File:School Header (9).png

From EXPART HR
Revision as of 03:57, 17 September 2021 by Admin (talk | contribs)
Jump to navigation Jump to search

Original file(1,800 × 496 pixels, file size: 145 KB, MIME type: image/png)

CHƯƠNG 1: TỰ CHỦ
Chương này tập trung vào các kỹ năng sống và kỹ năng tương tác - những kỹ năng rất quan trọng đối với tất cả chúng ta. Chương học được thiết kế nhằm nâng cao và duy trì sức bền cũng như sức khỏe tâm lý cho học sinh lớp 9 bằng cách giúp các em phát triển kỹ năng cảm xúc - xã hội. Nghiên cứu cho thấy những người trẻ tuổi sở hữu kỹ năng cảm xúc - xã hội tốt thường có khả năng đối phó tốt hơn với các tác nhân gây căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Những em này cũng có xu hướng có mối quan hệ tốt hơn với cha mẹ, giáo viên và bạn bè đồng trang lứa, đồng thời có thành tích học tập cao hơn. Ngoài ra, kỹ năng cảm xúc - xã hội còn giúp hạn chế khả năng gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tâm lý ở người trẻ.

Với phương pháp tiếp cận chú trọng vào điểm mạnh, chương học Tự chủ yêu cầu học sinh ít tập trung vào những khía cạnh mà các em cho là mình kém cỏi hoặc không phù hợp, thay vào đó tập trung nhiều hơn vào những điều các em nghĩ là mình làm tốt (hoặc khá) và có thể tận dụng được. Ví dụ, một học sinh có thể không có được cơ thể mà em cho là lý tưởng, nhưng cơ thể đó vẫn giúp em di chuyển, nói chuyện, ăn uống và cảm nhận. Một học sinh có thể không phải là người nổi bật nhất trong lớp, nhưng em vẫn có thể sở hữu những phẩm chất đáng quý như lòng trung thành, khiếu hài hước hay biết giúp bố mẹ chăm em sau khi tan lớp. Nói tóm lại, nếu học sinh tránh tập trung vào ‘lỗi lầm’ và ‘khiếm khuyết’ của bản thân, thay vào đó cố gắng phát triển những những phẩm chất vốn có và những điều các em làm tốt thì các em sẽ thấy hài lòng hơn trong cuộc sống.


Chương học Tự chủ sẽ đi sâu tìm hiểu 6 bộ kỹ năng sống và tương tác quan trọng:

• Suy nghĩ và tự đối thoại tích cực

• Nhận diện và quản lý cảm xúc

• Giải quyết vấn đề

• Truyền đạt

• Lập kế hoạch và quản lí thời gian

• Chăm sóc bản thân



1. Suy nghĩ và tự đối thoại tích cực, phần 1
Tổng quan
Chúng ta không thể kiểm soát tất cả các sự việc trong cuộc sống của mình, nhưng chúng ta có thể kiểm soát cách bản thân nhìn nhận về những sự việc đó, sau đó là cách chúng ta cảm nhận và dẫn đến kết quả cuối cùng là hành động của chúng ta.
Mục tiêu bài học
  • Nhận ra rằng chúng ta có thể kiểm soát cách nhìn nhận về các sự kiện trong cuộc sống
  • Xác định cách kiểm soát cảm xúc trước các sự kiện và cách ứng phó phù hợp

Giáo án
Phiếu học tập

2. Suy nghĩ và tự đối thoại tích cực, phần 2
Tổng quan
Có nhiều cách suy nghĩ tiêu cực về các tình huống (được gọi là lỗi nhận thức), và những cách này có thể dẫn đến việc chúng ta hiểu sai các tình huống và nói với bản thân những điều tiêu cực. Bài học này đề cập đến khái niệm chống lại các suy nghĩ tiêu cực và thay thế chúng bằng suy nghĩ tích cực.
Mục tiêu bài học
  • Nhận ra những cách suy nghĩ tiêu cực về các sự việc
  • Xác định cách chống lại các suy nghĩ tiêu cực và thay thế chúng bằng suy nghĩ tích cực

