Bình luận về thực tiễn triển khai môn học

Từ GCED
Phiên bản vào lúc 04:16, ngày 1 tháng 11 năm 2024 của Vinschool admin (thảo luận | đóng góp)

Trang này sẽ tổng hợp một số bình luận của PCT về thực tiễn triển khai môn học, cụ thể là với:

  • Một số câu hỏi/vấn đề thường gặp khi triển khai môn học
  • Các sản phẩm thực tế của HS & GV khi triển khai môn học

Tất cả dữ liệu được đề cập trong trang này đều được thu thập từ thực tế triển khai, và sẽ được thường xuyên cập nhật qua các giai đoạn khác nhau, từ năm học này sang năm học khác. Rất mong thầy cô (là người đọc trang này) đóng góp ý kiến của mình để PCT có thêm dữ liệu cho việc bình luận, qua đó giúp thầy cô hình dung rõ hơn về việc triển khai GCED có thể diễn ra/nên diễn ra như thế nào.

Một số câu hỏi/vấn đề thường gặp khi triển khai môn học & giải đáp của PCT

Ở mỗi giai đoạn khác nhau của GCED, những câu hỏi mà thầy cô thường thắc mắc, hay vấn đề mà thầy cô thường gặp có thể sẽ rất khác nhau. Dưới đây là danh sách các câu hỏi/vấn đề thường gặp tương ứng với từng giai đoạn, và giải đáp của PCT

Giai đoạn trong năm học Link tới danh sách câu hỏi/vấn đề và giải đáp
Các giai đoạn học tập Chương 1: Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính
Chương 2: Xây dựng & Trình bày Truy vấn cá nhân
Chương 3: Chuẩn bị cho Dự án Hành động
Chương 4: Triển khai Dự án Hành động
Chương 5: Suy ngẫm & Báo cáo
Các mốc đánh giá Mốc đánh giá tổng kết cuối HK1 (Bài trình bày Truy vấn Cá nhân)
Mốc đánh giá tổng kết cuối HK2 (Bài suy ngẫm Cuối năm)

Bình luận của PCT về các sản phẩm thực tế của HS & GV khi triển khai môn học

Bình luận về giáo án của GV

Dưới đây là một số giáo án thực tế mà GV ở các cơ sở đã chia sẻ, và bình luận của PCT về những giáo án này (đọc phần chữ bôi màu xanh). Lưu ý rằng:

  • Những bình luận này không nhằm mục đích "vạch lá tìm sâu" (tức chỉ đơn thuần là chê). Có thể giáo án sẽ có vấn đề, tuy nhiên quan trọng hơn là tất cả thầy cô (và cả người soạn giáo án này) rút ra được bài học từ những vấn đề đó. Do đó, khi chỉ ra vấn đề, PCT sẽ cố gắng đưa ra gợi ý khắc phục nếu có thể.
  • Và ngược lại, những bình luận này cũng không nhằm mục đích định hướng cho một cách triển khai bài học lý tưởng nào đó. Không có một cách triển khai nào là lý tưởng, phù hợp với mọi lớp học/mọi HS. Và do đó, PCT thường sẽ chỉ nói rằng nếu giáo viên chọn cách A thì sẽ gặp vấn đề X, và nếu chọn cách B thì sẽ phải cân nhắc tới vấn đề Y (tức không khẳng định A hay B sẽ tốt hơn, mà chỉ hướng tới việc giúp mọi người hiểu rõ những thứ phải cân nhắc khi chọn A hoặc B).


Do đó, thầy cô chỉ nên coi việc bình luận giáo án này như một tài liệu tham khảo, một lời nhận xét từ một bên thứ ba (khác với người soạn, và người duyệt giáo án).

K1: Sự đa dạng

Chương 1: Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính

[GCED1-Lesson1.4] Cuộc sống đa dạng trên thế giới
[GCED1-Lesson1.7] Tôn trọng sự đa dạng trong cuộc sống
[GCED1-Lesson1.11] Cách cộng tác với mọi người

K2: Nước sạch

Chương 1: Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính

[GCED2-Lesson1.5] Lăng kính 2 - Tư duy Hệ thống: Các nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu nước sạch trên thế giới
[GCED2-Lesson1.10] Lăng kính 4 - Đổi mới & Sáng tạo: Cách chuẩn bị, triển khai và đánh giá ý tưởng

K3: Sức khỏe & chăm sóc sức khỏe

Chương 1: Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính

[GCED3-Lesson1.6] Lăng kính 2 - Tư duy Hệ thống: Giải pháp cho các vấn đề về sức khỏe & chăm sóc sức khỏe
[GCED3-Lesson1.7] Lăng kính 3 - Tư duy Phản biện: Nhu cầu chăm sóc sức khỏe
[GCED3-Lesson1.9] Lăng kính 4 - Đổi mới & Sáng tạo: Xác định các vấn đề về sức khỏe (hoặc chăm sóc sức khỏe) ở xung quanh em và lên ý tưởng để giải quyết vấn đề

K4: Động & thực vật trên Trái Đất

Chương 1: Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính

[GCED4-Lesson1.7] Lăng kính 3 - Tư duy Phản biện: Lí do cho việc khai thác quá mức các loài động & thực vật
[GCED4-Lesson1.11] Lăng kính 5 - Cộng tác: Những cá nhân/tổ chức đang bảo vệ các loài động & thực vật trên thế giới
[GCED4-Lesson1.12] Lăng kính 5 - Cộng tác: Kêu gọi cộng tác để bảo vệ các loài động & thực vật

K5: Quy tắc xã hội

Chương 1: Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính

[GCED5-Lesson1.7] Lăng kính 3 - Tư duy Phản biện: "Vùng xám" trong việc thực thi quy tắc xã hội
[GCED5-Lesson1.9] Lăng kính 4 - Đổi mới & Sáng tạo: Xác định vấn đề & ý tưởng giải quyết vấn đề về quy tắc xã hội
[GCED5-Lesson1.11] Lăng kính 5 - Cộng tác: Những cá nhân/tổ chức đang giải quyết các vấn đề về quy tắc xã hội trên thế giới

K6: Giảm nghèo

Chương 1: Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính

[GCED6-Lesson1.8] Lăng kính 3 - Tư duy Phản biện: Bài học rút ra từ những áp lực vô hình tới người nghèo
[GCED6-Lesson1.10] Lăng kính 4 - Đổi mới & Sáng tạo: Cách chuẩn bị, triển khai và đánh giá ý tưởng

