File:Z14.png

From EXPART HR
Revision as of 10:07, 15 September 2021 by Admin (talk | contribs)
Jump to navigation Jump to search

Original file(1,800 × 390 pixels, file size: 90 KB, MIME type: image/png)

Cảm xúc và văn hóa giao thoa như thế nào?

✍🏻Lưu ý: Mặc dù nghiên cứu đã làm rõ những cảm xúc và sự khác biệt về văn hóa, các nhà khoa học chỉ ra rằng thường có nhiều sự khác biệt trong cùng một nền văn hóa hơn là giữa các nền văn hóa. Nói cách khác, những phát hiện này không nên được áp dụng rập khuôn lên người khác, mà đó là điểm khởi đầu cho các cuộc đối thoại giữa những người có hoàn cảnh khác nhau.

Nghiên cứu đã nhận ra rằng một số cảm xúc nhất định có thể được biểu hiện qua khuôn mặt và giọng nói, ví dụ như giận dữ, buồn bã, sợ hãi, thích thú, ghê sợ và bất ngờ. Tuy nhiên, văn hóa có tác động đến cách chúng ta nhìn nhận và thể hiện cảm xúc.

Trong những nền văn hóa độc lập, ví dụ như các nền văn hóa phương Tây, đặc biệt ở những người Châu Âu chính gốc, mỗi người được coi là một cá thể độc nhất. Họ có tín ngưỡng, khát vọng và sở thích riêng của họ, và họ được dạy ưu tiên nhu cầu cá nhân hơn nhu cầu của người khác. Vì vậy, việc họ cảm thấy như thế nào là một điều quan trọng, và kết quả là người phương Tây thể hiện cảm xúc của mình một các tự do bởi nó củng cố thêm tính cá nhân và độc nhất của họ.

Trong những nền văn hóa phụ thuộc lẫn nhau, chẳng hạn như những nền văn hóa Đông Á và một vài nhóm văn hóa ở Mỹ, một người được coi là một phần của tập thể - việc bạn là ai phụ thuộc vào những mối quan hệ của bạn với những người khác - và được dạy đặt ưu tiên nhu cầu của tập thể lên trên nhu cầu của cá nhân. Vì vậy, con người nơi đây đặt nặng những cảm xúc kết nối giữa người với người, chẳng hạn như sự đồng cảm và cảm giác tội lỗi, bởi vì họ tập trung vào việc duy trì sự hòa hợp của tập thể. Thật vậy, một số nghiên cứu cho rằng cảm xúc của một người không nhất thiết biểu thị những gì người đó đang cảm nhận, mà là những gì cả tập thể của họ đang cảm nhận.

Ví dụ:

Một giáo viên tiểu học người da trắng ở Mỹ nhận thấy rằng có vài học sinh có nền tảng văn hóa Trung Quốc đang gặp khó khăn trong việc khẳng định cảm xúc bản thân trong một bài học về giải quyết xung đột. Qua cha mẹ của những em đó, cô giáo biết được rằng, trong gia đình, xung đột được giải quyết theo một cách rất khác mà không đòi hỏi học sinh phải xác định cảm xúc của các em.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, bởi vì ở phương Tây mọi người muốn tác động đến những người khác, nên họ thích những cảm xúc nhiều năng lượng chẳng hạn như vui vẻ, phấn khích, cảnh giác và nhiệt tình.

Ở các nền văn hóa Đông Á, những cảm xúc như bình tĩnh, hài lòng và thanh thản được coi trọng bởi việc thay đổi nhu cầu cá nhân của một ai đó để phù hợp với những người khác là điều quan trọng để duy trì sự hòa hợp trong tập thể.

Ví dụ:

Trong một bài học về sự khác biệt văn hóa trong quảng cáo, các học sinh phân tích sự khác nhau giữa các quảng cáo trên khắp thế giới tùy theo cách cảm xúc được nhìn nhận như thế nào trong nền văn hóa đó.

Tầm quan trọng của bài học

Cảm xúc là một dạng giao tiếp, giúp chúng ta hiểu và kết nối với những người xung quanh. Dù vậy, khi gặp gỡ một người với có hoàn cảnh xuất thân khác với chúng ta, chúng ta thường cảm thấy khó khăn trong việc hiểu và diễn giải cảm xúc của người đó.

Ví dụ, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng khi cố gắng đọc cảm xúc của người khác, những người phương Tây tập trung vào cá nhân người đó bởi vì họ cho rằng biểu hiện cảm xúc bộc phát của một người rất có thể phản ánh cảm xúc thật sự của họ.

Ngược lại, để biết được cảm xúc của người khác, người Đông Á thường nhìn xem những người xung quanh cá nhân đó đang có biểu hiện cảm xúc như thế nào, nhấn mạnh vào sự quan trọng của các mối quan hệ giữa người với người và sự hòa hợp của tập thể.

Điều này cũng có ảnh hưởng tới lớp học. Một nghiên cứu đã nhận ra rằng một nhóm gồm những giáo viên chủ yếu là người da trắng xác định cảm xúc trên khuôn mặt của những người da trắng chính xác hơn trên khuôn mặt những người da đen. Những khuôn mặt da đen không tức giận bị họ gán thành tức giận nhiều hơn so với những khuôn mặt da trắng - hiện tượng này được gọi là “thành kiến giận dữ”. Sau cùng, các giáo viên đó nhìn nhận hành vi của những học sinh da đen là chống đối hơn so với những học sinh da trắng.

Ví dụ:

Một trường học đã giảm đáng kể số vụ đình chỉ học bằng cách làm việc với các giáo viên để khắc phục những quan điểm phân biệt chủng tộc về cảm xúc của họ. Ví dụ, các giáo viên đã phải học cách dành thời gian để đặt câu hỏi về những nhận định của mình và độ chính xác của những đánh giá về phản ứng cảm xúc của học sinh - đặc biệt là những học sinh đến từ những nền văn hóa khác - trước khi đưa ra phản hồi.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận ra rằng văn hóa hình thành nên cách chúng ta nhìn nhận và tương tác với thế giới, điều này có thể thường xuyên gây ra xung đột khi những quan điểm này không có trong một nền văn hóa khác.

Ví dụ, một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng người Tây Tạng nhìn nhận cơn giận dữ như một hành vi đạo đức xấu xa bởi nó được hình thành từ ý muốn làm hại người khác. Trái lại, người Mỹ lại coi sự tức giận là một hành vi đạo đức trung lập. Mặc dù họ thừa nhận rằng sự giận dữ có thể có hại với những người khác, nhưng nó cũng có thể thúc đẩy một người giải quyết một vấn đề, có khả năng cải thiện xã hội.

Ví dụ:

Trước khi giảng dạy tiết học cảm xúc - xã hội về cách phù hợp để thể hiện sự giận dữ, một giáo viên da trắng ở Mỹ đã liên hệ với các phụ huynh của các học sinh đa văn hóa của mình để biết thêm về cách họ nhìn nhận sự giận dữ và cách họ dạy những đứa trẻ cách đối mặt với sự giận dữ.

“Sự khác biệt về văn hóa không nên chia rẽ chúng ta khỏi những người khác, mà nó nên mang tới sức mạnh tập thể và lợi ích cho toàn nhân loại” –Robert Alan Arthur

File history

Click on a date/time to view the file as it appeared at that time.

Date/TimeThumbnailDimensionsUserComment
current14:39, 27 February 2023Thumbnail for version as of 14:39, 27 February 20231,800 × 390 (90 KB)Admin (talk | contribs)

Metadata