Giáo án


3. Nhận diện và quản lí cảm xúc, phần 1
Tổng quan
Xác định tầm quan trọng của việc nhận diện cảm xúc của bản thân và của người khác: một số cảm xúc rất dễ nhận ra; một số thì lại phức tạp hơn. Bài học này tìm hiểu các cách chống lại độc thoại tiêu cực gắn liền với một số cảm xúc nhất định.
Mục tiêu bài học
  • Giải thích tầm quan trọng của việc nhận diện cảm xúc của bản thân và của người khác
  • Khám phá các cách để chống lại tự độc thoại tiêu cực gắn liền với một số cảm xúc nhất định

Giáo án
Phiếu học tập


4. Nhận diện và quản lí cảm xúc, phần 2
Tổng quan
Nếu không được kiểm soát, một số phản ứng cảm xúc có thể không phù hợp, không có lợi hoặc thậm chí có hại cho bản thân và người khác. Bài học này tìm hiểu cách nhận diện các dấu hiệu cảnh báo và các chiến lược điều tiết cảm xúc.
Mục tiêu bài học
  • Khám phá các cách nhận diện các dấu hiệu cảnh báo của phản ứng cảm xúc không phù hợp
  • Phát triển các chiến lược quản lí cảm xúc

Giáo án
Phiếu học tập


5. Giải quyết vấn đề, phần 1
Tổng quan
Khám phá cách chia hầu hết các vấn đề thành 5 bước nhỏ để vấn đề trông đơn giản hơn và dễ giải quyết hơn.
Mục tiêu bài học
  • Khám phá cách chia nhỏ hầu hết các vấn đề thành 5 bước nhỏ để giải quyết

Giáo án
Phiếu học tập


6. Giải quyết vấn đề, phần 2
Tổng quan
Thảo luận về nhiều loại phản ứng tư duy (và sau đó là cảm xúc) mà chúng ta có thể gặp phải khi đối mặt với nhiều loại vấn đề khác nhau, đặc biệt là những vấn đề không thể tự khắc phục được. Bài học này tập trung vào các chiến lược chống lại suy nghĩ tiêu cực và cách tìm kiếm sự hỗ trợ để quản lý các vấn đề không thể tự giải quyết.
Mục tiêu bài học
  • Xác định các phản ứng về suy nghĩ và cảm xúc đối với các loại vấn đề khác nhau
  • Phát triển chiến lược chống lại các suy nghĩ tiêu cực
  • Xác định cách tìm kiếm hỗ trợ và giúp đỡ để giải quyết các vấn đề không thể tự giải quyết

Giáo án
Phiếu học tập


7. Truyền đạt, phần 1
Tổng quan
Tìm hiểu các cách truyền đạt của con người (bao gồm truyền đạt phi ngôn ngữ và qua các thiết bị điện tử), các vấn đề nảy sinh khi truyền đạt không thành công, bỏ sót thông tin hoặc hiểu sai ý quan trọng. Bài học đề cập đến tầm quan trọng của việc lắng nghe cẩn thận và trình bày rõ ràng cũng như những rào cản đối với việc truyền đạt rõ ràng (xao nhãng, cảm xúc, kỳ vọng, v.v…)
Mục tiêu bài học
  • Xác định các loại hình truyền đạt (ngôn ngữ, phi ngôn ngữ)
  • Xác định các vấn đề nảy sinh khi truyền đạt không thành công
  • Khám phá vai trò của việc lắng nghe cẩn thận và trình bày rõ ràng
  • Xác định các rào cản đối với việc truyền đạt rõ ràng

Giáo án
Phiếu học tập


8. Truyền đạt, phần 2
Tổng quan
Tìm hiểu về truyền đạt hiệu quả trong nhóm. Bài học cung cấp những gợi ý thiết thực để tham gia cuộc trò chuyện và đề cập đến các kỹ năng cần trau dồi để đạt được hiệu quả tương tác cao nhất.
Mục tiêu bài học
  • Xác định cách tham gia một cuộc trò chuyện
  • Khám phá các kĩ năng truyền đạt hiệu quả trong nhóm

Giáo án
Phiếu học tập


9. Truyền đạt, phần 3
Tổng quan
Khám phá 4 kỹ năng quan trọng trong truyền đạt giữa các mối quan hệ: tiếp thu quan điểm, quả quyết, đàm phán và giải quyết xung đột.
Mục tiêu bài học
  • Khám phá bốn kĩ năng quan trọng trong truyền đạt giữa các mối quan hệ: tiếp thu quan điểm, quả quyết, đàm phán, giải quyết xung đột