K7: Biến đổi khí hậu

Chương 1: Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính

[GCED7-Lesson1.7] Lăng kính 3 - Tư duy Phản biện: Những ý kiến trái chiều về biến đổi khí hậu
[GCED7-Lesson1.10] Lăng kính 5 - Cộng tác: Những cá nhân/tổ chức đang góp phần vào việc chống biến đổi khí hậu trên thế giới

K8: Bất bình đẳng xã hội

Chương 1: Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính

[GCED8-Lesson1.7] Lăng kính 3 - Tư duy Phản biện: Bài học rút ra từ những ý kiến trái chiều về bất bình đẳng
[GCED8-Lesson1.8] Lăng kính 4 - Đổi mới & Sáng tạo: Các bước giải quyết vấn đề về bất bình đẳng
[GCED8-Lesson1.10] Lăng kính 5 - Cộng tác: Kêu gọi cộng tác để góp phần xóa bỏ bất bình đẳng

K9: Sản xuất & tiêu thụ thiếu bền vững

Chương 1: Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính

[GCED9-Lesson1.5] Lăng kính 2 - Tư duy Hệ thống: Nguyên nhân dẫn tới việc sản xuất & tiêu thụ thiếu bền vững trên thế giới
[GCED9-Lesson1.9] Lăng kính 4 - Đổi mới & Sáng tạo: Các bước giải quyết vấn đề sản xuất & tiêu thụ thiếu bền vững
[GCED9-Lesson1.10] Lăng kính 5 - Cộng tác: Những cá nhân/tổ chức đang góp phần vào việc giải quyết vấn đề sản xuất & tiêu thụ thiếu bền vững trên thế giới

K10: Tiếp cận giáo dục

Chương 1: Khám phá Chủ đề trọng tâm qua 5 Lăng kính

[GCED10-Lesson1.6] Lăng kính 3 - Tư duy Phản biện: Chính sách nâng đỡ giáo dục
[GCED10-Lesson1.7] Lăng kính 3 - Tư duy Phản biện: Động cơ của các bên phản đối chính sách nâng đỡ giáo dục
[GCED10-Lesson1.10] Lăng kính 5 - Cộng tác: Kêu gọi cộng tác để góp phần cải thiện tình hình phổ cập giáo dục

K11: Năng lượng bền vững

K12: Chất lượng cuộc sống

Bình luận về sản phẩm thực tế của HS

Dưới đây là một số sản phẩm thực tế của HS, và bình luận của PCT về việc những sản phẩm này đã đủ tốt hay chưa, và GV nên làm gì để giúp HS tốt hơn.


Lưu ý:

  • Những bình luận này không nhằm mục đích "vạch lá tìm sâu" (tức chỉ đơn thuần là chê). Có thể sản phẩm của HS sẽ có vấn đề, tuy nhiên quan trọng hơn là tất cả thầy cô (là người hướng dẫn HS tạo ra những sản phẩm này) rút ra được bài học từ những vấn đề đó. Do đó, khi chỉ ra vấn đề, PCT sẽ cố gắng đưa ra gợi ý khắc phục nếu có thể.
  • Và ngược lại, những bình luận này cũng không nhằm mục đích định hướng cho một cách thực hiện sản phẩm lý tưởng nào đó. Không có một cách triển khai nào là lý tưởng, phù hợp với mọi lớp học/mọi HS. Và do đó, PCT thường sẽ chỉ nói rằng nếu giáo viên hướng dẫn HS chọn cách A thì sẽ gặp vấn đề X, và nếu chọn cách B thì sẽ phải cân nhắc tới vấn đề Y (tức không khẳng định A hay B sẽ tốt hơn, mà chỉ hướng tới việc giúp mọi người hiểu rõ những thứ phải cân nhắc khi chọn A hoặc B).


Do đó, thầy cô chỉ nên coi việc bình luận sản phẩm này như một tài liệu tham khảo, một lời nhận xét từ một bên thứ ba (khác với thầy cô và HS)

Truy vấn Cá nhân

K3
Năng lực cần đánh giá Nhận xét của người chấm Điểm tham khảo
Xác định vấn đề & đặt câu hỏi (10 điểm) Bình luận về sản phẩm hiện tại

Mặc dù có thể đoán được vấn đề mà HS muốn tìm hiểu liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (và do đó có liên quan đến Chủ đề trọng tâm), tuy nhiên khó mà đoán cụ thể hơn nữa vì những gì HS viết rất chung chung, không có nhiều thông tin. HS đã đặt được câu hỏi, nhưng câu hỏi của HS chưa rõ ràng về vấn đề mà HS quan tâm, chưa rõ ràng về hành động trong câu hỏi (không rõ "chăm sóc" có nghĩa là gì. Bên cạnh đó, câu hỏi của HS đang thiếu dấu hỏi chấm.

Kết luận: HS đạt được một phần của mô tả năng lực

Lưu ý cho GVGV nên lưu ý rằng để có được câu trả lời cho câu hỏi này, HS sẽ phải tìm thông tin về:

  • Các vấn đề liên quan đến sức khỏe thường gặp ở trẻ em,
  • Một số nguyên nhân dẫn tới vấn đề sức khỏe ở trẻ
  • Cách chăm sóc trẻ khi mắc bệnh (VD: cảm cúm)Và như vậy, câu hỏi ban đầu của HS chỉ có thể trả lời được một cách hiệu quả nếu như HS đã trả lời 2 câu hỏi khác trước đó, Nếu chỉ trả lời một câu hỏi gốc (hoặc, 2/3 câu hỏi ở trên), những gì HS tìm được chưa chắc đã đủ thuyết phục, và có thể điểm cho năng lực "Đưa ra kết luận/câu trả lời" sẽ không cao.


Tùy vào năng lực của HS mà GV có thể sẽ yêu cầu HS trả lời đủ 3 câu hỏi, hoặc ít hơn.

