Work efficiency management/ Quản lý hiệu quả công việc

From EXPART HR
Revision as of 09:57, 14 August 2021 by Admin (talk | contribs) (Created page with "<div style="text-align: center; font-size: 24px; color:#472c8f"> '''PHÒNG CHỒNG BẮT NẠT''' </div> ==<div style="font-size: 20px; color:#472c8f"> '''Tầm quan trọng...")
(diff) ← Older revision | Latest revision (diff) | Newer revision → (diff)
Jump to navigation Jump to search
PHÒNG CHỒNG BẮT NẠT

Tầm quan trọng của Chương học

Trong chương trình CLISE, các kỹ năng cảm xúc - xã hội được kết hợp giảng dạy với những cấu phần chính của chương Phòng chống bắt nạt để xây dựng một chương trình phòng chống bắt nạt toàn diện. Mặc dù các kỹ năng cảm xúc - xã hội cung cấp kiến thức nền tảng quan trọng cho học sinh, tuy nhiên nghiên cứu cho thấy để phòng chống bắt nạt một cách hiệu quả, giáo viên cần chú trọng phát triển, khích lệ các kỹ năng và hành vi cụ thể, đồng thời khuyến khích các chuẩn mực tích cực của học sinh.

Các bài học trong chương Phòng chống bắt nạt thúc đẩy phát triển các kỹ năng và hành vi tích cực thông qua việc dạy cho học sinh cách nhận diện, báo cáo và từ chối bắt nạt. Học sinh học cách áp dụng các kỹ năng trong chương học khi bị bắt nạt và khi chứng kiến người khác bị bắt nạt. Trong quá trình học cách nhận diện các hành vi bắt nạt, học sinh sẽ nâng cao được nhận thức về vấn đề, biết cách xác định các hành vi bắt nạt xảy ra với bản thân hoặc với người khác, đồng thời biết cảm thông với những bạn bị bắt nạt. Việc gửi một thông điệp rõ ràng tới học sinh rằng các con cần báo cáo khi phát hiện hành vi bắt nạt giúp thiết lập một chuẩn mực tích cực, khiến những học sinh có xu hướng thực hiện hành vi bắt nạt biết được hệ quả của hành động đó cũng như hỗ trợ người lớn trong việc giảm thiểu nạn bắt nạt. Các bài học về từ chối bắt nạt giúp củng cố thông điệp rằng không nên dung thứ cho hành vi bắt nạt, đồng thời khuyến khích học sinh mạnh dạn báo cáo và đứng lên chống lại các hành vi này.

'L​​Tổng quan các bài học

Bài mở đầu: Nội quy lớp học

Học sinh nhận biết được những hành động và lời nói an toàn, tôn trọng mà các con cần thực hiện để đảm bảo tuân thủ nội quy của lớp. Qua đó, các con ý thức được rằng việc tuân thủ nội quy lớp học gắn với việc tạo lập một môi trường thoải mái, an toàn, tôn trọng cho toàn bộ học sinh trong lớp.

Bài 5: Nhận diện bắt nạt

Học sinh biết được rằng bắt nạt là khi ai đó cố tình nói hoặc thực hiện hành vi ác ý với người khác một cách liên tục và đối tượng bị nhắm đến không có khả năng ngăn chặn hành vi, lời nói đó. Ngoài ra, học sinh cũng ý thức được rằng hành vi bắt nạt là bất bình đẳng và phiến diện.

Bài 6: Báo cáo bắt nạt

Học sinh học cách mạnh dạn báo cáo các trường hợp bắt nạt. Các con cũng xác định được những người lớn đáng tin cậy mà mình có thể tìm đến và báo cáo.

Bài 7: Từ chối bắt nạt

Học sinh học cách kiên quyết từ chối bắt nạt sau khi đã báo cáo với người lớn đáng tin cậy.