Giáo án
Phiếu học tập


10. Lập kế hoạch và quản lí thời gian, phần 1
Tổng quan
Tìm hiểu các cách quản lý thời gian hiệu quả để không bị căng thẳng và bỏ lỡ nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Trong bài này, học sinh suy ngẫm và đánh giá kỹ năng quản lý thời gian của bản thân.
Mục tiêu bài học
  • Khám phá các cách quản lí thời gian hiệu quả
  • Suy ngẫm và đánh giá kĩ năng quản lí thời gian của bản thân

Giáo án
Phiếu học tập


11. Lập kế hoạch và quản lí thời gian, phần 2
Tổng quan
Xác định chiến lược đặt mục tiêu, dự đoán các cản trở, lập kế hoạch và lên lịch trình thực tế.
Mục tiêu bài học
  • Xác định chiến lược đặt mục tiêu, dự đoán các cản trở, lập kế hoạch, lên lịch trình thực tế

Giáo án
Phiếu học tập


12. Chăm sóc bản thân, phần 1
Tổng quan
Khám phá tầm quan trọng của việc chăm sóc bản thân bằng cách ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và suy nghĩ tích cực. Học sinh tự đánh giá chế độ chăm sóc bản thân của mình và xác định các điểm cần cải thiện.
Mục tiêu bài học
  • Nhận ra tầm quan trọng của việc chăm sóc bản thân tốt
  • Đánh giá chế độ chăm sóc bản thân và xác định các điểm cần cải thiện

Giáo án
Phiếu học tập


13. Chăm sóc bản thân, phần 2
Tổng quan
Trình bày một loạt các kỹ thuật quản lý căng thẳng và thư giãn mà học sinh có thể lựa chọn.
Mục tiêu bài học
  • Trình bày các kĩ thuật quản lí căng thẳng và giúp thư giãn

Giáo án


14. Chăm sóc bản thân, phần 3
Tổng quan
Giải thích tầm quan trọng của việc củng cố và duy trì sức khỏe bằng cách tập trung vào thế mạnh thay vì các thiếu sót của bản thân.
Mục tiêu bài học
  • Giải thích tầm quan trọng của việc tập trung vào thế mạnh thay vì các thiếu sót của bản thân

Giáo án
Phiếu học tập


15. Chăm sóc bản thân, phần 4
Tổng quan
Tìm hiểu tầm quan trọng của việc tìm kiếm sự giúp đỡ cho bản thân hoặc cho người khác và khám phá dấu hiệu cảnh cảnh báo của các vấn đề khác nhau. Học sinh xác định các nguồn hỗ trợ có thể tiếp cận khi cần đến sự giúp đỡ (ví dụ: bạn bè, trường học, gia đình, cộng đồng).
Mục tiêu bài học
  • Xác định các dấu hiệu cảnh báo của các vấn đề khác nhau
  • Xác định nguồn hỗ trợ có thể tiếp cận khi cần đến sự giúp đỡ

Giáo án
Phiếu học tập


Các khái niệm quan trọng

Chương học Tự chủ dựa trên các nguyên tắc của nhận thức - hành vi. Theo cách tiếp cận dựa trên bằng chứng này, suy nghĩ đóng vai trò trung tâm, ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi sau đó của mỗi người. Nói cách khác, khi một sự việc xảy ra, chính những suy nghĩ và suy diễn của chúng ta về sự việc đó - chứ không phải bản thân sự việc - sẽ khiến chúng ta có những cảm xúc và hành động nhất định.

Trong bối cảnh trường học, một ví dụ về nguyên tắc A-B-C-D (xem bên dưới) đó là khi hai học sinh có cùng điểm số trong bài kiểm tra nhưng lại có phản ứng cảm xúc và hành vi hoàn toàn khác nhau. Một học sinh có thể thất vọng và khó chịu vì cho rằng đó chưa phải là điểm cao nhất và em đã không thể hiện tốt trong bài kiểm tra, trong khi học sinh kia có thể vui mừng vì đây là điểm số cao hơn mức bình thường mà em đạt được. Thầy/cô có thể xem video minh họa số 2 - Suy nghĩ & Tự đối thoại tích cực - Bài 1 đã có sẵn trong thư mục video của chương này.