6
Xác định đối tượng/cộng đồng (10 điểm) Bình luận về sản phẩm hiện tại

Có thể thấy HS đã xác định được đối tượng mình quan tâm là "các em nhỏ". Dù đối tượng này khá chung chung, có thể chấp nhận được ở khối lớp này vì nếu cụ thể hơn (chẳng hạn, các em nhỏ ở VN) thì HS sẽ khó tìm kiếm thông tin hơn nhiều

Kết luận: HS đạt được phần lớn của mô tả năng lực

9
Xác định thông tin cần tím kiếm (10 điểm) Bình luận về sản phẩm hiện tại

Có thể đoán được rằng HS đang muốn tìm các thông tin sau:

  • Nguyên nhân
  • Thực trạng vấn đề
  • Giải pháp

Những thông tin này dù có thể trả lời được câu hỏi của HS, tuy nhiên vì HS chưa chủ đích liệt kê ra (mà phải suy đoán) nên không rõ đây có phải những thông tin HS thật sự muốn tìm kiếm hay không.

Kết luận: HS đạt một phần năng lực

Lưu ý cho GV GV cần đặt câu hỏi để HS làm rõ các thông tin cụ thể cần tìm mà liên quan đến vấn đề và đối tượng là gì

6
Xác định cách tìm kiếm thông tin (10 điểm) Bình luận về sản phẩm hiện tại

Không rõ HS lấy thông tin từ nguồn nào, và do đó cũng không kết luận được là nguồn này có thể cung cấp thông tin HS cần tìm kiếm hay không.

Kết luận: Không đủ dữ liệu để đánh giá

Lưu ý cho GV Ngoài việc đặt câu hỏi cho HS để làm rõ nguồn, nếu như ngay từ đầu GV cho rằng HS không tìm được thông tin để trả lời được câu hỏi, GV có thể gợi ý nguồn cho HS tìm hiểu. Tất nhiên, nếu phải gợi ý như vậy thì năng lực này của HS sẽ không được đánh giá cao

N/A
Phân tích thông tin đã tìm kiếm được (10 điểm) Bình luận về sản phẩm hiện tại

HS nói quá vắn tắt, quá chung chung nên không rõ thông tin HS tìm kiếm được là gì

Những gì HS thể hiện ở đây không giúp trả lời được câu hỏi của HS

Kết luận: HS chưa đạt yêu cầu của năng lực

4
Đưa ra kết luận (10 điểm) Bình luận về sản phẩm hiện tại

HS chỉ đề cập 1 giải pháp rất ngắn trong phần kết luận là "đưa tin báo cho mọi người". Tuy HS đã trả lời được câu hỏi TVCN, nhưng câu trả lời này vẫn có thể làm rõ hơn nữa. Chẳng hạn, tại sao HS lại chọn giải pháp này và những tin báo mà HS muốn cho mọi người biết là thông tin gì, v.v.

Kết luận: HS đạt một phần năng lực

Lưu ý cho GV GV cần đặt câu hỏi cho HS để làm rõ kết luận của HS có nghĩa là gì

5
Suy ngẫm về những điểm làm tốt & chưa tốt (10 điểm) Hoàn toàn chưa đề cập, GV cần đặt câu hỏi cho HS N/A
Suy ngẫm về mối liên kết (10 điểm) Hoàn toàn chưa đề cập, GV cần đặt câu hỏi cho HS N/A
Suy ngẫm về ý tưởng mới (10 điểm) Hoàn toàn chưa đề cập, GV cần đặt câu hỏi cho HS N/A
Trả lời câu hỏi của khán giả (10 điểm) Phải nghe HS trình bày và chấm trực tiếp nên sẽ không chấm mẫu được N/A
K4
Năng lực cần đánh giá Nhận xét của người chấm Điểm tham khảo
Xác định vấn đề & đặt câu hỏi (10 điểm) Bình luận về sản phẩm hiện tại

Trong 5 slides đầu tiên, có thể thấy được vấn đề mà HS quan tâm là "rác thải nhựa quá nhiều, ảnh hưởng tới động & thực vật". Vấn đề này:

  • Có liên quan tới Chủ đề trọng tâm, và là 1 vấn đề thật sự
  • Đủ cụ thể, mặc dù phải đoán ý của HS (HS chỉ nói là "rác thải nhựa", tuy nhiên tới slide 4, 5 thì mới rõ vấn đề ở đây là "rác thải nhựa tồn tại quá nhiều trong môi trường tự nhiên".

Câu hỏi của HS đạt yêu cầu

Kết luận: Đạt toàn bộ mô tả của năng lực

Lưu ý cho GV Vấn đề của HS có thể cụ thể hơn nữa (VD: xả rác thải nhựa ra nguồn đất, nguồn nước, và động ăn vào và chết) thì sẽ được tối đa điểm. GV có thể đặt câu hỏi thêm cho HS về phần này để xem xem HS có đang quan tâm, và đã biết gì đó về một vấn đề nào đó chưa.


Dù câu hỏi của HS đạt yêu cầu, tuy nhiên GV nên lưu ý rằng để có được câu trả lời cho câu hỏi này, HS sẽ phải tìm thông tin về:

  • Thực trạng xả rác thải nhựa ở VN
  • Một số nguyên nhân dẫn tới việc xả rác thải nhựa quá nhiều ở VN
  • (Thông tin cho câu hỏi ban đầu) Một số giải pháp đã được triển khai, và đang góp phần (1) giải quyết những nguyên nhân gây ra vấn đề (chẳng hạn, đặt biển báo cấm xả rác), hoặc (2) đang khắc phục những ảnh hưởng hiện tại của vấn đề (chẳng hạn, dọn sạch sông, hồ)


Và như vậy, câu hỏi ban đầu của HS chỉ có thể trả lời được một cách hiệu quả nếu như HS đã trả lời 2 câu hỏi khác trước đó, Nếu chỉ trả lời một câu hỏi gốc (hoặc, 2/3 câu hỏi ở trên), những gì HS tìm được chưa chắc đã đủ thuyết phục, và có thể điểm cho năng lực "Đưa ra kết luận/câu trả lời" sẽ không cao.


Tùy vào năng lực của HS mà GV có thể sẽ yêu cầu HS trả lời đủ 3 câu hỏi, hoặc ít hơn.

9
Xác định đối tượng/cộng đồng (10 điểm) Bình luận về sản phẩm hiện tại

Có thể thấy ở slide thứ 3 là HS đã nhắc tới đối tượng/cộng đồng nghiên cứu là "động, thực vật, và con người ở Việt Nam". Tuy nhiên, đối tượng/cộng đồng này quá rộng, không rõ HS có thật sự quan tâm tới một loài nào đó hay không. Chưa kể, rộng như vậy thì có thể sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin sau này.