Bài 8: Sức mạnh của người ngoài cuộc đối với bắt nạt

Học sinh biết được rằng các con có thể giúp ngăn chặn bắt nạt bằng cách nhận diện các hành vi bắt nạt, đứng lên bênh vực người bị bắt nạt, báo cáo hoặc hỗ trợ báo cáo các trường hợp bắt nạt, đồng thời giúp đỡ những cá nhân bị bắt nạt bằng cách thể hiện sự quan tâm và hòa đồng với họ.


Vận dụng kỹ năng hàng ngày

Bắt nạt thường ít khi xảy ra trong những lớp học có môi trường tích cực. Việc đặt ra những kỳ vọng cao về học tập và hành vi, bao gồm cả mối quan hệ tích cực giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên giúp xây dựng một cộng đồng học tập biết quan tâm. Để đạt được hiệu quả lâu dài thì những hành vi và kỹ năng giúp phát triển các mối quan hệ tích cực cần được thực hiện hàng ngày. Việc lặp đi lặp lại những hành vi, kỹ năng đó giúp nuôi dưỡng và duy trì các mối quan hệ tích cực. Quy trình ba bước dưới đây sẽ giúp thầy/cô vận dụng các kỹ năng và hành vi giúp xây dựng mối quan hệ tích cực vào đời sống thường nhật.

'Dự đoán tình huống

At the beginning of the day or before activities that naturally include student interaction, such as recess, lunchtime, group work, or P.E., have students ANTICIPATE ways to include and have fun with others: What is something kind and respectful you can say or do if you see someone sitting alone at lunch today? (Do you want to sit by me?)

Củng cố kỹ năng

Notice when students include others or demonstrate other behaviors that promote positive relationships. REINFORCE the behavior with specific feedback: Lin, I can see by the look on Marco's face that he is happy to be sitting with you at lunch. It sounds like you have a lot of interesting things to say to each other!

Model out loud for students how you use skills and behaviors to promote positive relationships. For example, at the beginning of the day, meet students at the door as they enter, smile,and greet students individually: Good morning, Elisa! How did your big soccer game go?

Remind students to include others and treat each other with respect and kindness: While you are waiting in the lunch line today, I will be looking for students who can wait respectfully without touching anyone else.

Suy ngẫm

Have students REFLECT on what skills they used and how they included and had fun with others. For example, at the end of the day or after an activity with lots of student interaction, ask: Before lunch, you thought about what you could say or do if you saw someone sitting alone. What kind and respectful thing did you say or do?