VÍ DỤ VỀ MÔ HÌNH A-B-C-D

Mô hình này chỉ ra rằng mặc dù chúng ta ít khi thay đổi được sự việc nhưng lại hoàn toàn có thể thay đổi cách bản thân suy nghĩ, nhìn nhận về sự việc, kéo theo những thay đổi trong cảm xúc và hành vi. Nói một cách đơn giản, thay đổi lối suy nghĩ sẽ khiến chúng ta có những cảm xúc tích cực hơn.

Nhiều video, hoạt động trên lớp và các gợi ý thảo luận trong chương này có liên quan trực tiếp đến Mô hình A-B-C-D. Những nội dung này thường đi kèm với các câu hỏi về suy nghĩ của học sinh khi thực hiện hoạt động hoặc suy nghĩ về sự việc đang được thảo luận cũng như ảnh hưởng của chúng đến cảm xúc và hành vi của các em. Điều quan trọng là thầy cô cần khắc ghi mối liên hệ giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi. Khái niệm Mô hình A-B-C-D được trình bày chi tiết trong Suy nghĩ & Tự đối thoại tích cực - Bài 1.

Khi thầy cô cảm thấy học sinh của mình đã nắm bắt tốt khái niệm Mô hình A-B-C-D, bước tiếp theo là khuyến khích các em tập thói quen chống lại suy nghĩ tiêu cực về các sự việc để có những cảm xúc tích cực hơn. Bộ kỹ năng Suy nghĩ & Tự đối thoại tích cực đề cập chi tiết về vấn đề này và đi kèm với nhiều video minh họa.




CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ CÁC MỐI QUAN HỆ
Phòng chương trình đang cập nhật nội dung này và nó sẽ sớm được hiển thị ở ô này để thầy/cô có thể theo dõi. Trong quá trình chờ cập nhật, thầy/cô vẫn sử dụng các tài liệu ở Google Drive để triển khai việc giảng dạy như bình thường.



16. Tương tác
Tổng quan
Students learn to recognize bullying and understand the difference between bullying and conflict. Students also practice identifying different types of bullying and using their assertiveness skills to refuse and report bullying.
Mục tiêu bài học
  • Xác định các kĩ năng xã hội cần thiết để hợp tác làm việc trong các nhóm
  • Khám phá tầm quan trọng của các mối quan hệ
  • Khám phá và xác định các chiến lược kiên cường
  • Áp dụng các chiến lược kiên cường vào các vấn đề về các mối quan hệ

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]


17. Các mối quan hệ
Mục tiêu bài học
  • Khám phá các loại quan hệ khác nhau trong cuộc sống
  • Suy ngẫm về vai trò khác nhau của bản thân trong các mối quan hệ và chúng thay đổi theo thời gian như thế nào
  • Xác định và đánh giá tính chất của một người bạn tốt

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]

18. Giao tiếp trong các mối quan hệ
Mục tiêu bài học
  • Nghiên cứu vai trò của kĩ năng giao tiếp trong các mối quan hệ
  • Xác định các kĩ năng cần thiết để giao tiếp hiệu quả
  • Thực hiện bắt đầu một cuộc trò chuyện và sử dụng kĩ năng lắng nghe

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]

19. Cảm xúc trong các mối quan hệ
Mục tiêu bài học
  • Nghiên cứu việc xác định cảm xúc có thể giúp nhận biết suy nghĩ của người khác như thế nào
  • Nhận diện và diễn giải các biểu hiện cảm xúc bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
  • Phát triển khả năng tiếp thu quan điểm của người khác
  • Miêu tả vai trò của tự đối thoại trong các tương tác
  • Xác định mối liên kết giữa suy nghĩ và cảm xúc

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]