Ngoài ra, HS mới chỉ giải thích vì sao HS chọn vấn đề, chưa giải thích vì sao lại chọn đối tượng/cộng đồng đang ảnh hưởng tới vấn đề.

Kết luận: Đạt được phần lớn mô tả các năng lực

Lưu ý cho GV GV nên hỏi rõ HS rằng HS quan: tâm tới đối tượng là động vật, thực vật, hay con người ở Việt Nam. Và, nếu là động & thực vật, có loài nào đó cụ thể mà HS quan tâm hơn không. Sau khi đã làm rõ, có thể tăng điểm cho HS

Đồng thời, GV nên chủ động tìm hiểu trước để biết đối tượng/cộng đồng nào thì sẽ hợp lý hơn cho HS để tìm hiểu. Nếu thầy cô không thể tìm được thông tin về thực trạng, nguyên nhân, giải pháp cho 1 loài động vật cụ thể nào đó (hoặc thực vật), có thể chấp nhận việc HS xác định đối tượng chung chung là "động thực vật ở Việt Nam".

7
Xác định thông tin cần tím kiếm (10 điểm) Bình luận về sản phẩm hiện tại

HS chưa nêu từ đầu một số thông tin cần tìm kiếm để trả lời câu hỏi bản thân đã đặt ra. Do đó, không rõ những thông tin mà HS trình bày (tạm cho rằng đây là tất cả thông tin mà HS muốn tìm kiếm) có phải những thông tin HS muốn tìm ban đầu không.


Kết luận: Không đủ dữ liệu để đánh giá


Lưu ý cho GV: GV cần đặt câu hỏi cho HS khi phỏng vấn, hoặc yêu cầu HS viết rõ ra trong bài truy vấn ngay từ đầu về việc HS muốn tìm kiếm thông tin gì, và lúc đó mới có thể chấm điểm được.

N/A
Xác định cách tìm kiếm thông tin (10 điểm) Bình luận về sản phẩm hiện tại

HS đã sử dụng nhiều hơn 1 nguồn thông tin để trả lời câu hỏi.


Nguồn thông tin mà HS sử dụng (các trang báo mạng) có tiềm năng cung cấp được thông tin mà HS cần.

Kết luận: Đạt được toàn bộ mô tả của năng lực


Lưu ý cho GV GV có thể hỏi vì sao HS chọn nguồn thông tin này mà không phải những nguồn thông tin khác, và nếu HS trả lời được thì có thể cho điểm tối đa.

9
Phân tích thông tin đã tìm kiếm được (10 điểm) Bình luận về sản phẩm hiện tại

Giả định ở đây là HS đã nhắc lại đầy đủ những thông tin đã tìm kiếm được. Tuy nhiên, vì không rõ HS ban đầu muốn tìm kiếm thông tin gì, nên tới đây HS cũng không đánh giá những thông tin đã tìm được có đủ & đúng như kỳ vọng không


Những thông tin mà HS sử dụng về "giải pháp" chưa liên quan chăt chẽ tới câu trả lời của HS (đang trả lời câu hỏi "Mọi người đang làm gì?" thì đúng hơn là câu hỏi "Nên làm thế nào?"). Kết luận: Đạt được một phần của mô tả các năng lực


Lưu ý cho GV GV nên hỏi HS xem HS muốn tìm kiếm thông tin gì, và những thông tin mà HS tìm kiếm được đã đủ & đúng như kỳ vọng chưa.


Đáng lẽ ngay từ đầu, GV nên đọc kỹ nguồn thông tin mà HS sử dụng để phòng tránh việc HS tìm kiếm những thông tin không liên quan. Để thật sự trả lời câu hỏi "Nên làm thế nào?" như HS đang mong muốn, thông tin mà HS tìm kiếm được nên là:

  • Một số giải pháp thật sự có ích (tức, giải pháp có dữ liệu thực tế về mức độ hiệu quả & tác động thực tế)
  • Hoặc, một số giải pháp có thể có ích (tức, giải pháp có thể hiệu quả, và hứa hẹn mang lại tác động thực tế trên lý thuyết).


Những gì HS tìm được chỉ đơn thuần là liệt kê tổ chức A, B, v.v. đã làm gì, và không rõ những giải pháp này đã có ích như thế nào.

6
Đưa ra kết luận (10 điểm) Bình luận về sản phẩm hiện tại

Kết luận của HS ở slides 10 mặc dù trả lời được câu hỏi, nhưng không cho thấy sự liên quan với những thông tin HS đã nêu ở những slide trước đó. Không rõ vì sao HS lại kết luận được một số hành động mang tính cá nhân (VD: tái sử dụng đồ nhựa, hạn chế đồ nhựa dùng 1 lần) từ những giải pháp mang tính vĩ mô mà HS đã nêu ở trước đó (ban hành văn bản về quản lý chất thải và phế liệu, sáng lập tổ chưcs Tái chế Bao bì Việt Nam)

Kết luận: Đạt được một phần của mô tả các năng lực


Lưu ý cho GV Nếu kết luận của HS không trả lời được câu hỏi, hoặc không liên quan tới những thông tin đã tìm, GV nên làm rõ vấn đề cho HS, và hỏi HS xem HS có muốn trả lời lại không. Nếu có, và kết luận của HS (1) trả lời được câu hỏi, và (2) liên quan tới những thông tin HS đã tìm được, có thể cân nhắc tăng điểm cho HS

6
Suy ngẫm về những điểm làm tốt & chưa tốt (10 điểm) Hoàn toàn chưa đề cập, GV cần đặt câu hỏi cho HS

Một trong những điểm làm chưa tốt của HS chắc chắn sẽ phải là "tìm kiếm thông tin, và đưa ra kết luận không liên quan tới câu hỏi"

N/A
Suy ngẫm về mối liên kết (10 điểm) Hoàn toàn chưa đề cập, GV cần đặt câu hỏi cho HS N/A
Suy ngẫm về ý tưởng mới (10 điểm) Hoàn toàn chưa đề cập, GV cần đặt câu hỏi cho HS N/A
Trả lời câu hỏi của khán giả (10 điểm) Phải nghe HS trình bày và chấm trực tiếp nên sẽ không chấm mẫu được N/A
K5
Năng lực cần đánh giá Nhận xét của người chấm Điểm tham khảo
Xác định vấn đề & đặt câu hỏi (10 điểm) Bình luận về sản phẩm hiện tại

Trong slide thứ 2, HS có nhắc tới việc "HS dùng mạng xã hội càng ngày càng cao". Đây CHƯA phải là vấn đề, vấn đề phải giống như là "dùng mạng xã hội nhiều nên mất tập trung, chểnh mảng học hành, không nghe lời thầy cô/bố mẹ" (đây chỉ là ví dụ).