Hoạt động tích hợp với các môn học khác

Agenda.png Literacy
Sức mạnh của người ngoài cuộc!
Thầy/cô đọc cho học sinh nghe một cuốn sách về một tình huống bắt nạt xảy ra mà có người ngoài cuộc trong đó, ví dụ cuốn “Say Something” của tác giả Peggy Moss hoặc “The Brand New Kid” của Katie Couric. Dừng lại sau mỗi hành vi của các nhân vật và hỏi học sinh: Đó có phải là bắt nạt không? Làm sao các con có thể nhận biết được? Thầy/cô có thể đề cập đến bước “Nhận diện” trong Poster Phòng chống bắt nạt nếu cần. Bất cứ khi nào người ngoài cuộc xuất hiện trong câu chuyện, thầy/cô hãy chỉ vào nhân vật đó và hỏi học sinh: Những người này khiến cho vấn đề tốt lên hay xấu đi? Làm sao để họ có thể bảo vệ (tên nhân vật bị bắt nạt)? Những người này có nên báo cáo hoặc hỗ trợ báo cáo về hành vi bắt nạt hay không? Họ có thể báo cho ai? Họ có thể làm gì để giúp (tên nhân vật bị bắt nạt) khỏi bị bắt nạt lần nữa? Khi đọc xong câu chuyện, thầy/cô hãy đề cập tới tấm poster để giúp học sinh liệt kê tất cả những điều đã giúp (các) nhân vật ngoài cuộc trong truyện ngăn chặn hành vi bắt nạt.
Plane.png Social Studies
Cộng đồng hỗ trợ
Thầy/cô cùng học sinh thảo luận về cộng đồng: Cộng đồng là những nhóm người có tương tác với nhau. Thành phố (thị trấn) của chúng ta là một cộng đồng. Hàng xóm của chúng ta là một cộng đồng. Gia đình của chúng ta cũng là một cộng đồng. Tương tự, lớp học của chúng ta cũng vậy. Cộng đồng sẽ trở nên vững mạnh nếu như các cá nhân trong cộng đồng ấy tích cực hỗ trợ lẫn nhau. Hỗ trợ ở đây có nghĩa là giúp đỡ, động viên khích lệ nhau. Tiếp đó, thầy/cô cô hỏi học sinh: Chúng ta có thể làm gì để giúp đỡ và an ủi khi ai đó có chuyện buồn? Khi ai đó đang gặp khó khăn với môn Toán chẳng hạn? Hay khi ai đó không tìm được thứ mình cần? Khi ai đó ăn trưa một mình? Khi ai đó muốn tham gia một trò chơi trong giờ giải lao? Nếu còn thời gian, thầy/cô có thể yêu cầu học sinh nghĩ thêm các tình huống khác mà các con có thể hỗ trợ lẫn nhau.
Easel1.png Fine Arts
Chúng ta an toàn và được tôn trọng
Thầy/cô yêu cầu học sinh thiết kế poster “Chúng ta an toàn và tôn trọng” theo nhóm. Chuẩn bị một tờ giấy bìa to, bút màu, màu nước, bút chì, v.v... Yêu cầu từng học sinh hoặc từng nhóm lần lượt vẽ, viết hoặc dán các hình ảnh và từ ngữ cho thấy các con an toàn và tôn trọng lẫn nhau. Hoặc thầy/cô cũng có thể chụp lại ảnh khi học sinh có các cử chỉ tôn trọng người khác, ví dụ rủ bạn cùng chơi, lắng nghe, đứng ngay ngắn khi xếp hàng chờ đợi, v.v…, sau đó dán những bức ảnh đã chụp vào tấm poster. Cho cả lớp xem tấm poster khi đã hoàn tất. Tiếp tục dán tranh ảnh, chèn thêm từ và các tấm hình chụp được lên poster trong suốt năm học.
Compass.png Math
Đi tìm ẩn số!
Thầy/cô yêu cầu học sinh thực hành phép cộng hai chữ số khi chơi trò “Đi tìm ẩn số”, qua đó tìm được đáp án cho câu hỏi liên quan tới phòng chống bắt nạt. Thầy/cô có thể lấy phiếu “Đi tìm ẩn số” (Crack the Code) trong thư mục CLISE trên Google Drive, sau đó in ra và phát cho học sinh.
Basketball.png Physical Education
Vòng tròn an toàn và tôn trọng
Thầy/cô cho học sinh chơi trò “Vòng tròn an toàn và tôn trọng”. Học sinh đứng thành một vòng tròn. Để bắt đầu trò chơi, thầy/cô thì thầm vào tai của học sinh đứng bên trái mình một trong các cách giúp đảm bảo an toàn và tôn trọng trong lớp học. (Lắng nghe. Không động chạm vào bạn khác. Hỗ trợ lẫn nhau). Tiếp theo, học sinh đó sẽ nhắc lại thật to những gì mình vừa nghe được, trong lúc ấy thầy/cô sẽ di chuyển quanh phía ngoài của vòng tròn (có thể chạy, nhảy, bật nhảy hay nhảy lò cò tuỳ ý) cho đến khi trở về vị trí ban đầu. Sau đó, học sinh vừa nhắc lại lời thầy/cô sẽ thì thầm vào tai bạn bên trái của mình một trong các cách giúp đảm bảo an toàn và tôn trọng lẫn nhau. Khi đến lượt, học sinh có thể tùy ý lựa chọn cách di chuyển phía bên ngoài của vòng tròn. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả học sinh đều được chơi.