20. Suy nghĩ trong các mối quan hệ
Mục tiêu bài học
  • Phát triển khả năng tiếp thu quan điểm của người khác
  • Đánh giá tác động của suy nghĩ lên cảm xúc và hành vi trong các tương tác
  • Giải thích tại sao mọi người phản ứng khác nhau trong cùng một tình huống
  • Miêu tả liên kết giữa suy nghĩ, cảm xúc, và hành động
21. Giải quyết vấn đề trong các mối quan hệ
Mục tiêu bài học
  • Áp dụng mô hình giải quyết vấn đề để giải quyết các vấn đề liên thân
  • Phát triển khả năng tiếp thu quan điểm của người khác
  • Phát triển cách tiếp cận tích cực đối với giải quyết vấn đề

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]

22. Người tồn tại bí ẩn
Mục tiêu bài học
  • Áp dụng mô hình giải quyết vấn đề để giải quyết một vấn đề của nhóm
  • Thực hành kĩ năng đàm phán và giải quyết xung đột
  • Phát triển khả năng tiếp thu quan điểm của người khác
  • Phát triển khả năng tự suy ngẫm về các giá trị của bản thân

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]

23. Hãy tin tôi
Mục tiêu bài học
  • Xác định các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của người trẻ
  • Nhận diện các tình huống cụ thể cần đến sự giúp đỡ
  • Xác định những người, nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ
  • Nghiên cứu những điều ngăn cản người trẻ tiếp cận sự hỗ trợ
  • Phát triển các lựa chọn để đáp ứng nhu cầu sức khỏe

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]

24. Dự án nhóm
Mục tiêu bài học
  • Thể hiện kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề và xung đột để quản lí các mối quan hệ một cách hiệu quả
  • Phát triển khả năng tiếp thu quan điểm của người khác
  • Khám phá sự đa dạng của các mối quan hệ và tác động của chúng lên sức khỏe
25. Dự án nhóm
Mục tiêu bài học
  • Áp dụng các kĩ năng đã học vào việc trình bày dự án nhóm

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]


CHƯƠNG 3: GIÁO DỤC GIỚI TÍNH

Nội dung của Chương này được lựa chọn từ chương trình giảng dạy Quyền, Tôn trọng và Trách nhiệm (3Rs). Chương trình 3Rs được thiết kế bài bản để đáp ứng tất cả các Tiêu chuẩn Giáo dục Giới Tính Quốc gia của Mỹ. Các Tiêu chuẩn xác định nội dung và các kỹ năng cốt lõi tối thiểu để giáo dục giới tính từ Lớp 1-12 theo nhu cầu của học sinh, sự giới hạn về nguồn lực của giáo viên và thời gian cho phép trong nhà trường.


Trong trình tự Lớp 9-10, có tổng cộng 15 bài học trong chương Giáo dục giới tính, tám bài học ở lớp 9, bảy bài học ở lớp 10. 15 bài học này bao gồm tất cả bảy chủ đề từ Tiêu chuẩn Giáo dục Giới tính Quốc gia của Mỹ: Giải phẫu và Sinh lý, Sự phát triển của Tuổi dậy thì và Vị thành niên, Bản sắc cá nhân, Mang thai và Sinh sản, STDS / HIV, Quan hệ lành mạnh, An toàn cá nhân. Chúng được thiết kế để xây dựng theo trình tự và phù hợp với sự phát triển của học sinh để các bài học ở mỗi lớp được xây dựng dựa trên các bài học từ các cấp lớp trước đó.


Trong số bảy chủ đề trong chương trình 3Rs, trọng tâm lớn nhất ở lớp 9-10 là các khía cạnh Mang thai và Sinh sản, Mối quan hệ lành mạnh, STDs / HIV và An toàn cá nhân trong khi Bản sắc cá nhân và Sự phát triển của tuổi dậy thì và thanh thiếu niên cũng được thể hiện rõ ràng trong các bài học. Các bài học này xây dựng, củng cố và mở rộng các khái niệm có liên quan được giới thiệu ở bậc tiểu học và lớp 6-8.