Tới slide thứ 4, HS có nói rõ là "sử dụng mạng xã hội nhiều dễ bị xâm phạm quyền riêng tư, bị bắt nạt trên mạng". Tới đây, HS đã xác định được vấn đề đã cụ thể, tuy nhiên cần để ý xem những slides sau có liên quan gì tới "quyền riêng tư", hay "bị bắt nạt trên mạng" không. Nếu không, có thể HS đã trả lời lạc đề.

Câu hỏi của HS đạt yêu cầu.


Kết luận: Đạt được toàn bộ mô tả các năng lực


Lưu ý cho GV

Dù câu hỏi của HS đạt yêu cầu, tuy nhiên GV nên lưu ý rằng để có được câu trả lời cho câu hỏi này, HS sẽ phải tìm thông tin về:

  • Thực trạng dùng mạng xã hội của HS khối 5 trong trường (hoặc có thể cụ thể hơn là "Số tiếng sử dụng mạng xã hội trong mỗi tuần/tháng của HS khối 5 trong trường)
  • Một số nguyên nhân dẫn tới việc HS khối 5 sử dụng mạng xã hội nhiều
  • (Thông tin cho câu hỏi ban đầu) Một số giải pháp đã được triển khai, và đang góp phần (1) giải quyết những nguyên nhân gây ra vấn đề (chẳng hạn, áp lực học tập căng thẳng khiến HS có nhu cầu giải trí), hoặc (2) đang khắc phục những ảnh hưởng hiện tại của vấn đề (chẳng hạn, kêu gọi xóa các ứng dụng mạng xã hội trên điện thoại)


Và như vậy, câu hỏi ban đầu của HS chỉ có thể trả lời được một cách hiệu quả nếu như HS đã trả lời 2 câu hỏi khác trước đó, Nếu chỉ trả lời một câu hỏi gốc (hoặc, 2/3 câu hỏi ở trên), những gì HS tìm được chưa chắc đã đủ thuyết phục, và có thể điểm cho năng lực "Đưa ra kết luận/câu trả lời" sẽ không cao.


Tùy vào năng lực của HS mà GV có thể sẽ yêu cầu HS trả lời đủ 3 câu hỏi, hoặc ít hơn.

9
Xác định đối tượng/cộng đồng (10 điểm) Bình luận về sản phẩm hiện tạiNgay slide thứ 2, HS đã nhắc tới đối tượng/cộng đồng là HS khối 5 ở trường X (tên trường cụ thể đã được ẩn để giữ bí mật danh tính HS làm bài này). Tuy nhiên, HS chưa nêu lý do vì sao chọn đối tượng/cộng đồng này.


Kết luận: HS đạt được phần lớn mô tả các năng lực


Lưu ý cho GV

Tất nhiên, vì đây là Truy vấn Cá nhân của một HS K5 ở trường X, việc tìm hiểu về những bạn cùng lứa tuổi, ở chính trường mình đang học là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, GV vẫn cần hỏi lại HS xem vì sao lại chọn K5, mà không phải K4, K3. Có phải vì những HS này chưa dùng MXH nhiều không, hay là vì HS không tiếp cận được với những khối lớp bé hơn? Nếu HS đưa ra lý do hợp lý, GV có thể cộng điểm cho HS.


Ngoài đó ra, việc chọn đối tượng nghiên cứu là "HS K5" sẽ dẫn tới việc nguồn thông tin mà HS cần tìm sẽ phải tới từ:

  • Chính các bạn HS K5 trong trường
  • Ai đó có hiểu biết về HS K5 trong trường (thường là GV)

Nếu GV cho rằng HS không có khả năng tiếp cận ít nhất 1 trong 2 đối tượng này, GV có thể khuyên HS lựa chọn một đối tượng khác để nghiên cứu.

7
Xác định thông tin cần tím kiếm (10 điểm) Bình luận về sản phẩm hiện tại

Ở slide 3, HS có nhắc tới việc cần tìm kiếm thông tin về:

  • Nguyên nhân
  • Tác hại của việc sử dụng mạng xã hội sớm.


2 thông tin ở trên đúng. tuy nhiên HS chưa nói rõ mình sẽ tìm hiểu về giải pháp, dù đây là thông tin quan trọng nhất mà HS cần tìm hiểu (nhưng lại thiếu).


Kết luận: HS đạt được phần lớn mô tả các năng lực


Lưu ý cho GV

GV cần đặt câu hỏi cho HS khi phỏng vấn, hoặc yêu cầu HS viết rõ ra trong bài truy vấn ngay từ đầu về việc HS đang thiếu một thông tin quan trọng cần tìm kiếm.

7
Xác định cách tìm kiếm thông tin (10 điểm) Bình luận về sản phẩm hiện tại

Không rõ HS có sử dụng nhiều hơn 1 nguồn thông tin để trả lời câu hỏi hay không.


Không rõ nguồn thông tin HS sử dụng có tiềm năng cung cấp được thông tin mà HS cần.


Kết luận: Không đánh giá được


Lưu ý cho GV

GV cần hỏi lại xem HS đã tham khảo thông tin ở đâu (trang web nào, hay kênh nào).

N/A
Phân tích thông tin đã tìm kiếm được (10 điểm) Bình luận về sản phẩm hiện tạiKhông rõ HS đã tìm kiếm thông tin ở đâu, và do đó không rõ HS có nhắc lại đầy đủ những thông tin HS đã tìm kiếm được hay chưa. Ngoài ra, HS cũng chưa đánh giá những thông tin HS đã tìm được có đủ & đúng nhu kỳ vọng hay không.


Những thông tin HS tìm được đều chính xác, và liên quan tới câu hỏi.


Kết luận: HS đạt được phần lớn mô tả các năng lực


Lưu ý cho GV

GV nên hỏi HS xem những thông tin mà HS tìm kiếm được đã đủ & đúng như kỳ vọng chưa.

