Bình luận về thực tiễn triển khai môn học

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 18:32, ngày 23 tháng 10 năm 2024 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)

Trang này sẽ tổng hợp một số bình luận của PCT về thực tiễn triển khai môn học, cụ thể là với:

  • Một số câu hỏi/vấn đề thường gặp khi triển khai môn học
  • Các sản phẩm thực tế của HS & GV khi triển khai môn học

Tất cả dữ liệu được đề cập trong trang này đều được thu thập từ thực tế triển khai, và sẽ được thường xuyên cập nhật qua các giai đoạn khác nhau, từ năm học này sang năm học khác. Rất mong thầy cô (là người đọc trang này) đóng góp ý kiến của mình để PCT có thêm dữ liệu cho việc bình luận, qua đó giúp thầy cô hình dung rõ hơn về việc triển khai GCED có thể diễn ra/nên diễn ra như thế nào.

Một số câu hỏi/vấn đề thường gặp khi triển khai môn học & giải đáp của PCT

Ở mỗi giai đoạn khác nhau của GCED, những câu hỏi mà thầy cô thường thắc mắc, hay vấn đề mà thầy cô thường gặp có thể sẽ rất khác nhau. Dưới đây là danh sách các câu hỏi/vấn đề thường gặp tương ứng với từng giai đoạn, và giải đáp của PCT

Giai đoạn trong năm học Link tới danh sách câu hỏi/vấn đề và giải đáp
Các giai đoạn học tập Chương 1: Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính
Chương 2: Xây dựng & Trình bày Truy vấn cá nhân
Chương 3: Chuẩn bị cho Dự án Hành động
Chương 4: Triển khai Dự án Hành động
Chương 5: Suy ngẫm & Báo cáo
Các mốc đánh giá Mốc đánh giá tổng kết cuối HK1 (Bài trình bày Truy vấn Cá nhân)
Mốc đánh giá tổng kết cuối HK2 (Bài suy ngẫm Cuối năm)

Bình luận của PCT về các sản phẩm thực tế của HS & GV khi triển khai môn học

Bình luận về giáo án của GV

Dưới đây là một số giáo án thực tế mà GV ở các cơ sở đã chia sẻ, và bình luận của PCT về những giáo án này (đọc phần chữ bôi màu xanh). Lưu ý rằng:

  • Những bình luận này không nhằm mục đích "vạch lá tìm sâu" (tức chỉ đơn thuần là chê). Có thể giáo án sẽ có vấn đề, tuy nhiên quan trọng hơn là tất cả thầy cô (và cả người soạn giáo án này) rút ra được bài học từ những vấn đề đó. Do đó, khi chỉ ra vấn đề, PCT sẽ cố gắng đưa ra gợi ý khắc phục nếu có thể.
  • Và ngược lại, những bình luận này cũng không nhằm mục đích định hướng cho một cách triển khai bài học lý tưởng nào đó. Không có một cách triển khai nào là lý tưởng, phù hợp với mọi lớp học/mọi HS. Và do đó, PCT thường sẽ chỉ nói rằng nếu giáo viên chọn cách A thì sẽ gặp vấn đề X, và nếu chọn cách B thì sẽ phải cân nhắc tới vấn đề Y (tức không khẳng định A hay B sẽ tốt hơn, mà chỉ hướng tới việc giúp mọi người hiểu rõ những thứ phải cân nhắc khi chọn A hoặc B).


Do đó, thầy cô chỉ nên coi việc bình luận giáo án này như một tài liệu tham khảo, một lời nhận xét từ một bên thứ ba (khác với người soạn, và người duyệt giáo án).

K1: Sự đa dạng

Chương 1: Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính

[GCED1-Lesson1.4] Cuộc sống đa dạng trên thế giới
[GCED1-Lesson1.7] Tôn trọng sự đa dạng trong cuộc sống

K2: Nước sạch

Chương 1: Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính

[GCED2-Lesson1.5] Lăng kính 2 - Tư duy Hệ thống: Các nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu nước sạch trên thế giới
[GCED2-Lesson1.10] Lăng kính 4 - Đổi mới & Sáng tạo: Cách chuẩn bị, triển khai và đánh giá ý tưởng

K3: Sức khỏe & chăm sóc sức khỏe

Chương 1: Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính

[GCED3-Lesson1.6] Lăng kính 2 - Tư duy Hệ thống: Giải pháp cho các vấn đề về sức khỏe & chăm sóc sức khỏe
[GCED3-Lesson1.7] Lăng kính 3 - Tư duy Phản biện: Nhu cầu chăm sóc sức khỏe
[GCED3-Lesson1.9] Lăng kính 4 - Đổi mới & Sáng tạo: Xác định các vấn đề về sức khỏe (hoặc chăm sóc sức khỏe) ở xung quanh em và lên ý tưởng để giải quyết vấn đề