26. Nạn nhân không bao giờ có lỗi
Tổng quan
Trong bài học này, sẽ có sự xuất hiện của những nạn nhân của việc hiếp dâm đến từ một tổ chức cộng đồng. Thầy/cô sẽ sử dụng bản Hướng dẫn dành giáo viên lựa chọn diễn giả khách mời, đồng thời chuẩn bị kỹ càng để kết nối với Chuyên viên Công tác học sinh của trường. Thầy/cô yêu cầu các em chuẩn bị trước các câu hỏi và hướng dẫn cách động viên diễn giả chia sẻ để tăng tầm ảnh hưởng, đồng thời giảm thiểu sự khơi gợi về sự việc đã xảy ra cho các học sinh trong lớp. Bài tập về nhà của học sinh là xác định 2 trang web tin cậy có thể hỗ trợ nạn nhân của tấn công tình dục.
Mục tiêu bài học
  • Miêu tả ảnh hưởng của việc hiếp dâm và tấn công tình dục đối với nạn nhân
  • Giải thích vì sao nạn nhân của việc hiếp dâm và tấn công tình dục không bao giờ có lỗi
  • Liệt kê các nguồn hỗ trợ nạn nhân của việc hiếp dâm và tấn công tình dục

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]


27. Xu hướng tính dục, hành vi và định danh
Tổng quan
Trong bài học này, (sử dụng Hướng dẫn dành cho giáo viên) thầy/cô sẽ giới thiệu cho học sinh khái niệm của ngôn ngữ “cờ vàng” trong khi phân tích sức hấp dẫn của một người đối với một người người khác, cũng như hành vi và bản dạng giới của một ai đó. Tiếp đến, học sinh sẽ hoàn thành phiếu bài tập thực tế và lầm tưởng sau đó so đáp án theo cặp. Thầy/cô sử dụng Hướng dẫn giáo viên để kiểm tra đáp án của các em. Bài tập về nhà là học sinh sẽ xác định và suy ngẫm về những kiến thức quan trọng đã học được về đối tượng được cho là có khuynh hướng tính dục khác biệt.
Mục tiêu bài học
  • Kể tên các xu hướng tính dục khác nhau
  • Miêu tả và so sánh 3 cấu phần của xu hướng tính dục (xu hướng, hành vi, và định danh)

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]


28. Giới tính
Tổng quan
Bài học này sẽ đưa ra định nghĩa về giới tính và giới tính sinh học, ngoài ra còn chỉ ra những khác biệt giữa phát triển giới tính, hợp giới, chuyển giới và bản dạng giới. Học sinh sẽ lên ý tưởng kịch bản giới tính cho những người lúc sinh ra là con trai và con gái. Học sinh thực hiện hoạt động theo cặp để mô tả bức tranh của một người mà không sử dụng bất cứ thông tin gì liên quan đến giới tính để bạn cùng cặp đoán giới tính của người đó. Hoạt động này giúp củng cố phạm vi của một xã hội quyết định mọi thứ dựa trên giới tính. Bài tập về nhà là học sinh sẽ xem một clip của chương trình “I Am Jazz” trên tivi sau đó trả lời các câu hỏi.
Mục tiêu bài học
  • Giải thích giới tính và bản dạng giới là gì, chúng khác gì so với giới tính sinh học
  • Định nghĩa “kịch bản giới tính”
  • Xác định các nguồn của kịch bản hay thông điệp về giới tính mà bản thân nhận được trong quá trình trưởng thành

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]


29. Quyết định sẽ quyết định
Tổng quan
Trong bài học này, học sinh sẽ tham gia vào hoạt động thực hành đưa ra quyết định một cách nhanh chóng, sau đó suy ngẫm về các yếu tố đã tác động tới những quyết định đó. Bài học này giới thiệu mô hình ra quyết định DOGMA với ví dụ về việc ăn một chiếc bánh mỳ donut và học sinh vận dụng mô hình này vào kịch bản nói về một cặp đôi vị thành niên đưa ra quyết định về tình dục. Bài tập về nhà của các em là hướng dẫn bố, mẹ hoặc người chăm sóc của mình cách vận dụng mô hình ra quyết định DOGMA và phân tích quyết định mà họ đã đưa ra sử dụng mô hình này.
Mục tiêu bài học
  • Miêu tả các bước của mô hình ra quyết định DOGMA
  • Áp dụng mô hình ra quyết định DOGMA trong tình huống liên quan đến việc tránh thai và tình dục an toàn

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]


