn, thơ ca), dự án cộng đồng, học tập sinh thái (tiếp cận trực tiếp với thế giới tự nhiên). Học tập tích cực là cách tiếp cận có tính thực hành để biến những khái niệm được học thành những hành động cụ thể, có ý nghĩa.  


5 (2).png
Cách tiếp cận giảng dạy cơ bản

Chương trình CLISE khuyến khích giáo viên tiếp cận việc giảng dạy theo hướng dựa theo quá trình (process-based). Phương pháp sư phạm này được rút ra từ các thuyết kiến tạo (constructivist theory). Việc giảng dạy sẽ tập trung vào “tại sao” và “như thế nào” hơn là “cái gì”. Những cách tiếp cận giảng dạy này sẽ hỗ trợ học sinh phát triển các kĩ năng và chuyển hóa các giá trị thông qua hành động và sự suy ngẫm vì quá trình học tập sẽ hiệu quả nhất khi người học được chủ động tham gia vào quá trình đó.  

Cách tiếp cận qua truyện kể (storytelling approach)

Cách tiếp cận này liên quan đến việc kể những câu chuyện, cả hư cấu và thực tế, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi dưỡng các giá trị. Giáo viên có thể sử dụng đa dạng các câu chuyện văn hóa, câu chuyện về các anh hùng và những câu chuyện đời thường để giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc phải thực hành những giá trị tốt đẹp, và để học sinh làm rõ cảm xúc của mình thông qua bài tập suy ngẫm. Điều quan trọng của cách tiếp cận này là lựa chọn câu chuyện phù hợp với lứa tuổi và sở thích của học sinh.

Học sinh được hướng dẫn để xác định niềm tin và giá trị cá nhân khi các em liên hệ những trải nghiệm cá nhân, xây dựng những câu chuyện của riêng mình hoặc xem xét câu chuyện của người khác. Cách tiếp cận này yêu cầu việc đặt câu hỏi mở, làm rõ, tóm tắt và tiếp nối đóng góp của người khác, khuyến khích học sinh phản hồi lẫn nhau.

Cách tiếp cận qua trải nghiệm thực tế (experiential approach)

Với cách tiếp cận này, học sinh trải qua một chu kỳ trải nghiệm, quan sát, suy ngẫm và ứng dụng khi các em tham gia vào việc học ở trong và ngoài lớp học. Học sinh được cung cấp trải nghiệm và nền tảng cho phép các em tự suy ngẫm về các giá trị, khái niệm và ý tưởng, đồng thời chuyển hóa các giá trị thông qua việc ứng dụng các kỹ năng và kiến ​​thức đã học trong các tình huống thực tế. Thông qua việc rút ra ý nghĩa từ việc làm cụ thể, học sinh càng có khả năng làm chủ việc học của mình và chuyển việc học của mình sang các tình huống mới khi được trải nghiệm. Lúc đó, học sinh tiếp tục suy ngẫm, đánh giá và đưa ra quyết định dựa trên các giá trị mà bản thân đã chuyển hóa thành công và biến các giá trị đó thành hành động.

Cách tiếp cận qua xác định giá trị (values clarification approach)

Cách tiếp cận này liên quan đến một quá trình từng bước giúp học sinh đưa ra các quyết định được cân nhắc kỹ lưỡng. Học sinh được tạo động lực để suy nghĩ và làm rõ các giá trị của mình thông qua việc phân tích cảm xúc cá nhân và hành vi của mình bằng cách sử dụng tư duy lý trí, sự thấu cảm và nhận thức cảm xúc. Bằng cách áp dụng các chiến lược như đối thoại và học tập hợp tác, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh đưa ra quyết định dựa trên một hệ thống giá trị hợp lý bao gồm các giá trị được xã hội đề cao. Quá trình đưa ra quyết định có trách nhiệm bao gồm xác định và đánh giá các lựa chọn, đưa ra quyết định, có lập trường và sống theo chuẩn mực được xây dựng cho bản thân.

Cách tiếp cận qua đổi vai (consideration approach)

Cách tiếp cận này được xây dựng dựa trên sự thấu cảm và nhằm mục đích phát triển một nhân cách biết quan tâm đến mọi người. Câu hỏi quan trọng khi đánh giá quan điểm của người khác là "Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn là người đó?" Học sinh sẽ học được rằng một quyết định có đạo đức là quyết định có xem xét đến các tác động của nó đối với những người khác. Bằng cách đón nhận quan điểm của người khác, học sinh sẽ cố gắng hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của người đó và hình thành một cái nhìn cân bằng về tình hình. Điều này được thực hiện thông qua việc sử dụng một số chiến lược như nhập vai và đặt câu hỏi.

Cách tiếp cận qua phát triển nhận thức (cognitive development approach)

Cách tiếp cận này dựa trên lý thuyết của Lawrence Kohlberg về sự phát triển đạo đức. Học sinh được khuyến khích phản ứng với các tình huống tiến thoái lưỡng nan về đạo đức trong thực tế hoặc giả định và được hướng dẫn để xếp hạng phản hồi theo các mức độ của Kohlberg về lý luận đạo đức. Quá trình này sẽ giúp học sinh phân tích được các động cơ đằng sau hành động của mình và nâng cao mức độ tự nhận thức về bản thân. Giáo viên có thể sử dụng thang đo này để đánh giá mức độ lý luận đạo đức của học sinh và sử dụng quy trình đặt câu hỏi CSI (Làm rõ-Nhạy cảm-Ảnh hưởng) để cho phép học sinh phát triển từ góc nhìn lấy bản thân làm trung tâm đến các giai đoạn phát triển đạo đức cao hơn, tập trung vào góc nhìn có tính xã hội và phổ quát hơn.

File history

Click on a date/time to view the file as it appeared at that time.

Date/TimeThumbnailDimensionsUserComment
current14:56, 29 October 2022Thumbnail for version as of 14:56, 29 October 20222,864 × 415 (221 KB)Admin (talk | contribs)

There are no pages that use this file.

Metadata