7
Đưa ra kết luận (10 điểm) Bình luận về sản phẩm hiện tạiKết luận của HS ở slides 6 đã đưa ra một số giải pháp để HS K5 hạn chế sử dụng mạng xã hội hơn, và đã trả lời được câu hỏi. Tuy nhiên, kết luận này không cho thấy sự liên quan với những thông tin HS đã nêu ở những slide trước đó. Nếu như giải pháp này là do HS tìm được, thì HS phải nêu rõ thông tin đó ra. Nếu như giải pháp này là do HS tự suy luận được từ những thông tin đã tìm kiếm, thì những thông tin đã tìm kiếm của HS chưa cho thấy sự liên kết với kết luận này


Kết luận: Đạt được một phần của mô tả các năng lực


Lưu ý cho GV

Nếu kết luận của HS không trả lời được câu hỏi, hoặc không liên quan tới những thông tin đã tìm, GV nên làm rõ vấn đề cho HS, và hỏi HS xem HS có muốn trả lời lại không. Nếu có, và kết luận của HS (1) trả lời được câu hỏi, và (2) liên quan tới những thông tin HS đã tìm được, có thể cân nhắc tăng điểm cho HS.

6
Suy ngẫm về những điểm làm tốt & chưa tốt (10 điểm) Hoàn toàn chưa đề cập, cần đặt câu hỏi cho HS N/A
Suy ngẫm về mối liên kết (10 điểm) Bình luận về sản phẩm hiện tạiHS mới chỉ nói chung chung là Truy vấn Cá nhân liên quan như thế nào tới việc PHHS cho con sử dụng điện thoại sớm, và đây là thứ hoàn toàn có thể nói được mà không cần đi tìm thông tin trả lời câu hỏi.

Kết luận: Đạt được một phần của mô tả các năng lực

Lưu ý cho GVNếu HS có thể sử dụng kết quả nghiên cứu để liên hệ thực tế (VD: Ở trường em, nếu như có thêm hoạt động vui chơi ngoài trời X, HS sẽ dành ít thời gian nghỉ giữa giờ để nghịch điện thoại hơn) thì HS sẽ được điểm cao hơn. GV có thể cân nhắc đặt câu hỏi cho HS để làm rõ hơn về ý tưởng này

5
Suy ngẫm về ý tưởng mới (10 điểm) Bình luận về sản phẩm hiện tạiỞ slide số 8, HS có đề cập tới ý tưởng trong HK2, tuy nhiên những ý tưởng này quá chung chung. Không cần đi sâu quá vào các chi tiết cụ thể của ý tưởng (sẽ làm việc với ai, trong bao lâu, cần bao nhiêu tài nguyên, v.v.), tuy nhiên nếu HS nói là "vẽ poster tuyên truyền" thì ít ra phải nói được là vẽ về nội dung gì, cho ai đọc.


Kết luận: Đạt được một phần của mô tả các năng lực


Lưu ý cho GV

GV có thể gợi ý cho HS về việc kết luận của HS có thể dẫn tới ý tưởng cụ thể như thế nào trong HK2.

5
Trả lời câu hỏi của khán giả (10 điểm) Phải nghe HS trình bày và chấm trực tiếp nên sẽ không chấm mẫu được N/A
K5
Năng lực cần đánh giá Nhận xét của người chấm Điểm tham khảo
Xác định vấn đề & đặt câu hỏi (10 điểm) Bình luận về sản phẩm hiện tạiTrong slide thứ 2, HS có nhắc tới "nạn đói ở Burundi", và nói về ảnh hưởng của việc nghèo gây ra đói ở quốc gia này. Đây là vấn đề hợp lý, liên quan tới Chủ đề trọng tâm.

Câu hỏi của HS đạt yêu cầu.

Kết luận: Đạt được toàn bộ mô tả các năng lực


Lưu ý cho GV

Dù câu hỏi của HS đạt yêu cầu, tuy nhiên GV nên lưu ý rằng để có được câu trả lời cho câu hỏi này, HS sẽ phải tìm thông tin về:

  • Thực trạng "đói" của người dân tại Burundi. Từ khóa ở đây phải là "đói" (hoặc chính xác hơn là thiếu lương thực/thực phẩm), không phải chỉ đơn thuần là "nghèo" (vì "đói" là 1 biểu hiện cụ thể của "nghèo").
  • Một số nguyên nhân dẫn tới việc nhiều người ở Burundi rơi vào tịnh trạng thiếu lương thực/thực phẩm
  • Một số giải pháp đã được triển khai, và đang góp phần (1) giải quyết những nguyên nhân gây ra vấn đề (chẳng hạn, tạo cơ hội việc làm cho người dân), hoặc (2) đang khắc phục những ảnh hưởng hiện tại của vấn đề (chẳng hạn, viện trợ thực phẩm khô cho người dân)

Và như vậy, câu hỏi ban đầu của HS chỉ có thể trả lời được một cách hiệu quả nếu như HS đã trả lời 2 câu hỏi khác trước đó, Nếu chỉ trả lời một câu hỏi gốc (hoặc, 2/3 câu hỏi ở trên), những gì HS tìm được chưa chắc đã đủ thuyết phục, và có thể điểm cho năng lực "Đưa ra kết luận" sẽ không cao.

Tùy vào năng lực của HS mà GV có thể sẽ yêu cầu HS trả lời đủ 3 câu hỏi, hoặc ít hơn.

9
Xác định đối tượng/cộng đồng (10 điểm) Bình luận về sản phẩm hiện tạiĐối tượng mà HS quan tâm là Burundi, hay người dân ở Burundi nói chung. Đối tượng/cộng đồng này có thể chấp nhận được, không cần thiết phải cụ thể hơn nữa (VD: người dân ở thành phố X, quận Y tại Burundi, v.v) nếu như HS không có đủ khả năng giải thích rõ hơn, và không có nhiều thông tin cụ thể hơn để HS tìm kiếm.


HS đã nêu lý do chọn đối tượng này ở slide 2.

Kết luận: Đạt được toàn bộ mô tả các năng lực


Lưu ý cho GV

GV nên chủ động tìm hiểu trước để biết đối tượng/cộng đồng nào thì sẽ hợp lý hơn cho HS để tìm hiểu. Nếu thầy cô không thể tìm được thông tin về thực trạng, nguyên nhân, giải pháp về nạn đói ở Burundi (hoặc, 1 địa điểm cụ thể nào đó ở Burundi), thầy cô nên tư vấn HS chuyển qua đối tượng khác.