30. Quyết định quan hệ tình dục
Tổng quan
Học sinh sẽ thực hiện một hoạt động trên phiếu học tập với nhiệm vụ là suy ngẫm về mức độ sẵn sàng của các em để bước vào một mối quan hệ tình dục với một người nào đó. Tiếp đến, học sinh sẽ làm việc theo nhóm nhỏ để lên nội dung đồng thời thực hành hoạt động đóng vai sau đó trình bày với cả lớp. Sau đó, thầy/cô sẽ tiến hành phân tích quyết định của các nhân vật. Kết thúc bài học, thầy/cô củng cố những điểm cần lưu ý về tầm quan trọng của việc làm rõ những quyết định của bản thân các em về tình dục để các em có thể chia sẻ quan điểm một cách rõ ràng với người đồng hành của mình sau này.
Mục tiêu bài học
  • Xác định các lí do khác nhau mà người trẻ lựa chọn tham gia hoặc không tham gia vào các hành vi tình dục
  • Xác định các câu hỏi cung cấp thông tin về mức độ sẵn sàng tham gia hành vi tình dục với đối phương
  • Truyền đạt thông điệp về giới hạn mức độ quan hệ tình dục với đối phương trong tình huống giả định

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]


31. Nếu...thì...
Tổng quan
Mở đầu bài học, học sinh sẽ xem một video ngắn về việc mang thai ngoài ý muốn và xem xét những chi tiết cụ thể liên quan đến việc thử thai. Sau đó học sinh làm việc theo nhóm nhỏ, suy nghĩ và phân tích 3 phương án một người có thể lựa chọn sau khi biết rằng mình có thai bao gồm trở thành bố/mẹ, gửi làm con nuôi và phá thai. Kết thúc bài học, học sinh sẽ xem một video ngắn nói về việc gửi con nuôi, sau đó bài tập về nhà là các em tìm thông tin cụ thể về việc mang thai trên 3 trang web sức khỏe tình dục vị thành niên.
Mục tiêu bài học
  • Kể tên các dấu hiệu của việc có thai
  • Giải thích các phương án mà một người có thể lựa chọn khi biết rằng mình có thai
  • Miêu tả lí do vì sao một người có thể lựa chọn/không lựa chọn những phương án trên
  • Định nghĩa chăm sóc tiền sản

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]


32. Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Tổng quan
Trong bài học này, học sinh sẽ tham gia một trò chơi được ưa chuộng tên là Jeopardy để ôn tập lại những nội dung quan trọng về sức khỏe tình dục liên quan tới các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, bao gồm kiểm tra, triệu chứng, hành vi nguy hiểm và các biện pháp điều trị. Học sinh sẽ suy ngẫm về 2 yếu tố về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục mà các em đã học. Bài tập về nhà là các em sẽ phân tích 2 kênh thông tin về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cho trẻ vị thành niên, trong đó, một kênh đánh tin cậy, và kênh còn lại có những thông tin sai lệch.
Mục tiêu bài học
  • KKể tên các triệu chứng của bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
  • Miêu tả các thông tin liên quan đến kiểm tra bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
  • Phân biệt giữa trang web cung cấp thông tin khoa học và trang web cung cấp thông tin sai lệch, thiếu tôn trọng về bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]


33. Sử dụng bao cao su đúng cách
Tôgnr quan
Trong bài học này, học sinh sẽ ôn tập lại các bước sử dụng bao cao su đúng cách thông qua việc làm mẫu của thầy/cô. Sau đó, học sinh làm việc theo cặp, sử dụng quy trình 11 bước để thực hành đặt bao cao su vào mô hình dương vật hoặc một quả chuối, sau đó sẽ đánh giá theo cặp về khả năng thực hiện các bước theo đúng trình tự. Bài tập về nhà là các em sẽ đi tới hiệu thuốc thử mua bao cao su và suy ngẫm về trải nghiệm của chính mình và phản ứng của nhân viên cửa hàng, nếu có.
Mục tiêu bài học
  • Miêu tả các bước sử dụng bao cao su đúng cách

[ Giáo án]
[ Phiếu học tập]


File history

Click on a date/time to view the file as it appeared at that time.

Date/TimeThumbnailDimensionsUserComment
current12:26, 27 February 2023Thumbnail for version as of 12:26, 27 February 20231,800 × 496 (145 KB)Admin (talk | contribs)

The following page uses this file:

Metadata