K4: Động & thực vật trên Trái Đất

Chương 1: Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính

[GCED4-Lesson1.7] Lăng kính 3 - Tư duy Phản biện: Lí do cho việc khai thác quá mức các loài động & thực vật
[GCED4-Lesson1.11] Lăng kính 5 - Cộng tác: Những cá nhân/tổ chức đang bảo vệ các loài động & thực vật trên thế giới

K5: Quy tắc xã hội

Chương 1: Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính

[GCED5-Lesson1.7] Lăng kính 3 - Tư duy Phản biện: "Vùng xám" trong việc thực thi quy tắc xã hội
[GCED5-Lesson1.9] Lăng kính 4 - Đổi mới & Sáng tạo: Xác định vấn đề & ý tưởng giải quyết vấn đề về quy tắc xã hội
[GCED5-Lesson1.11] Lăng kính 5 - Cộng tác: Những cá nhân/tổ chức đang giải quyết các vấn đề về quy tắc xã hội trên thế giới

K6: Giảm nghèo

Chương 1: Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính

[GCED6-Lesson1.8] Lăng kính 3 - Tư duy Phản biện: Bài học rút ra từ những áp lực vô hình tới người nghèo
[GCED6-Lesson1.10] Lăng kính 4 - Đổi mới & Sáng tạo: Cách chuẩn bị, triển khai và đánh giá ý tưởng

K7: Biến đổi khí hậu

Chương 1: Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính

[GCED7-Lesson1.7] Lăng kính 3 - Tư duy Phản biện: Những ý kiến trái chiều về biến đổi khí hậu
[GCED7-Lesson1.10] Lăng kính 5 - Cộng tác: Những cá nhân/tổ chức đang góp phần vào việc chống biến đổi khí hậu trên thế giới

K8: Bất bình đẳng xã hội

Chương 1: Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính

[GCED8-Lesson1.7] Lăng kính 3 - Tư duy Phản biện: Bài học rút ra từ những ý kiến trái chiều về bất bình đẳng
[GCED8-Lesson1.8] Lăng kính 4 - Đổi mới & Sáng tạo: Các bước giải quyết vấn đề về bất bình đẳng

K9: Sản xuất & tiêu thụ thiếu bền vững

Chương 1: Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính

[GCED9-Lesson1.5] Lăng kính 2 - Tư duy Hệ thống: Nguyên nhân dẫn tới việc sản xuất & tiêu thụ thiếu bền vững trên thế giới
[GCED9-Lesson1.9] Lăng kính 4 - Đổi mới & Sáng tạo: Các bước giải quyết vấn đề sản xuất & tiêu thụ thiếu bền vững
[GCED9-Lesson1.10] Lăng kính 5 - Cộng tác: Những cá nhân/tổ chức đang góp phần vào việc giải quyết vấn đề sản xuất & tiêu thụ thiếu bền vững trên thế giới

K10: Tiếp cận giáo dục

Chương 1: Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính

[GCED10-Lesson1.6] Lăng kính 3 - Tư duy Phản biện: Chính sách nâng đỡ giáo dục
[GCED10-Lesson1.7] Lăng kính 3 - Tư duy Phản biện: Động cơ của các bên phản đối chính sách nâng đỡ giáo dục

K11: Năng lượng bền vững

K12: Chất lượng cuộc sống

Bình luận về sản phẩm thực tế của HS

Dưới đây là một số sản phẩm thực tế của HS, và bình luận của PCT về việc những sản phẩm này đã đủ tốt hay chưa, và GV nên làm gì để giúp HS tốt hơn.


Lưu ý:

  • Những bình luận này không nhằm mục đích "vạch lá tìm sâu" (tức chỉ đơn thuần là chê). Có thể sản phẩm của HS sẽ có vấn đề, tuy nhiên quan trọng hơn là tất cả thầy cô (là người hướng dẫn HS tạo ra những sản phẩm này) rút ra được bài học từ những vấn đề đó. Do đó, khi chỉ ra vấn đề, PCT sẽ cố gắng đưa ra gợi ý khắc phục nếu có thể.
  • Và ngược lại, những bình luận này cũng không nhằm mục đích định hướng cho một cách thực hiện sản phẩm lý tưởng nào đó. Không có một cách triển khai nào là lý tưởng, phù hợp với mọi lớp học/mọi HS. Và do đó, PCT thường sẽ chỉ nói rằng nếu giáo viên hướng dẫn HS chọn cách A thì sẽ gặp vấn đề X, và nếu chọn cách B thì sẽ phải cân nhắc tới vấn đề Y (tức không khẳng định A hay B sẽ tốt hơn, mà chỉ hướng tới việc giúp mọi người hiểu rõ những thứ phải cân nhắc khi chọn A hoặc B).


Do đó, thầy cô chỉ nên coi việc bình luận sản phẩm này như một tài liệu tham khảo, một lời nhận xét từ một bên thứ ba (khác với thầy cô và HS)

Truy vấn Cá nhân

Dự án Hành động