9
Xác định thông tin cần tím kiếm (10 điểm) Bình luận về sản phẩm hiện tại

HS chưa nêu từ đầu một số thông tin cần tìm kiếm để trả lời câu hỏi bản thân đã đặt ra. Do đó, không rõ những thông tin mà HS trình bày (tạm cho rằng đây là tất cả thông tin mà HS muốn tìm kiếm) có phải những thông tin HS muốn tìm ban đầu không.

Kết luận: Không đủ dữ liệu để đánh giá

Lưu ý cho GV: GV cần đặt câu hỏi cho HS khi phỏng vấn, hoặc yêu cầu HS viết rõ ra trong bài truy vấn ngay từ đầu về việc HS muốn tìm kiếm thông tin gì, và lúc đó mới có thể chấm điểm được.

N/A
Xác định cách tìm kiếm thông tin (10 điểm) Bình luận về sản phẩm hiện tại

HS không trích nguồn, do đó không rõ những thông tin mà HS trình bày có tới từ nhiều hơn 1 nguồn thông tin hay không.


Từ việc đọc những thông tin rất chung chung (và không liên quan tới nhau) mà HS trình bày, có vẻ những nguồn thông tin này không cung cấp được thông tin mà HS cần tìm kiếm (giải pháp cụ thể cho nạn đói ở Burundi). Giải pháp mà HS nêu ra không liên quan tới câu hỏi


Kết luận: Không đủ dữ liệu để đánh giá

Lưu ý cho GV: GV cần đặt câu hỏi cho HS khi phỏng vấn, hoặc yêu cầu HS viết rõ ra trong bài truy vấn ngay từ đầu về việc HS đã tìm kiếm thông tin ở đâu, có đủ tốt không, và lúc đó mới có thể chấm điểm được.

N/A
Phân tích thông tin đã tìm kiếm được (10 điểm) Giả định ở đây là HS sẽ đọc hoàn toàn slide, và như vậy là đat yêu cầu. Để vượt yêu cầu này (tức được 10 điểm), HS cần đưa ra nhận xét, bình luận của bản thân về những gì mình đã tìm kiếm được (tức không chỉ dừng lại ở việc đọc slides).

Trong slide có rất nhiều chữ, và có đi kèm với một số thông tin/khái niệm phức tạp. Nếu HS không nhắc lại được slides, nói sai thông tin gì đó, hoặc có vẻ không hiểu một từ nào đó mà mình đã nói ra (tức là HS chỉ đi copy/paste thông tin mà không hiểu gì), GV có thể trừ điểm HS ở mục này.

N/A (cần làm rõ với HS)
Đưa ra kết luận (10 điểm) Câu trả lời của HS ở slides 6 lạc đề hoàn toàn, có thể là do HS copy nhầm. GV có thể:
  • Đặt câu hỏi cho HS, tạo cơ hội để xem HS có nói được gì về giải pháp cho nghèo đói ở Burundi không. Nếu HS chỉ nói được các giải pháp chung chung để giải quyết nghèo đói (thay vì giải pháp cụ thể cho Burundi), câu trả lời này sẽ không được đánh giá cao
  • Trừ điểm HS luôn nếu không cón thời gian hỏi thêm, hoặc nếu tạo cơ hội rôi mà HS vẫn không trả lời được (tức là HS chưa tìm hiểu tới nơi tới chốn)
4 (sau khi hỏi HS để làm rõ thì có thể tăng điểm)
Suy ngẫm về những điểm làm tốt & chưa tốt (10 điểm) Có suy ngẫm, nhưng suy ngẫm chưa đạt yêu cầu, và quá chung chung. Ngoài ra, HS cũng chưa nói được mình sẽ cải thiện trong tương lai như thế nào, và cũng chưa rõ những gì HS nói đã phản ánh đủ & đúng những điểm mạnh & điểm yếu của HS hay chưa

GV nên:

  • Hỏi rõ HS xem "những thông tin sai" là những thông tin nào, và HS đã làm gì
  • Với những điểm mạnh & điểm yếu khác của HS mà GV quan sát được, có thể hỏi HS xem HS có nhận thức được không
5 (sau khi hỏi HS để làm rõ thì có thể tăng điểm)
Suy ngẫm về mối liên kết (10 điểm) HS mới chỉ nói chung chung là Truy vấn Cá nhân liên quan như thế nào tới việc PHHS cho con sử dụng điện thoại sớm, và đây là thứ hoàn toàn có thể nói được mà không cần đi tìm thông tin trả lời câu hỏi. Nếu HS có thể sử dụng kết quả nghiên cứu để liên hệ thực tế (VD: Ở trường em, nếu như có thêm hoạt động vui chơi ngoài trời X, HS sẽ dành ít thời gian nghỉ giữa giờ để nghịch điện thoại hơn) thì HS sẽ được điểm cao hơn.

GV có thể cân nhắc đặt câu hỏi cho HS để làm rõ hơn về ý tưởng này

5 (sau khi hỏi HS làm rõ thì có thể tăng điểm)
Suy ngẫm về ý tưởng mới (10 điểm) Hoàn toàn chưa đề cập, cần đặt câu hỏi cho HS N/A
Trả lời câu hỏi của khán giả (10 điểm) Phải nghe HS trình bày và chấm trực tiếp nên sẽ không chấm mẫu được N/A

Dự án Hành động

Ngay slide đầu tiên, HS đã nói là "vấn đề về giáo dục". Vì Chủ đề trọng tâm của K8 là "Bất bình đẳng xã hội", cần chú ý xem HS đang liên kết "giáo dục" và "bất bình đẳng" như thế nào, và vấn đề cụ thể mà HS muốn tìm hiểu là gì. Nếu chỉ dừng lại ở "giáo dục" thì không những không đủ cụ thể, mà còn không liên quan tới Chủ đề trọng tâm.

Sau khi đọc một số slides tiếp theo, thì có thể đoán ra vấn đề mà HS quan tâm là "Lào Cai không nhận được đầu tư/sự quan tâm của nhà nước, và do đó trẻ em ở đây không được đi học đầy đủ như trẻ em ở những vùng khác". Tuy nhiên, GV vẫn cần hỏi lại để xác nhận xem đó có phải vấn đề HS quan tâm không.


Chưa kể, ở khối lớp này yêu cầu HS phải xác định một số vấn đề mà mình quan tâm, và giải thích vấn đề nào mình đã chọn để bắt đầu Truy vấn Cá nhân. Nếu HS chỉ quan tâm tới 1 vấn đề, HS vẫn phải giải thích vì sao mình quan tâm tới vấn đề này. Lý do mà HS đang đưa ra cũng khá chung chung, không thể hiện được mong muốn/nguyện vọng cá nhân của em.


Câu hỏi của HS lại chỉ đơn thuần là "Trẻ em nhỏ đang gặp vướng ngại gì", và như vậy không thật sự liên quan tới Chủ đề trọng tâm. Nếu đây là K6 (học về chủ đề Giảm nghèo) thì câu hỏi này sẽ hợp lý, nhưng ở K8 (chủ đề Bất bình đẳng) thì câu hỏi này lại không thể hiện được HS đang tò mò về khía cạnh nào của sự bất bình đẳng. Do đó, GV nên đặt câu hỏi cho HS để xem khía cạnh cụ thể về bất bình đẳng mà HS quan tâm là gì.

5 (sau khi hỏi HS để làm rõ thì có thể tăng điểm)
Đối tượng mà HS quan tâm là trẻ em ở Lào Cai. Đối tượng/cộng đồng này có thể chấp nhận được, không cần thiết phải cụ thể hơn nữa (VD: trẻ em ở khu vực nào tại Lào Cai, trong độ tuổi nào, trẻ em nam hay nữ, v.v.) nếu như HS không có đủ khả năng giải thích rõ hơn.

Tuy nhiên, HS chưa nêu lý do vì sao chọn đối tượng/cộng đồng này. GV cần đặt câu hỏi cho HS vì sao lại là trẻ em Lào Cai, mà không phải trẻ em ở một vùng nào đó khác.

8 (sau khi hỏi HS để làm rõ thì có thể tăng điểm)
Trong slides HS có nhắc tới 1 số nguồn thông tin mà mình đã tìm kiếm (các đường link khác nhau), do đó có thể đoán rằng HS đã tìm kiếm thông tin trên mạng. Tuy nhiên, GV vẫn cần hỏi lại vì sao HS chọn cách này mà không phải những cách khác (quan sát vấn đề, hỏi ý kiến người khác, v.v.) 7 (sau khi hỏi HS để làm rõ thì có thể tăng điểm)
  • HS có vẻ đã sử dụng nhiều hơn 1 nguồn thông tin
  • Những nguồn thông tin mà HS liệt kê hầu hết đều uy tín, đáng tin cậy
9
Phải nghe HS trình bày và chấm trực tiếp nên sẽ không chấm mẫu được. Nếu HS chỉ đọc hoàn toàn slides mà không được ra được bình luận/nhận xét gì của bản thân, GV nên trừ điểm phần này N/A
Câu hỏi của HS là "Liệu các em nhỏ ở vùng núi tỉnh Lào Cai đang gặp vướng ngại gì trong cuộc sống cũng như học tập?". Để trả lời câu hỏi này (vốn không phải một câu hỏi quá liên quan tới Chủ đề trọng tâm), kỳ vọng là HS sẽ trả lời được:
  • Những khó khăn/rào cản trong cuộc sống nói chung của trẻ em Lào Cai
  • Những khó khăn/rào cản trong việc giáo dục của trẻ em Lào Cai


Câu trả lời của HS có vẻ tập trung chủ yếu vào ý 2 (và cũng khá chung chung), chưa thật sự đề cập tới các khóa khăn trong cuộc sống hàng ngày của trẻ em Lào Cai. Có thể HS đang giả định rằng mọi người đều biết cuộc sống của trẻ em trên miền núi thì như thế nào, tuy nhiên chưa chắc ai cũng biết điều đó. GV nên hỏi HS xem HS có trả lời được đầy đủ câu hỏi của mình không

6 (sau khi hỏi HS để làm rõ thì có thể tăng điểm)
  • HS có suy ngẫm về những điểm làm tốt & chưa tốt
  • HS chưa nói mình sẽ cải thiện việc nghiên cứu trong tương lai như thế nào (GV nên hỏi thêm HS)
  • Chưa rõ những gì HS nói đã phản ánh đủ & đúng những điểm mạnh & điểm yếu của HS hay chưa. GV nên dựa trên hiểu biết & quan sát của mình về những điểm mạnh & điểm yếu khác của HS, và hỏi HS xem HS có nhận thức được những điểm mạnh & điểm yếu này không
6 (sau khi hỏi HS để làm rõ thì có thể tăng điểm)
Suy ngẫm của HS (ở slide 14) chưa đủ tốt, rõ ràng
  • Không rõ HS hiểu được giá trị và tầm quan trọng của giáo dục như thế nào nếu tìm hiểu về trẻ em ở Lào Cai. GV có thể đặt câu hỏi cho HS
  • HS chưa làm gì thực tế, nên không thể nói là "giúp các bạn nhỏ được tiếp cận với nhiều mô hình học tập mới, phổ biến". Nếu HS nói là "nếu trong HK2 con sẽ làm thế này thế kia, và những gì con làm có thể giúp các bạn nhỏ..." thì như vậy có thể đạt yêu cầu
  • Phát triển được tài năng toàn diện là như thế nào? Cần hỏi rõ HS
  • Có thêm kiến thức là kiến thức gì? Cần hỏi rõ HS
5 (sau khi hỏi HS làm rõ thì có thể tăng điểm)
  • HS có ý tưởng là "quyên góp sách vở", vậy vấn đề ở đây có phải là HS Lào Cai thiếu sách vở không? Ở trong các slides phía trên HS chưa đề cập, nên GV có thể cần hỏi rõ lại HS.
  • HS có ý tưởng là PV, khảo sát Vinsers, vậy vấn đề ở đây là gì? Là Vinsers thiếu nhận thức về vấn đề thiếu tiếp cận giáo dục ở Lào Cai, hay là vì HS (người đang trình bày) không nghĩ ra được giải pháp gì hay, và muốn tham khảo ý kiến các bạn khác? GV nên hỏi rõ lại HS.
6
Phải nghe HS trình bày và chấm trực tiếp nên sẽ không chấm mẫu được N/A